Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ là khi trẻ có khó khăn trong việc truyền tải hoặc diễn đạt thông tin bằng các kỹ năng nói, viết, dùng ký hiệu hoặc cử chỉ. Đối với các bé ở độ tuổi mầm non, sự suy yếu của chức năng diễn đạt chưa được diễn tả rõ ràng bằng kỹ năng viết vì các bé chưa chính thức học viết.

Sự phát triển của trẻ về ngôn ngữ sẽ khác nhau, một số bé có khả năng diễn đạt rất tốt nhưng một số bé lại mắc phải tình trạng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt. 

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ là gì?

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ là khi trẻ có khó khăn trong việc truyền tải hoặc diễn đạt thông tin bằng các kỹ năng nói, viết, dùng ký hiệu hoặc cử chỉ. Đối với các bé ở độ tuổi mầm non, sự suy yếu của chức năng diễn đạt chưa được diễn tả rõ ràng bằng kỹ năng viết vì các bé chưa chính thức học viết.

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ
Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Một số bé tương đối chậm nói trong ba năm đầu đời nhưng sau đó vẫn bắt kịp với các bạn đồng trang lứa. Những bé này thường được gọi là “trẻ chậm nói”. Đối với những bé tiếp tục gặp khó khăn với việc biểu hiện những gì mình muốn bằng lời nói có thể được chẩn đoán là rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ hay một loại suy yếu khả năng về ngôn ngữ khác.

Triệu chứng của rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ

Một trẻ bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt có thể có một hoặc vài triệu chứng khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ điều mà bé suy nghĩ hay cần nêu ra như liệt kê ở dưới. Triệu chứng có thể từ nhẹ tới nặng, các bé có thể:

  • Gặp khó khăn trong việc sắp xếp các từ thành câu hoặc câu của bé rất ngắn và đơn giản và từ ngữ bị sắp xếp lộn xộn.
  • Bé khó tìm được từ để diễn tả khi nói và thường dùng các từ như “à” “ừm”.
  • Vốn từ vụng của bé ít hơn các bé cùng tuổi.
  • Khi nói bé hay lược bớt từ.
  • Bé hay dùng một số cụm từ lặp đi lặp lại hoặc lặp lại câu hỏi mà bé được hỏi.
  • Bé dùng các từ ngữ diễn tả thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai) sai.

Vì gặp vấn đề về diễn đạt ngôn ngữ, bé có thể gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội. Dần dần các rối loạn về khả năng diễn đạt có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn về hành vi cho bé.
Các bé bị rối loạn ngôn ngữ có thể gặp khó khăn trong giao tiếp.

Related image
Triệu chứng của rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ

Đối với hầu hết các trường hợp, người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ. Nó có thể đơn độc hay có liên quan đến những khiếm khuyết khác như hội chứng Down, tự kỷ hoặc mất thính lực.
Nhiều trẻ em bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt sẽ bị rối loạn khả năng tiếp thu ngôn ngữ kèm theo, có nghĩa là bé sẽ gặp khó khăn trong việc biểu đạt cũng như hiểu được ngôn ngữ khi nghe người khác nói chuyện. Nói đơn giản là khó nói cho người khác hiểu, khó hiểu khi người khác nói.
Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Nghiên cứu cho thấy, một số trường hợp rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ có mang tính di truyền. Tuy nhiên, một số bé phát triển bình thường nhưng sau một thời gian thì bé mắc phải tình trạng rối loạn ngôn ngữ, đây có thể là kết quả của một chấn thương hoặc một loại bệnh lý khác ở trẻ.
Nếu bé có những triệu chứng như trên và mẹ nghi ngờ bé bị rối loạn ngôn ngữ, hãy đưa bé đến gặp các chuyên gia ngôn ngữ hoặc Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc Tâm lý trên hệ thống khám từ xa Wellcare để nhận được lời khuyên, cũng như có biện pháp khắc phục kịp thời.

Theo Mẹ không hoàn hảo

- 24-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần từ xa - nghĩa là cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần thông qua Gọi thoại hoặc video, và tin nhắn, từ bất cứ vị trí địa lý nào trên địa cầu - đang góp phần thay đổi cuộc sống của những ai trước giờ chưa từng có cơ hội tiếp nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần, vì nhiều lý do.
  • Tự kỉ là một biểu hiện của sự rối loạn tâm thần. Theo số liệu từ khoa phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết năm 2007 có tới 268% số trẻ em mắc bệnh tự kỉ và số liệu này vẫn không ngừng tăng lên, nhưng việc nhận biết triệu chứng bệnh tự kỉ ở trẻ để phát hiện sớm và chăm sóc trẻ còn chưa được quan tâm nhiều, các bà mẹ còn thiếu nhiều kiến thức về bệnh tự kỉ. Vì thế, các bà mẹ nên đọc và tìm hiểu về triệu chứng bệnh tự kỉ ở trẻ và cách điều trị.


  • Lứa tuổi thanh thiếu niên dễ bị stress vì trẻ đang sống trong một thế giới mờ mờ ảo ảo của những cảm xúc lẫn lộn, đầy ảo tưởng. Người lớn muốn thanh thiếu niên không còn là trẻ thơ nữa mà nên sống và hành động có trách nhiệm. Nhưng những tiêu chuẩn về cách cư xử mà người lớn đặt ra cho giới trẻ lại có nhiều giới hạn khiến trẻ trở nên rất bối rối, đặc biệt là trong lĩnh vực tình dục.

  • Rối loạn giao tiếp xã hội được biểu hiện thông qua những trở ngại trong việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ xã hội (còn được gọi là giao tiếp thực dụng). Một đứa trẻ hay thiếu niên bị rối loạn này sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy tắc giao tiếp xã hội thông thường (bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể), tuân theo các quy tắc chung khi kể chuyện hoặc đối thoại (người này nói xong đến lượt người kia nói), đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc thay đổi ngôn ngữ để phù hợp với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của người nghe.

  • Thị dâm là một hội chứng lệch lạc tình dục, bao gồm khẩu dâm (thích đề cập, thích nói chuyện tình dục cho người khác nghe), thính dâm (thích nghe, rình mò, lén nghe người khác tán tỉnh nhau), ngoài ra còn có nhiều loại khác như ý dâm, ác dâm, khổ dâm... Người mắc chứng thị dâm là người chỉ cảm thấy thỏa mãn tình dục hoặc chỉ đạt được cực khoái khi nhìn thấy đối tượng đang khỏa thân, đang âu yếm hay làm tình... Những người này thích nhìn trộm và chỉ có thể đạt được kích thích tình dục qua hành vi nhìn trộm.