Tâm lý - Thần kinh
Tự kỉ là một biểu hiện của sự rối loạn tâm thần. Theo số liệu từ khoa phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết năm 2007 có tới 268% số trẻ em mắc bệnh tự kỉ và số liệu này vẫn không ngừng tăng lên, nhưng việc nhận biết triệu chứng bệnh tự kỉ ở trẻ để phát hiện sớm và chăm sóc trẻ còn chưa được quan tâm nhiều, các bà mẹ còn thiếu nhiều kiến thức về bệnh tự kỉ. Vì thế, các bà mẹ nên đọc và tìm hiểu về triệu chứng bệnh tự kỉ ở trẻ và cách điều trị.
Mặc dù những nguyên nhân chính xác của tự kỷ chúng ta vẫn chưa biết, tuy nhiên hiểu biết của chúng ta về những cơ chế có thể gây ra rối loạn này ngày càng rõ ràng hơn. Những tiến bộ này là bằng chứng giúp chúng ta xem xét lại quy kết trước đây người ta cho rằng tự kỷ là do cha mẹ lạnh lùng, không yêu thương.
Nói lắp là bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 - 5 tuổi với các biểu hiện ấp úng, không rõ lời, lặp lại là, trẻ bối rối căng thẳng. Nếu không được chữa trị sớm trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học và giao tiếp sau này. Vì vậy, bài viết này đề cập đến những thông tin về biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục và chưa trị bệnh nói lắp ở trẻ để các ông bố, bà mẹ có thể tham khảo.
Nhiều người đã trải qua những nỗi sợ hãi rất đặc biệt, đó là nỗi sợ phi lý, vô cùng mãnh liệt và dữ dội về những vật hay tình huống nhất định. Sợ chó, sợ những nơi hẹp kín, sợ bay, sợ độ cao, thang cuốn, đường hầm, đường cao tốc, nước, và máu là một trong số những nỗi sợ phổ biến nhất. Ám sợ không chỉ là nỗi sợ hãi cực đoan, mà nó còn có phần phi lý. Bạn có thể trượt tuyết trên những ngọn núi cao nhất thế giới nhưng lại sợ hãi khi lên đến tầng 10 của một toàn nhà. Những người trưởng thành bị ám sợ chuyên biệt ý thức được rằng nỗi sợ đó rất vô lý, nhưng khi đối mặt hoặc thậm chí là chỉ cần nghĩ về việc phải đối mặt với nó, thì họ lại cảm thấy hoảng loạn, lo lắng và căng thẳng dữ dội.
Rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) dùng để mô tả những trẻ có biểu hiện thường xuyên các triệu chứng kém chú ý, tăng hoạt động, xung động không phù hợp theo tuổi, những triệu chứng này đủ để gây ra suy kém các hoạt động chủ yếu trong đời sống hằng ngày (APA,2000)
Tâm thần phân liệt là một dạng hành vi bất thường hạng nặng mà chúng ta thường hay biết và gọi bằng cái tên thông dụng hơn, “bệnh điên”. Người mắc tâm thần phân liệt có thể có nhiều triệu chứng loạn tinh thần dưới các dạng khác nhau và bị mất nhận thức với hiện tại. Họ có thể nghe thấy giọng nói vô hình nào đó mà vốn dĩ nó không có thật, nói năng khó hiểu, hoặc chẳng có logic tí nào.
Ngoài những nguyên nhân như nam giới thường chọn cách tự tử bạo lực hơn như dùng súng, treo cổ và nam giới thường bốc đồng (impulsive) hơn nữ giới, thì những định kiến xã hội về nam giới cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ tự tử ở nam giới tăng mạnh trong những năm gần đây. Nam giới đang phải vật lộn trong tuyệt vọng để thể hiện cảm xúc của mình và sự khó khăn này ảnh hưởng mạnh đến chất lượng cuộc sống của họ.
Rối loạn cách ứng xử mô tả các hành vi chống đối xã hội của trẻ em và trẻ vị thành niên. Mọi trẻ đều có thể thỉnh thoảng phá luật, còn trẻ có rối loạn ứng xử lặp đi lặp lại những hành vi bất thường như trộm cắp, nói dối, phá hại tài sản và tấn công người khác.
