Rối loạn vận động rập khuôn ở trẻ

Rối loạn vận động rập khuôn (một dạng rối loạn hành vi) ở trẻ được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Mục tiêu của các trị liệu là điều trị cho những tổn thương do hành vi của rối loạn gây ra và để đảm bảo sự an toàn của trẻ, cũng như để cải thiện khả năng hoạt động bình thường của trẻ đó.

Rối loạn vận động rập khuôn (một dạng rối loạn hành vi) ở trẻ được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Mục tiêu của các trị liệu là điều trị cho những tổn thương do hành vi của rối loạn gây ra và để đảm bảo sự an toàn của trẻ, cũng như để cải thiện khả năng hoạt động bình thường của trẻ đó.

Chẩn đoán rối loạn vận động rập khuôn thế nào?

Rối loạn vận động rập khuôn là tình trạng trẻ có những vận động lặp đi lặp lại, thường có nhịp điệu và không có mục đích. Đây là một dạng rối loạn hành vi.
Trẻ nhỏ hiếm khi che giấu những triệu chứng của rối loạn vận động rập khuôn, nhưng trẻ lớn hơn thì có thể sẽ giấu chúng, và dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng có lẽ là sự tổn thương về cơ thể mà trẻ tự gây ra (da bị chảy máu, móng tay bị cắn). Thường thì các bậc cha mẹ sẽ đề cập đến những dấu hiệu cử động rập khuôn này khi bác sĩ tiến hành xem xét về rối loạn hành vi của trẻ.

Chẩn đoán và điều trị rối loạn vận động rập khuôn ở trẻ
(Ảnh minh họa)

Một khó khăn trong việc đưa ra chẩn đoán cho rối loạn vận động rập khuôn đó là bác sĩ phải phân biệt nó với những rối loạn khác cũng có biểu hiện cử động rập khuôn và theo nhịp điệu. Và để chẩn đoán rối loạn này, các dấu hiệu của trẻ phải đáp ứng những điều kiện dưới đây:

  • Trẻ phải có biểu hiện về hành vi vận động lặp đi lặp lại và không có mục đích.
  • Trẻ phải trải qua các tổn thương về cơ thể do những hành vi này gây ra; hoặc những hành vi này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động bình thường của trẻ.
  • Nếu trẻ bị chậm phát triển tâm thần thì những hành vi này phải đủ nghiêm trọng để cần phải được điều trị.
  • Hành vi này không phải là triệu chứng của các rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi khác.
  • Hành vi này không phải là một ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc hoặc lạm dụng chất trái phép.
  • Hành vi này không do một nguyên nhân y khoa đã được xác định trước đó.
  • Hành vi này phải kéo dài ít nhất 4 tuần. Rối loạn vận động rập khuôn có thể được phân loại thành hành vi tự gây thương tích hoặc không tự gây thương tích.

Định nghĩa này của rối loạn vận động rập khuôn loại trừ được nhiều người có biểu hiện cử động rập khuôn mà nguyên nhân xuất phát do rối loạn tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển lan tỏa khác. Đồng thời cũng loại trừ những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế – tình trạng mà các vận động mang tính nghi thức và thực hiện theo những nguyên tắc, mẫu hình cứng nhắc.

Ngoài ra, các rối loạn cụ thể như Trichotillomania (chứng nghiện giật tóc) không thuộc phạm vi chẩn đoán của rối loạn hành vi này, và cũng không tương thích với hành vi tự kích thích phát triển ở trẻ nhỏ, như là mút ngón tay, lắc lư thân mình hoặc hành vi đập đầu tạm thời ở trẻ nhỏ.

Điều trị rối loạn vận động rập khuôn có khó?

Mục tiêu của trị liệu là điều trị cho những tổn thương do hành vi của rối loạn gây ra và để đảm bảo sự an toàn của trẻ, cũng như để cải thiện khả năng hoạt động bình thường của trẻ đó. Môi trường xung quanh trẻ cần được thay đổi nhằm làm giảm nguy cơ gây tổn thương. Ví dụ như, với trẻ có triệu chứng hay đập đầu thì cần được đội mũ bảo hiểm để bảo vệ tránh khỏi những chấn thương đầu.

Các phương pháp trị liệu phổ biến nhất được dùng cho những trẻ mắc rối loạn vận động rập khuôn là các liệu pháp, mà mục tiêu của chúng hướng đến việc làm giảm yếu tố căng thẳng gây ra những cử động rập khuôn và nhằm thay đổi hành vi.

Đối với trẻ có hành vi tự bóc da hoặc tự đánh mình thì có thể được dạy giữ tay trong túi quần mỗi khi trẻ cảm nhận được sự thôi thúc phải thực hiện hành động đó. Các kỹ thuật thư giãn (kỹ thuật hít thở, thiền định…) cũng được sử dụng nhằm giúp trẻ chống lại những thôi thúc này.

