Ám ảnh sợ khoảng trống

Thuật ngữ ám ảnh khoảng trống là để mô tả một cụm những ám ảnh sợ liên hệ qua lại và thường gối lên nhau bao gồm các nỗi sợ hãi khi đi ra khỏi nhà như: sợ đi vào của hàng, sợ đám đông, sợ những nơi công cộng, sợ đi một mình trong tàu hỏa, xe ô tô hoặc máy bay. Tùy mức độ trầm trọng của lo âu mà phạm vi của tác phong tránh né các tình huống gây hoảng sợ có khác nhau.

Ám ảnh sợ khoảng trống là gì?

Thuật ngữ ám ảnh khoảng trống là để mô tả một cụm những ám ảnh sợ liên hệ qua lại và thường gối lên nhau bao gồm các nỗi sợ hãi khi đi ra khỏi nhà như: sợ đi vào cửa hàng, sợ đám đông, sợ những nơi công cộng, sợ đi một mình trong tàu hỏa, xe ô tô hoặc máy bay. Tùy mức độ trầm trọng của lo âu mà phạm vi của tác phong tránh né các tình huống gây hoảng sợ có khác nhau. Nhiều bệnh nhân hoảng sợ bởi ý nghĩ bị xua đi và bị bỏ rơi tại nơi công cộng. Bệnh nhân rất khó khăn hoặc không thể tìm được một lối thoát là nét chủ yếu của nhiều hoàn cảnh hoảng sợ khoảng trống. Khi bệnh tiến triển lâu ngày không được điều trị thì có thể kết hợp thêm rối loạn trầm cảm nhưng không chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng. Người bệnh thường ít ra ngoài, ngại tiếp xúc với mọi người, vẻ mặt lo lắng, hiệu suất công việc giảm...

Nếu phát hiện bản thân có các dấu hiệu nêu trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý hoặc Tâm thần học trên Hệ thống khám từ xa Wellcare để nhận được chẩn đoán chính xác cũng như sự can thiệp phù hợp nhất do tình trạng và triệu chứng khác nhau với từng người. 

ÁM ẢNH SỢ KHOẢNG TRỐNG
(Ảnh minh họa)

Chẩn đoán ám ảnh sợ khoảng trống

- Người bệnh lo âu liên quan đến việc phải ở trong một tình huống hoặc chỗ khó mà có đường thoát hoặc người giúp đỡ không thể vào được. Sợ khoảng trống thường được áp dụng cho các nhóm tình huống mà bệnh nhân ở một mình bên ngoài nhà của mình như đi xe buýt, trên tầu, trên cầu, trong ô tô, nơi đông người, phải xếp hàng...
- Các tình huống tạo ra một khủng hoảng rõ ràng, có thể gây ra cơn hoảng sợ kịch phát hoặc các triệu chứng gần giống cơn hoảng sợ kịch phát, cần có người giúp đỡ bên cạnh.
- Người bệnh lo âu hoặc tình huống xa lánh nơi gây ra cơn hoảng sợ, gây cơn lo hãi không phải do một bệnh tâm thần khác, hoặc do tác động của một chất kích thích như thuốc lắc, amphetamin, heroin...

- 21-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • Những trẻ bị khiếm khuyết ở khu vực não hoạt động trí tuệ sẽ có chỉ số IQ thấp hơn nhiều so với bình thường. Trẻ có xu hướng học tập rất chậm, khả năng đưa ra quyết định kém và giải quyết vấn đề không hiệu quả. Chỉ số IQ trung bình của một người là 100. Một đứa trẻ được cho là khiếm khuyết vùng não hoạt động trí tuệ là khi chúng có chỉ số IQ đo được trong khoảng 70 – 75.

  • Chữa lành vết thương tâm lý cũng quan trọng như vết thương trên thân thể vậy. Đừng coi thường bất kỳ vết thương nào, vết thương tâm lý cũng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng.

  • Khoa học thần kinh là một môn học còn nhiều giới hạn. Hiện tại chưa ai có thể biết hết các cơ chế phản ứng của các chất hóa học trong não bộ (điển hình là các chất dẫn truyền thần kinh). Điều này chỉ rõ việc sử dụng thuốc để thay đổi các chất hóa học trong não bộ để chữa các bệnh tâm thần, tâm lý dựa trên sự hiểu biết không hoàn chỉnh về não bộ và hành vi.

  • Nói lắp là bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 - 5 tuổi với các biểu hiện ấp úng, không rõ lời, lặp lại là, trẻ bối rối căng thẳng. Nếu không được chữa trị sớm trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học và giao tiếp sau này. Vì vậy, bài viết này đề cập đến những thông tin về biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục và chưa trị bệnh nói lắp ở trẻ để các ông bố, bà mẹ có thể tham khảo. 

  • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt thể hiện bằng nhân cách kỳ dị, ý nghĩ kỳ lạ, tư duy khác thường, ý nghĩ liên hệ, ảo tưởng và giải thể nhân cách.

  • Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders) là một loại bệnh lý tâm thần khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sự thay đổi tâm trạng, cảm xúc, hành vi cũng như năng lực cá nhân một cách rõ rệt. Lúc thì phấn chấn, vui vẻ, hào hứng (hưng cảm) nhưng có khi trầm uất, buồn chán, thờ ơ (trầm cảm)... Đối với bệnh nhân, việc điều khiển hoạt động sống là điều không hề dễ dàng. Hầu hết mỗi ngày đều là một cuộc chiến.