Nhiều người chúng ta trải qua một thời gian dài đau buồn và sầu khổ khi người thân của mình qua đời. Sự đau khổ của bạn thực chất là một phản ứng bình thường trước một mất mát lớn như thế. Nỗi đau đó có thể bao gồm nhiều phản ứng về mặt tinh thần, thể chất, xã hội hoặc cảm xúc khác nhau. Những phản ứng cảm xúc và tinh thần thường bao gồm giận dữ, mặc cảm tội lỗi, lo âu, buồn bã và trầm cảm. Những phản ứng thể chất gồm rối loạn giấc ngủ, khó ăn, những triệu chứng bất thường trên cơ thể và bệnh tật.
Thuật ngữ ám ảnh khoảng trống là để mô tả một cụm những ám ảnh sợ liên hệ qua lại và thường gối lên nhau bao gồm các nỗi sợ hãi khi đi ra khỏi nhà như: sợ đi vào của hàng, sợ đám đông, sợ những nơi công cộng, sợ đi một mình trong tàu hỏa, xe ô tô hoặc máy bay. Tùy mức độ trầm trọng của lo âu mà phạm vi của tác phong tránh né các tình huống gây hoảng sợ có khác nhau.
Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ là khi trẻ có khó khăn trong việc truyền tải hoặc diễn đạt thông tin bằng các kỹ năng nói, viết, dùng ký hiệu hoặc cử chỉ. Đối với các bé ở độ tuổi mầm non, sự suy yếu của chức năng diễn đạt chưa được diễn tả rõ ràng bằng kỹ năng viết vì các bé chưa chính thức học viết.
Hầu hết những stress đến từ nhà trường đều phát sinh từ ba lĩnh vực: những vấn đề về học tập, áp lực từ bạn bè, và mâu thuẫn với thầy, cô giáo.
Khi đã bị bệnh thần kinh, trở nên bị ám ảnh với ý nghĩ rằng có một căn bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng mà không được chẩn đoán. Điều này gây ra sự lo lắng đáng kể vào trong nhiều tháng hoặc lâu hơn, ngay cả khi không có bằng chứng y khoa rõ ràng rằng có một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bệnh thần kinh cũng được gọi là hypochondriasis.
Rối loạn gắn bó (Attchament disorder) là kết quả tâm lý của những trải nghiệm tiêu cực với người chăm sóc, thông thường xuất hiện từ tuổi ấu thơ. Nhận biết được dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn này là rất cần thiết cho những người mẹ hoặc người chăm sóc chính của trẻ nhằm có sự điều chỉnh sớm và nhanh chóng trong quá trình chăm sóc trẻ.
Rối loạn nhai lại (Rumination disorder) là một hiện tượng rối loạn ăn uống thường gặp phải ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Khi trẻ bị rối loạn nhai lại, một phần thức ăn đã tiêu hóa sẽ nôn lên và được nhai lại. Trong hầu hết các trường hợp, các bé sẽ nuốt phần thức ăn này, nhưng một số bé sẽ nhổ nó ra.
Rối loạn vận động rập khuôn (một dạng rối loạn hành vi) ở trẻ được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Mục tiêu của các trị liệu là điều trị cho những tổn thương do hành vi của rối loạn gây ra và để đảm bảo sự an toàn của trẻ, cũng như để cải thiện khả năng hoạt động bình thường của trẻ đó.
Cảm nhận của mỗi con người về việc mình là nam hay là nữ chính là định dạng giới tính. Định dạng giới tính gần như phản ánh cơ quan sinh lý của một đứa trẻ: Trẻ sơ sinh có bộ phận sinh dục nam học được nó là con trai, còn những trẻ có bộ phận sinh dục nữ học được nó là con gái. Định dạng giới tính khác hẳn với vai trò giới tính – vốn là những tính cách, hành vi và kỹ năng được xác định là phù hợp với nam giới hoặc nữ giới tùy theo văn hóa mỗi nước.
Với stress ở tuổi thanh thiếu niên, có thể nói “stress” đồng nghĩa với “tuổi thanh thiếu niên”. Tuổi trẻ này rất dễ bị stress với nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu là do chính bản chất của lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên xét về các yếu tố gây stress, có thể khái quát những nguyên nhân như sau: những áp lực từ bên ngoài, áp lực từ bên trong, đồng thời trẻ cũng bị những tác động hàng ngày giống như người lớn.
Rối loạn chuyển dạng (rối loạn dạng cơ thể) xuất hiện khi bạn có biểu hiện căng thẳng hoặc áp lực tinh thần lên cơ thể của mình. Nói cách khác, rối loạn chuyển dạng là tình trạng sức khỏe của bạn bình thường nhưng cơ thể lại có những bất thường do các tác nhân như khủng hoảng tình cảm hoặc sang chấn tâm lý như hoảng sợ tột độ hoặc căng thẳng quá mức.