Chẩn đoán và điều trị rối loạn vận động rập khuôn ở trẻ hình ảnh 2
(Ảnh minh họa)

Một phương pháp phổ biến khác có thể áp dụng được cho trẻ là sử dụng những nguyên tắc khen thưởng và trừng phạt để giúp trẻ giảm các cử động rập khuôn không phù hợp, đồng thời gia tăng các hành vi thích hợp của trẻ.

  • Trẻ có thể được khen thưởng khi trẻ hoạt động theo cách phù hợp với xã hội. Ví dụ: khi trẻ chơi trò chơi hoặc nói chuyện với cha mẹ và không có các cử động rập khuôn (như đập đầu, cắn móng tay…), bạn có thể khen ngợi trẻ.
  • Một cách khác là trẻ được khen thưởng khi trẻ hành xử theo những cách không tương thích với các hành vi rập khuôn. Ví dụ: những trẻ có hành vi cắn ngón tay cái sẽ chỉ được khen thưởng khi trẻ tham gia vào một nhiệm vụ mà đòi hỏi sử dụng bàn tay rất nhiều (như viết bài, nặn đất sét…). Khi tham gia làm những việc này, trẻ tập trung vào nhiệm vụ và sẽ giảm các hành vi cắn tay.

Trong một số trường hợp, các loại thuốc chống trầm cảm như Luvox, Prozac và Zoloft (các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, hoặc SSRIs), hay Anafranil (một loại thuốc chống trầm cảm ba vòng) cũng có thể đem lại hiệu quả đối với rối loạn hành vi này ở trẻ.

Phòng ngừa rối loạn vận động rập khuôn

Mặc dù vẫn chưa tìm được cách để phòng ngừa rối loạn vận động rập khuôn, nhưng các bác sĩ gợi ý rằng, việc nhận biết và xử lý các triệu chứng ngay lần đầu tiên chúng xuất hiện có thể làm giảm bớt nguy cơ tự làm tổn hại bản thân.

- 24-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Những hành vi ban đầu thoạt có vẻ vô hại và ngây thơ (muốn người kia dành hết thời gian cho mình bởi vì quá yêu) sẽ chuyển biến thành khống chế và đàn áp một cách thái quá (ví dụ đe dọa tuyệt đối không cho người kia đi chơi hay nói chuyện với gia đình bạn bè). Tất nhiên bạo hành có nhiều cấp độ, không phải mọi mối quan hệ bạo hành đều kết thúc với việc nạn nhân bị giết hại, dù trường hợp này có xảy ra.

  • Tự tử được hiểu như là một rối loạn đa chiều, gây ra bởi một sự tương tác phức tạp của các yếu tố sinh học, di truyền, tâm lý, xã hội và môi trường. Những người có ý định tự tử thường có một hoặc các hiểu hiện phổ biến sau: 

  • Rối loạn giao tiếp xã hội được biểu hiện thông qua những trở ngại trong việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ xã hội (còn được gọi là giao tiếp thực dụng). Một đứa trẻ hay thiếu niên bị rối loạn này sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy tắc giao tiếp xã hội thông thường (bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể), tuân theo các quy tắc chung khi kể chuyện hoặc đối thoại (người này nói xong đến lượt người kia nói), đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc thay đổi ngôn ngữ để phù hợp với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của người nghe.

  • Rối loạn trầm cảm có thể làm cho bạn cảm thấy kiệt sức, bất lực, và vô vọng. Những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực như thế có thể làm cho một số người cảm thấy muốn buông xuôi. Vì vậy, điều quan trọng là nhận ra rằng những cảm xúc tiêu cực này là một phần của trầm cảm và chưa phản ánh đúng thực tế.

  • Chúng ta bắt đầu định dạng bản thân với cách mà người khác suy nghĩ về chúng ta và cái mà chúng ta nghĩ về bản thân trở thành chính con người chúng ta. Chúng ta trở thành những con người theo ý muốn của người khác và để các mối liên hệ giữa bản thân với người ngoài định hình chúng ta, và rồi phát triển cảm nhận về bản thân theo hướng này, nhưng chính cái này lại làm chúng ta đau khổ. Chúng ta đau khổ là bởi vì đôi lúc chúng ta không thích cái định dạng mà người khác gán cho mình. 

  • Rối loạn khả năng toán học hay còn gọi là chứng khó học toán là tình trạng một đứa trẻ có khả năng toán học thấp hơn rất nhiều so với mức bình thường đối với độ tuổi, khả năng trí tuệ và giáo dục của đứa trẻ đó.