Tâm lý - Thần kinh

  • Chứng lo âu vào buổi sáng gây ra cảm giác chán nản, căng thẳng, buồn bã, mệt mỏi... khiến cho ngày mới của bạn thật tồi tệ. Nếu không được điều trị, rối loạn này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, hủy hoại nhiều mối quan hệ, công việc của người bệnh. 

  • Bộ não là trung tâm điều khiển mọi chức năng của cơ thể, đồng thời điều khiển suy nghĩ, nhận thức, lời nói và cảm xúc. Tình trạng tổn thương tới não, dù do chấn thương đầu nghiêm trọng hay chấn thương gần đầu không để lại vết nứt hoặc xuyên thủng cũng có thể phá vỡ các chức năng này, gây ra rối loạn tâm lý, thay đổi tính cách và cảm xúc. Mỗi năm ở Việt Nam có hàng ngàn người chết và bị thương do tai nạn giao thông, đặc biệt là chấn thương ở đầu. 

  • Hiện nay, phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh tâm lý chủ yếu là sử dụng thuốc, tham khảo ngay 15 điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm lý/ tâm thần để tránh những rủi ro đáng tiếc. Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần.

  • Một giấc ngủ chất lượng, đảm bảo về thời điểm, độ dài và độ sâu của giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Những nghiên cứu hiện đại đã tìm ra được những bằng chứng chứng minh lợi ích của giấc ngủ đối với cơ thể lẫn tâm trí chúng ta.

  • Rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) dùng để mô tả những trẻ có biểu hiện thường xuyên các triệu chứng kém chú ý, tăng hoạt động, xung động không phù hợp theo tuổi, những triệu chứng này đủ để gây ra suy kém các hoạt động chủ yếu trong đời sống hằng ngày (APA,2000)

  • “Rối loạn dạng cơ thể” là một dạng bệnh được chẩn đoán là do nguyên nhân tâm lý. Nhưng hầu hết bệnh nhân cho rằng do thầy thuốc chưa đủ giỏi hoặc y học chưa đủ tiến bộ để tìm ra nguyên nhân cụ thể.

  • Chúng ta bắt đầu định dạng bản thân với cách mà người khác suy nghĩ về chúng ta và cái mà chúng ta nghĩ về bản thân trở thành chính con người chúng ta. Chúng ta trở thành những con người theo ý muốn của người khác và để các mối liên hệ giữa bản thân với người ngoài định hình chúng ta, và rồi phát triển cảm nhận về bản thân theo hướng này, nhưng chính cái này lại làm chúng ta đau khổ. Chúng ta đau khổ là bởi vì đôi lúc chúng ta không thích cái định dạng mà người khác gán cho mình. 

  • Thuật ngữ ám ảnh khoảng trống là để mô tả một cụm những ám ảnh sợ liên hệ qua lại và thường gối lên nhau bao gồm các nỗi sợ hãi khi đi ra khỏi nhà như: sợ đi vào của hàng, sợ đám đông, sợ những nơi công cộng, sợ đi một mình trong tàu hỏa, xe ô tô hoặc máy bay. Tùy mức độ trầm trọng của lo âu mà phạm vi của tác phong tránh né các tình huống gây hoảng sợ có khác nhau.

  • Nhiều người đã trải qua những nỗi sợ hãi rất đặc biệt, đó là nỗi sợ phi lý, vô cùng mãnh liệt và dữ dội về những vật hay tình huống nhất định. Sợ chó, sợ những nơi hẹp kín, sợ bay, sợ độ cao, thang cuốn, đường hầm, đường cao tốc, nước, và máu là một trong số những nỗi sợ phổ biến nhất. Ám sợ không chỉ là nỗi sợ hãi cực đoan, mà nó còn có phần phi lý. Bạn có thể trượt tuyết trên những ngọn núi cao nhất thế giới nhưng lại sợ hãi khi lên đến tầng 10 của một toàn nhà. Những người trưởng thành bị ám sợ chuyên biệt ý thức được rằng nỗi sợ đó rất vô lý, nhưng khi đối mặt hoặc thậm chí là chỉ cần nghĩ về việc phải đối mặt với nó, thì họ lại cảm thấy hoảng loạn, lo lắng và căng thẳng dữ dội.

  • Ngoài những nguyên nhân như nam giới thường chọn cách tự tử bạo lực hơn như dùng súng, treo cổ và nam giới thường bốc đồng (impulsive) hơn nữ giới, thì những định kiến xã hội về nam giới cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ tự tử ở nam giới tăng mạnh trong những năm gần đây. Nam giới đang phải vật lộn trong tuyệt vọng để thể hiện cảm xúc của mình và sự khó khăn này ảnh hưởng mạnh đến chất lượng cuộc sống của họ.