Tầm soát sức khỏe tinh thần
Tầm soát sức khỏe tinh thần cho doanh nghiệp. Giúp nhân viên phát hiện sớm các vấn đề tâm lý, cải thiện năng suất làm việc và giảm thiểu rủi ro. Liên hệ Wellcare để biết thêm thông tin chi tiết.
Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự gia tăng đáng kể các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu và rối loạn sử dụng chất gây nghiện ở người lao động. Theo một cuộc khảo sát về Sức khỏe của Nhóm Doanh nghiệp năm 2023. Con số này đã tăng từ 44% trong năm 2022, tăng lên đến 77% vào năm 2023. Dự đoán sẽ tiếp tục tăng thêm 16% (1).
Nghiên cứu cho thấy, thời gian trung bình từ khi các triệu chứng tâm lý bẩn ổn xuất hiện lần đầu cho đến khi được can thiệp là khoảng 11 năm (2). Chương trình Tầm soát sức khỏe tinh thần cho phép doanh nghiệp hỗ trợ nhân viên phát hiện và can thiệp sớm, từ đó dẫn đến kết quả tốt hơn.
Tầm soát sức khỏe tinh thần cho nhân viên
Công tác sàng lọc để đánh giá các vấn đề về cảm xúc và tâm lý sẽ giúp các cá nhân có thể được điều trị sức khỏe tâm thần ngay lập tức trước khi tình trạng của họ trở nên trầm trọng hơn, gián tiếp hỗ trợ mục tiêu tăng năng suất. Chương trình sàng lọc có thể được tích hợp vào chính sách nhân sự của công ty.
Tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần
Người ta ước tính có khoảng 1/3 số người mắc bệnh tâm thần có việc làm. Phần lớn những người mắc bệnh tâm thần, đặc biệt là những người trưởng thành làm việc toàn thời gian chưa bao giờ tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần về các triệu chứng của họ. Khi không được điều trị, bệnh tâm thần có thể gây tốn kém cho cả cá nhân và lực lượng lao động. Vì vậy, việc sàng lọc là bắt buộc đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là người đang đi làm.
Lợi ích của Tầm soát sức khỏe tâm thần cho nhân viên
- Cơ hội để hiểu: Đây là cơ hội cho nhân sự thảo luận với nhân viên về tình hình sức khỏe và hoàn cảnh công việc của họ; thu thập và cập nhật thông tin. Nhân sự có thể xác định được bất kỳ vấn đề nào gây cản trở công việc, chẳng hạn như các vấn đề y tế, sức khỏe thể chất, nhận thức, xã hội, tài chính, tâm lý và cảm xúc… có thể cần được giải quyết.
- Phát hiện sớm: Việc sàng lọc là một cách hiệu quả để tiếp cận những nhân viên cần được giúp đỡ nhiều nhất. Các chương trình hỗ trợ sức khỏe tâm thần toàn diện và trên diện rộng có thể làm giảm sự kỳ thị, nâng cao năng suất, tăng động lực và chánh niệm, nâng cao nhận thức, hướng dẫn các cấp quản lý cách nhận biết các triệu chứng và giúp tổ chức hỗ trợ nhân viên một cách hiệu quả. Từ tinh thần của nhân viên có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Khi sức khỏe tinh thần của nhân viên được quan tâm một cách thích đáng, toàn bộ tổ chức sẽ được hưởng lợi.
- Điều trị sớm: Tầm soát sức khỏe tinh thần giúp nhận biết các vấn đề tâm lý từ sớm, từ đó có thể can thiệp và hỗ trợ trị liệu kịp thời trước khi nó trở nên nghiêm trọng hơn.
- Giảm bớt sự ngại ngùng tìm kiếm sự hỗ trợ: Việc tầm soát sức khỏe tinh thần có thể được tích hợp vào chương trình đào tạo nhân viên mới và chương trình chăm sóc sức khỏe định kỳ hàng năm. Một khi đã quen thuộc với các chuyên gia tâm lý, họ sẽ dễ dàng chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
Lợi ích của Tầm soát sức khỏe tâm thần với nhà quản trị
- Giảm thời gian nghỉ ốm, nghỉ phép: Phát hiện và hỗ trợ giải quyết các vấn đề tiềm ẩn sẽ sớm giúp giảm tác động tiêu cực của việc nghỉ phép dài ngày, đồng thời phần nào giảm bớt áp lực lên các đồng nghiệp khác.
- Gửi một thông điệp tích cực: về việc người lao động chủ động quản lý các nhu cầu chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
- Cải thiện năng suất: Dựa trên kết quả đánh giá, nhà quản lý có thể phát triển các chiến lược có mục tiêu, chẳng hạn như cung cấp thêm nguồn lực, điều chỉnh khối lượng công việc hoặc thời hạn, sắp xếp công việc linh hoạt, điều chỉnh giờ làm việc hoặc cung cấp chỗ ở tại nơi làm việc để giúp nhân viên đạt được năng suất tối đa. Nhà quản lý cũng có thêm dữ kiện để phân công lại nhiệm vụ hoặc vai trò công việc nào phù hợp với khả năng và sức khỏe của nhân viên.
Các bước tầm soát sức khỏe tâm thần
Bước 1: Gửi nhân viên bài kiểm tra sàng lọc
Trước tiên, nhân sự sẽ gửi cho nhân viên một bảng khảo sát tâm lý để tự điền. Bảng khảo sát này thường bao gồm một số câu hỏi đánh giá về tình trạng tâm lý và cảm xúc của nhân viên.
