Rối loạn cách ứng xử ở trẻ

Rối loạn cách ứng xử mô tả các hành vi chống đối xã hội của trẻ em và trẻ vị thành niên. Mọi trẻ đều có thể thỉnh thoảng phá luật, còn trẻ có rối loạn ứng xử lặp đi lặp lại những hành vi bất thường như trộm cắp, nói dối, phá hại tài sản và tấn công người khác.

Gần đây các phương tiện truyền thông tại Việt Nam đã đưa thông tin và hình ảnh video clip về bạo lực ở các học sinh cả nam lẫn nữ. Trẻ có rối loạn cách ứng xử có nhiều hành vi khó được chấp nhận như nói dối, đánh nhau, thậm chí dùng bạo lực có thể nguy hiểm cho sinh mạng con người. Rối loạn ứng xử có thể dẫn đến khiếm khuyết học tập và lạm dụng rượu cũng như xì ke. Tại Mỹ, 5% trẻ ở khoảng 5 - 15 tuổi có rối loạn ứng xử.

Rối loạn cách ứng xử là gì?

Rối loạn cách ứng xử mô tả các hành vi chống đối xã hội của trẻ em và trẻ vị thành niên. Mọi trẻ đều có thể thỉnh thoảng phá luật, còn trẻ có rối loạn ứng xử lặp đi lặp lại những hành vi bất thường như trộm cắp, nói dối, phá hại tài sản và tấn công người khác.

(Ảnh minh họa)

Rối loạn ứng xử được thể hiện bằng những triệu chứng gì?

Trẻ có thể hành động bằng nhiều cách chống đối xã hội , không được chấp nhận như:

  • Trẻ phá luật lệ tại nhà và trong trường học. Trẻ có thể trốn học, bỏ nhà đi suốt đêm, tẩu thoát.
  •  Trẻ có thể hành động cách hung hăng, bắt nạt và đánh bạn, đập phá cửa hàng, gây cháy nổ hoặc làm hại thú vật.
  •  Có thể kèm theo những rối loạn tâm lý khác như trầm cảm, lo âu, tăng động,kém tập trung, lạm dụng rượu và xì ke.

Nguyên nhân nào đưa đến rối loạn ứng xử?

  • Cá nhân: do tính khí của trẻ.
  •  Di truyền: thường xảy ra ở trẻ thuộc các gia đình có vấn đề ứng xử khi còn nhỏ.
  •  Thể chất: có vấn đề khó khăn trong việc xử lý thông tin hoặc gợi ý xã hội; tổn thương não.
  •  Môi trường: các vấn đề trong gia đình(cha mẹ bất hòa, giao tiếp với nhau bằng bạo lực), bị áp lực xã hội (như áp lực học tập, bị bạn ruồng bỏ) hoặc sống đơn độc (trường hợp con duy nhất trong gia đình), ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông (phim hoặc trò chơi điện tử có bạo lực).
Rối loạn cách ứng xử ở trẻ, hành vi chống đối
(Ảnh minh họa)

Biến chứng của rối loạn ứng xử 

  • Cuộc sống của trẻ ở nhà, trong trường và ngoài xã hội sẽ bị ảnh hưởng do vi phạm kỷ luật.
  •  Trẻ tấn công nặng sẽ có hậu quả nghiêm trọng về luật pháp.
  •  Rối loạn ứng xử có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Điều trị rối loạn ứng xử

Nếu trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần các hành vi hung hăng, phá hoại thì nên đưa trẻ đến khám tâm lý. Mục đích của việc khám tâm lý là để tìm hiểu những yếu tố góp phần vào các rối loạn hành vi của trẻ.

Trị liệu tâm lý cá nhân 

Giúp trẻ hiểu những lý do khiến trẻ hành động không tốt với điều kiện là trẻ tin tưởng và cởi mở với nhà trị liệu tâm lý.

Trị liệu tâm lý theo nhóm

Đem lại hữu ích cho trẻ vị thành niên dễ dàng tiếp cận với các bạn cùng trang lứa hơn với nhà trị liệu.

Huấn luyện cách xử trí của cha mẹ

Giúp cha mẹ biết cách tương tác với con và để trẻ tránh những hành vi không thể chấp nhận được.

Trị liệu nhận thức - hành vi

Tập trung vào kỹ năng giải quyết vấn đề . Mục tiêu là giúp trẻ nhận thức nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề và cách ứng xử mới với các tình huống.

Can thiệp của trường học

Nếu trẻ có khiếm khuyết học tập thì trẻ cần có chương trình giáo dục đặc biệt.

Điều trị bằng thuốc

Nếu có kèm theo trầm cảm hoặc tăng động/kém tập trung.

>>> Xem thêm:   Danh sách bác sĩ giỏi khám và tư vấn trực tuyến chuyên khoa Tâm lý 

                          Danh sách bác sĩ giỏi khám và tư vấn trực tuyến chuyên khoa Tâm thần học

- 24-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn tâm thần chia sẻ là một loại rối loạn tâm thần cùng xảy ra trên cả hai người, đó là lý do mà nó có tên gọi khác là “folie a deux” (“điên có đôi”). Người thứ nhất (trường hợp nguyên phát) là người trực tiếp trải qua những rối loạn về sức khỏe tinh thần. Còn người thứ 2 (trường hợp thứ phát) là người bị rối loạn tâm thần chia sẻ. Những người này bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng bệnh tâm thần của người thứ nhất, và họ thể hiện những triệu chứng này chỉ khi họ vẫn đang tiếp tục giữ liên lạc với người bệnh.

  • Tâm thần phân liệt là một dạng hành vi bất thường hạng nặng mà chúng ta thường hay biết và gọi bằng cái tên thông dụng hơn, “bệnh điên”. Người mắc tâm thần phân liệt có thể có nhiều triệu chứng loạn tinh thần dưới các dạng khác nhau và bị mất nhận thức với hiện tại. Họ có thể nghe thấy giọng nói vô hình nào đó mà vốn dĩ nó không có thật, nói năng khó hiểu, hoặc chẳng có logic tí nào. 

  • Rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng muốn gây rối (Disruptive Mood Dysregulation Disorder) là một chẩn đoán tương đối mới trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần. Trẻ bị DMDD thường xuyên bộc lộ những cơn cáu giận dữ dội, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ khi ở nhà, ở trường hoặc khi ở cùng với bạn bè.

  • Cơn hoảng loạn (panic attack) là một giai đoạn lo âu căng thẳng dữ dội diễn ra trong thời gian ngắn, gây ra cảm giác sợ hãi mãnh liệt cho cơ thể. Trạng thái đó có thể bao gồm nhịp tim tăng nhanh, hô hấp khó khăn, chóng mặt, cơ thể run lên và bị căng cơ. Các cơn hoảng loạn xảy đến thường xuyên, không đoán trước được và thường không liên quan đến bất kỳ mối đe doạ từ bên ngoài nào. 

  • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt thể hiện bằng nhân cách kỳ dị, ý nghĩ kỳ lạ, tư duy khác thường, ý nghĩ liên hệ, ảo tưởng và giải thể nhân cách.