Rối loạn nhai lại ở trẻ em

Rối loạn nhai lại (Rumination disorder) là một hiện tượng rối loạn ăn uống thường gặp phải ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Khi trẻ bị rối loạn nhai lại, một phần thức ăn đã tiêu hóa sẽ nôn lên và được nhai lại. Trong hầu hết các trường hợp, các bé sẽ nuốt phần thức ăn này, nhưng một số bé sẽ nhổ nó ra.

Rối loạn nhai lại ở trẻ là gì?

Rối loạn nhai lại (Rumination disorder) là một hiện tượng rối loạn ăn uống thường gặp phải ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Khi trẻ bị rối loạn nhai lại, một phần thức ăn đã tiêu hóa sẽ nôn lên và được nhai lại. Trong hầu hết các trường hợp, các bé sẽ nuốt phần thức ăn này, nhưng một số bé sẽ nhổ nó ra. Nếu trẻ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của rối loạn nhai lại hằng ngày, kéo dài trong ít nhất một tháng mà trước đây chưa từng mắc phải, bé sẽ được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn nhai lại. Những biểu hiện này thường xuất hiện trong khi ăn hoặc ngay sau khi ăn.

Image result for rối loạn nhai lại ở trẻ

Rối loạn nhai lại ở trẻ em. (Ảnh minh họa)

Triệu chứng của rối loạn nhai lại ở trẻ 

  • Hiện tượng thức ăn bị trào ngược được lặp đi lặp lại;
  • Trẻ bị giảm cân;
  • Trẻ bị mắc các chứng hôi miệng và sâu răng;
  • Hiện tượng cơn đau bụng và khó tiêu lặp lại;
  • Môi trẻ bị khô và nứt.

Ngoài ra, trẻ mắc bệnh rối loạn nhai lại thường bị căng và đau lưng, đau đầu hoặc đau thắt các cơ bụng. Những triệu chứng này sẽ xảy ra khi trẻ đang cố gắng đẩy thức ăn trong bụng lên để được tiêu hóa lần nữa.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ hoặcGọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc Tâm lý trên kênh khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

Nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng rối loạn nhai lại

Hiện nay, nguyên nhân chính gây nên chứng rối loạn nhai lại ở trẻ em vẫn chưa xác định nhưng có thể kể đến một số yếu tố tác động như:

  • Tình trạng bệnh lý hoặc những căng thẳng trong cuộc sống tác động đến trẻ;
  • Khi mẹ không có thời gian chăm sóc con, bé cảm thấy thoải mái khi làm hành động nhai lại thức ăn mà không bị kiểm soát. Đối với một số trẻ em, con thích làm như vậy để được chú ý.

Rối loạn nhai lại phổ biến ở trẻ em như thế nào?

Rối loạn nhai lại thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ 3 đến 12 tháng) hoặc trẻ có khả năng nhận thức kém. Hiện tượng này hiếm gặp ở trẻ lớn, thanh thiếu niên và người lớn. Các bé trai thường có nguy cơ mắc hiện tượng rối loạn này hơn các bé gái.

Điều trị rối loạn nhai lại ở trẻ em

Điều trị rối loạn nhai lại chủ yếu tập trung vào việc thay đổi hành vi của trẻ. Bố mẹ có thể giúp con nhỏ điều trị căn bệnh này bằng một số phương pháp. Bạn có thể chủ động giúp con thay đổi tư thế trong và ngay sau khi ăn. Bố mẹ nên giành nhiều sự quan tâm đến con khi cho bé ăn. Bạn có thể pha trò cho bé trong khi con đang ăn. Điều này sẽ làm con cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn khi ăn. Khi thấy con có hiện tượng rối loạn nhai lại, bố mẹ có thể đánh lạc hướng bé để con quên cảm giác trào ngược hoặc bạn có thể cho bé nếm những thứ ăn có vị chua khi bé bắt đầu nôn mửa.
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc dùng để điều trị rối loạn nhai lại và cũng không có cách nào để ngăn ngừa chứng này ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, bạn cần thận trọng với thói quen ăn uống của trẻ vì những thói quen không tốt có thể gây những biến chứng nghiêm trọng.

Tác giả: Kim Kim -  Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên

Theo Hello bác sĩ

- 24-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Bạo hành trong tình yêu (Intimate partner violence- IPV/Domestic abuse/Spousal abuse) là hiện tượng một trong hai đối tác của một mối quan hệ lãng mạn cố gắng kiểm soát người còn lại (một cách thái quá). Một mối quan hệ lãng mạn, lành mạnh sẽ làm bạn cảm thấy hạnh phúc, yêu bản thân, yêu người ấy, đồng thời cũng thoải mái, tự do, và không ràng buộc. Tình yêu có thể được định nghĩa bởi nhiều cách khác nhau, nhưng nếu có ai đó cố gắng định nghĩa với bạn rằng tình yêu là làm tổn thương nhau, hãy nói không với người đó.

  • Cảm nhận của mỗi con người về việc mình là nam hay là nữ chính là định dạng giới tính. Định dạng giới tính gần như phản ánh cơ quan sinh lý của một đứa trẻ: Trẻ sơ sinh có bộ phận sinh dục nam học được nó là con trai, còn những trẻ có bộ phận sinh dục nữ học được nó là con gái. Định dạng giới tính khác hẳn với vai trò giới tính – vốn là những tính cách, hành vi và kỹ năng được xác định là phù hợp với nam giới hoặc nữ giới tùy theo văn hóa mỗi nước. 

  • Stress cấp tính thường xảy ra khi cá nhân phải đối mặt với những tình huống tác động mạnh đến tinh thần. Đó là những tình huống gây sang chấn tâm lý rất mạnh và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Ở những cơ thể vốn đã kiệt sức và có các bệnh lý mạn tính sẽ làm cho sức khỏe càng tồi tệ hơn. Mức độ của stress cấp còn phụ thuộc vào khả năng đối phó của từng cá nhân.

  • Những trẻ bị khiếm khuyết ở khu vực não hoạt động trí tuệ sẽ có chỉ số IQ thấp hơn nhiều so với bình thường. Trẻ có xu hướng học tập rất chậm, khả năng đưa ra quyết định kém và giải quyết vấn đề không hiệu quả. Chỉ số IQ trung bình của một người là 100. Một đứa trẻ được cho là khiếm khuyết vùng não hoạt động trí tuệ là khi chúng có chỉ số IQ đo được trong khoảng 70 – 75.

  • Tâm thần phân liệt là một dạng hành vi bất thường hạng nặng mà chúng ta thường hay biết và gọi bằng cái tên thông dụng hơn, “bệnh điên”. Người mắc tâm thần phân liệt có thể có nhiều triệu chứng loạn tinh thần dưới các dạng khác nhau và bị mất nhận thức với hiện tại. Họ có thể nghe thấy giọng nói vô hình nào đó mà vốn dĩ nó không có thật, nói năng khó hiểu, hoặc chẳng có logic tí nào. 

  • Hưng cảm là một dạng rối loạn tâm lý đặc trưng với trạng thái hứng khởi, phấn khích cao độ, dễ bị kích thích, cáu kỉnh, nóng giận và cảm thấy bản thân tràn đầy năng lượng. Chứng hưng cảm có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ cho tới nặng hơn là phát triển các triệu chứng của rối loạn tâm thần như ảo giác, hoang tưởng, đa nghi, gây hấn, bạo lực… cần điều trị kịp thời.