Có nhiều bảng câu hỏi đã được tiêu chuẩn hóa, chẳng hạn như DASS-21, PHQ-9, GAD-7, PCL-5, WHO-5… sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp nhất với đặc thù của doanh nghiệp. Bất kỳ vấn đề y tế nào khác đang diễn ra, chẳng hạn như các vấn đề về thể chất hoặc PTSD, ADHD, Tự kỷ, Chứng khó đọc và các nhu cầu về giác quan cũng có thể được tiến hành, nếu được yêu cầu.
Bước 2: Tham vấn với tâm lý gia
Những nhân viên đã hoàn thành bảng khảo sát có thể được sắp xếp một buổi tư vấn 1:1 với một chuyên gia tâm lý, kéo dài 15-20 phút. Kỹ năng quan sát và kinh nghiệm lâm sàng của chuyên gia sẽ nhằm để:
- Đánh giá tình hình sức khỏe hiện tại của nhân viên
- Xem xét quan điểm cá nhân của nhân viên về sức khỏe và khả năng của họ.
- Đánh giá tình trạng tâm lý của nhân viên.
- Cung cấp hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc về tình trạng tâm lý.
- Đề xuất các phương pháp tự chăm sóc tâm lý và quản lý căng thẳng.
- Xác định liệu có cần thêm trị liệu tâm lý chuyên sâu hay không và nếu có, sẽ hướng dẫn nhân viên bước tiếp theo.
Sau khi đánh giá, một báo cáo chi tiết về kết quả và đề xuất hành động trong tương lai sẽ được gửi qua email.
Bước 3: Báo cáo
Báo cáo sẽ là cái nhìn toàn diện về khả năng hiện tại của người lao động trong việc thực hiện vai trò của mình. Chi tiết những vấn đề của các cá nhân sẽ được trình bày ẩn danh và một cách tế nhị để nhà quản lý có hướng giải quyết.
Để đảm bảo sự riêng tư và tin cậy cho nhân viên, bất kỳ thông tin cụ thể nào mang tính cá nhân sẽ không được tiết lộ. Chúng tôi sẽ soạn thảo các báo cáo tổng quát, không tiết lộ tên riêng của nhân viên, nhưng thể hiện xu hướng và số liệu so sánh giữa các nhóm hoặc giữa các năm. Những báo cáo này sẽ giúp công ty hiểu rõ hơn về tình trạng tâm lý của nhân viên và điều chỉnh các chính sách và biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Việc đánh giá và báo cáo sẽ tập trung vào việc trả lời các câu hỏi cụ thể, ví dụ như:
- Bản chất chính xác của (các) tình trạng mà nhân viên đang gặp phải là gì?
- Họ đã trải qua tình trạng này bao lâu rồi và khả năng sẽ kéo dài trong bao lâu?
- Các nguyên nhân là gì?
- Nhân viên hiện đang nhận thực hiện phương pháp điều trị nào (nếu có) bao gồm cả thuốc?
- Hiệu quả của thuốc?
- Tình trạng này có ảnh hưởng lâu dài đáng kể nào (nếu có) đến khả năng thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày không và đó là những hoạt động nào?
- Tình trạng có thể trở nên trầm trọng hơn do các vấn đề tại nơi làm việc không?
- Nhân viên có phù hợp với vai trò hiện tại không?
- Những khía cạnh không phù hợp (nếu có)?
- Có bất kỳ vai trò thay thế nào hoặc bất kỳ thay đổi nào có thể được thực hiện để giúp nhân viên tiếp tục làm việc không?
Bước 4: Trị liệu chuyên sâu
Những bằng chứng hiện nay cho thấy rằng, trừ khi được kết hợp với các biện pháp can thiệp và điều trị, thì không có dấu hiệu nào cho thấy chỉ riêng khâu sàng lọc sẽ cải thiện được sức khỏe tâm thần của nhân viên. Các biện pháp can thiệp ngăn ngừa và tăng cường sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc nên được ưu tiên. Đánh giá này chỉ đóng vai trò như một lời kêu gọi cho biết khi nào cần hành động (2023) (3).
Sau buổi tư vấn, nếu cần thiết, chuyên gia tâm lý sẽ khuyến nghị cho nhân viên tham gia vào các buổi trị liệu tâm lý chuyên sâu để giải quyết các vấn đề tâm lý phức tạp. Các phương pháp trị liệu có thể bao gồm trị liệu cá nhân, trị liệu nhóm, tư vấn hôn nhân, trị liệu hành vi-cognitive, hoặc các phương pháp thực hành như yoga và mindfulness.
Bắt đầu từ đâu
Tầm soát sức khỏe tinh thần không chỉ giúp phát hiện sớm và điều trị các vấn đề tâm lý, mà còn thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên. Đây là một phần quan trọng của chiến lược phúc lợi nhân sự, giúp tăng cường hiệu suất làm việc và tạo ra một môi trường làm việc tích cực.
Email [email protected] để được tư vấn hoặc nhận báo giá cho dịch vụ tầm soát sức khỏe nhân viên.
Nguồn tham khảo:
- Business Group on Health. 2024 Large Employer Health Care Strategy Survey. August 2023.
- Wang PS, Berglund PA, Olfson M, Kessler RC. Delays in initial treatment contact after first onset of a mental disorder. Health Serv Res. 2004 Apr;39(2):393-415. doi: 10.1111/j.1475-6773.2004.00234.x. PMID: 15032961; PMCID: PMC1361014.
- Strudwick J, Gayed A, Deady M, Haffar S, Mobbs S, Malik A, Akhtar A, Braund T, Bryant RA, Harvey SB. Workplace mental health screening: a systematic review and meta-analysis. Occup Environ Med. 2023 Aug;80(8):469-484. doi: 10.1136/oemed-2022-108608. Epub 2023 Jun 15. PMID: 37321849; PMCID: PMC10423530.