Rối loạn do mất người thân

Nhiều người chúng ta trải qua một thời gian dài đau buồn và sầu khổ khi người thân của mình qua đời. Sự đau khổ của bạn thực chất là một phản ứng bình thường trước một mất mát lớn như thế. Nỗi đau đó có thể bao gồm nhiều phản ứng về mặt tinh thần, thể chất, xã hội hoặc cảm xúc khác nhau. Những phản ứng cảm xúc và tinh thần thường bao gồm giận dữ, mặc cảm tội lỗi, lo âu, buồn bã và trầm cảm. Những phản ứng thể chất gồm rối loạn giấc ngủ, khó ăn, những triệu chứng bất thường trên cơ thể và bệnh tật.

Nhiều người chúng ta trải qua một thời gian dài đau buồn và sầu khổ khi người thân của mình qua đời. Sự đau khổ của bạn thực chất là một phản ứng bình thường trước một mất mát lớn như thế. Nỗi đau đó có thể bao gồm nhiều phản ứng về mặt tinh thần, thể chất, xã hội hoặc cảm xúc khác nhau. Những phản ứng cảm xúc và tinh thần thường bao gồm giận dữ, mặc cảm tội lỗi, lo âu, buồn bã và trầm cảm. Những phản ứng thể chất gồm rối loạn giấc ngủ, khó ăn, những triệu chứng bất thường trên cơ thể và bệnh tật.

Các triệu chứng của rối loạn do mất người thân

  • Cảm thấy rất buồn do sự mất mát.
  • Luôn bị ám ảnh bởi sự mất đi người thân yêu.
  • Có thể biểu hiện các triệu chứng rối loạn cơ thể sau khi bị mất người thân.

Image result for rối loạn do mất người thân

Rối loạn do mất người thân. (Ảnh minh họa)

Các đặc trưng để chẩn đoán

Buồn rầu thông thường kết hợp với sự ám ảnh bị mất người  thân. Tuy nhiên, nỗi buồn này có thể kết hợp với các triệu chứng giống trầm cảm như:

  • Cảm xúc trầm, buồn.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Mất hứng thú.
  • Cảm thấy có lỗi hoặc tự phê phán bản thân, bồn chồn.

Bệnh nhân có thể:

  • Từ bỏ các hoạt động thường ngày và các mối quan hệ xã hội.
  • Cảm thấy khó khăn khi nghĩ về tương lai.

Chẩn đoán phân biệt

Nếu một bệnh cảnh lâm sàng đầy đủ của trầm cảm vẫn còn tồn tại sau khi mất người thân 2 tháng, cần cân nhắc xem bệnh nhân có bị trầm cảm không.
Các triệu chứng không thể liên quan đến việc mất người thân là cảm giác có lỗi và cảm thấy bản thân không có giá trị. Chậm chạp tâm thần vận động có thể trực tiếp chỉ ra chẩn đoán trầm cảm.
Tuy nhiên, các triệu chứng giống trầm cảm không thể là dấu hiệu chỉ điểm của trầm cảm (ví dụ: cảm thấy có lỗi về những hành động bệnh nhân đã không làm trước cái chết của người thân; ý nghĩ về cái chết phản ánh thông qua lời nói như: “Tôi nên chết đi để có thể bầu bạn với người thân”, có một số ảo giác như nhìn thấy người chết hoặc nghe thấy giọng nói của họ).

Chỉ dẫn quản lý

Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình

  • Những mất mát to lớn thường dẫn tới tình trạng buồn rầu, lo âu, khóc lóc, cảm giác có lỗi hoặc bứt rứt.
  • Rối loạn do mất người thân điển hình bao gồm mối bận tâm về người chết (bao gồm việc nghe thấy hoặc nhìn thấy người đã khuất).
  • Sự mong muốn được chia sẻ sự mất mát là điều bình thường.

Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình

  • Cứ để những người thân khác trong gia đình nói về người đã khuất và về hoàn cảnh của cái chết.
  • Khuyến khích việc bộc lộ cảm xúc một cách thoải mái (bao gồm cả cảm giác có lỗi, giận dữ hoặc buồn rầu).
  • Cần trấn an bệnh nhân rằng việc hồi phục cần có thời gian. Cần giảm bớt các gánh nặng (công việc, hoạt động xã hội).
  • Cần giải thích cho gia đình và bệnh nhân là những sự đau buồn dù lớn cũng sẽ phai nhạt dần sau vài tháng.

Thuốc men

  • Việc quyết định sử dụng thuốc chống trầm cảm cần trì hoãn trong vòng 3 tháng hoặc dài hơn nữa. Nếu các triệu chứng trầm cảm kéo dài hơn 3 tháng.
  • Nếu mất ngủ nặng, sử dụng thuốc ngủ trong thời gian ngắn có thể có ích (ví dụ: temazepam 15mg mỗi tối) nhưng chỉ nên sử dụng trong vòng 2 tuần.

Khám chuyên khoa

  • Cần xem xét việc tham khảo ý kiến chuyên khoa nếu triệu chứng buồn kéo dài trên 6 tháng, và trong bất kỳ trường hợp nào, trước khi kê thuốc chống trầm cảm.
  • Việc tư vấn và hướng dẫn gia đình có thể mang lại lợi ích cho những đứa con của người đã chết.

>>Xem thêm: Danh sách bác sĩ khám, tư vấn trực tuyến chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh 

- 23-07-2018 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid Personality Disorder) thuộc về nhóm thứ hai trong ba nhóm của bệnh rối loạn nhân cách có tên là nhóm lập dị. Đa số phần lập dị trong nhóm này thường liên quan đến cách một người giao tiếp, tác động đến người khác. Một số người không hề có hứng thú gì với người khác. Một số người lại cực kỳ khó chịu với những người xung quanh. Còn có một số thì lại rất đa nghi. Khi sự lập dị đạt đến mức tột cùng thì những lối sống này tạo thành ba loại rối loạn nhân cách mà rối loạn nhân cách phân liệt là một trong số đó.

  • Rối loạn cách ứng xử mô tả các hành vi chống đối xã hội của trẻ em và trẻ vị thành niên. Mọi trẻ đều có thể thỉnh thoảng phá luật, còn trẻ có rối loạn ứng xử lặp đi lặp lại những hành vi bất thường như trộm cắp, nói dối, phá hại tài sản và tấn công người khác.

  • Hưng cảm là một dạng rối loạn tâm lý đặc trưng với trạng thái hứng khởi, phấn khích cao độ, dễ bị kích thích, cáu kỉnh, nóng giận và cảm thấy bản thân tràn đầy năng lượng. Chứng hưng cảm có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ cho tới nặng hơn là phát triển các triệu chứng của rối loạn tâm thần như ảo giác, hoang tưởng, đa nghi, gây hấn, bạo lực… cần điều trị kịp thời.

  • Thời đại nào, áp lực sống luôn tồn tại. Thế kỉ 21, chúng tăng lên, nhưng chỉ trở nên quá mức chịu đựng, một phần bởi điều kiện bám rễ ở môi trường Internet.

  • Tự tử được hiểu như là một rối loạn đa chiều, gây ra bởi một sự tương tác phức tạp của các yếu tố sinh học, di truyền, tâm lý, xã hội và môi trường. Những người có ý định tự tử thường có một hoặc các hiểu hiện phổ biến sau: 

  • Chứng câm chọn lọc là một rối loạn lo âu khiến trẻ không nói được trong một số trường hợp cụ thể, ví dụ như khi đi học hoặc khi ở nơi đông người. Dù vậy, trẻ có thể nói chuyện bình thường với người thân và bạn bè khi không ai chú ý, hoặc khi trẻ ở nhà.