Ăn cắp từ góc độ rối loạn hành vi (kleptomanie)

Tài liệu thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần DSM IV đã xếp kleptomanie (ăn cắp từ góc độ rối loạn hành vi) là rối loạn kiểm soát xung năng. Đó là một rối loạn không phổ biến và thường thấy ở phụ nữ, để lại các hậu quả liên quan tới gia đình, công việc xã hội và cả pháp lý

Ăn cắp là khuynh hướng không có khả năng chống lại ám ảnh xung động lấy cắp đồ vật (lặp đi lặp lại), thường là lấy cắp không thận trọng, không có ý đồ trước, vật lấy cắp chẳng có lợi ích gì, và nhiều khi vẫn là cùng một thứ đồ vật. Có khi lấy cắp rồi đem cho người khác, hoặc tích trữ lại. Mặt khác, họ hoàn toàn có khả chi trả đồ vật này. Họ ăn cắp không phải vì đói hay vì nghèo.

ĂN CẮP TỪ GÓC ĐỘ RỐI LOẠN HÀNH VI (KLEPTOMANIE)

Ăn cắp từ góc độ rối loạn hành vi. (Ảnh minh họa)

Ăn cắp từ góc độ rối loạn hành vi (kleptomanie) là gì?

Trong tài liệu thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần, DSM IV (Hội Tâm bệnh học Mỹ) đã xếp kleptomanie là rối loạn kiểm soát xung năng. Đó là một rối loạn không phổ biến và thường thấy ở phụ nữ, để lại các hậu quả liên quan tới gia đình, công việc xã hội và cả pháp lý nữa.
Cần nhấn mạnh rằng, ở kleptomanie, ăn cắp không do ảnh hưởng của cơn giận dữ, cũng không có liên quan nào tới ảo giác, hoang tưởng hay một căn bệnh tâm thần khác. Việc ăn cắp không bắt buộc ở những người nghiện ngập cần tiền hay những người phạm pháp. Người ta ước lượng rằng có khoảng dưới ¼ những người ăn cắp chịu đựng khó khăn về kleptomanie.

Nguyên nhân của ăn cắp từ góc độ rối loạn hành vi

Nguyên nhân có thể là tâm lý và/hoặc tác dụng mang tính hóa học (sinh lý), kleptomanie luôn được củng cố bởi các tác động sinh lý thần kinh. Sérotonine, một chất dẫn truyền thần kinh (nội tiết tố, hormone), có thể tham gia một phần vào việc phát sinh xung động kleptomanie.
Các nguyên nhân tâm lý là khác nhau. Nhiều tác giả cho ràng hành vi ăn cắp đến từ một sự bù trừ cho cảm giác trầm cảm, và thay thế xúc cảm của nỗi buồn bằng sự hài lòng bị cấm đoán.
Cũng nhiều tác giả khác đưa ra các giả thuyết về sự không hài lòng tính dục (tình dục) của những người ăn cắp, việc không được thỏa mãn được xoa dịu bằng sự kích thích tâm trí do việc ăn cắp tạo ra.
Có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần xem xét việc ăn cắp như một cách thức để giải tỏa nỗi sợ hãi bị bỏ rơi.  Sự thiếu hụt cảm xúc hoặc thiếu thốn cảm giác được trấn an lúc còn thơ ấu có thể giải thích cho xu hướng bệnh lý này ở tuổi vị thành niên hay tuổi trưởng thành.
Một nguyên nhân khác cần được xác định là việc chữa trị về mặt hóa dược của căn bệnh Parkinson. Việc sinh ra hàm lượng dopamin lớn có thể gây ra rối loạn kiểm soát các xung năng. Và ăn cắp là một hành vi đôi khi nhận thấy ở những bệnh nhân của bệnh Parkinson. Việc ngừng thuốc giúp chấm dứt các triệu chứng này.
Không được nhầm kleptomanie với ám ảnh mua sắm (nghiện shopping), mặc dù hai hành vi cưỡng bức này có liên quan với nhau. Ví dụ, việc mua sắm đi theo sau việc ăn cắp tiền. Tương tự, kleptomanie có thể có liên quan với một rối loạn khác: như chủ nghĩa bái vật, loạn dục với đồ vật (khi gắn liền với một đồ vật bình thường không có vai trò gì trong sự thỏa mãn tính dục: một chiếc khăn, một đôi giày… có thể tạo ra hứng thú tính dục. Đây là một hiện tượng bình thường nhưng quá một mức nào đó trở thành bệnh lý). Đồ vật được ăn cắp thường giống nhau, và được sưu tập như một nghi thức: như quần áo riêng tư của phụ nữ, đồ trang điểm…

Triệu chứng của ăn cắp từ góc độ rối loạn hành vi

Việc ăn cắp được xác định như một ám ảnh xung động đối với lấy cắp đồ vật, trong khi đồ vật đó có thể không để đáp ứng cho việc sử dụng cá nhân hoặc cũng không có giá trị về mặt tiền bạc. Nói chung, những đồ vật ấy sau đó có thể cho đi, vứt đi hoặc bỏ vào nhà kho. Người ăn cắp có thể sưu tầm những đồ này, hoặc có thể cố gắng một cách kín đáo trả lại đồ vật đó.
Các triệu chứng xung quanh hành vi ăn cắp tương tự như các triệu chứng mang tính nghiện. Cảm giác tăng cường dẫn tới ăn cắp. Ở thời điểm diễn ra hành vi ăn cắp, lo hãi được xoa dịu và chủ thể cảm nhận được sự hài lòng, thỏa lòng. Việc cưỡng bức hành vi ăn cắp có thể đến theo cách bất chợt, hoặc theo cách chủ ý. Người ăn cắp có thể thực hiện hành vi một cách nghi thức,  thường xuyên với một ngữ cảnh và thời điểm nhất định. Triệu chứng khác: sau khi ăn cắp, họ thường chịu đựng cảm giác tội lỗi và thêm lo hãi mới.
Nhiều người ăn cắp tự cảnh báo mình để không xảy ra hành vi đó. Hành vi ăn cắp dẫn tới các kích thích/hưng phấn giống như ở nhiều người loạn dục (tà tính). Ngược lại, nhiều người ăn cắp để hành vi đó diễn ra, trong trường hợp ấy họ đáp ứng với nhu cầu có kích thích/hưng phấn.
Người ăn cắp sống luân phiên giữa các giai đoạn ăn cắp và giai đoạn “kiêng cử”, hoặc sống trong việc ăn cắp mãn tính. Họ biểu hiện triệu chứng đó trong nhiều năm, bất chấp việc bị bắt hay các hậu quả gia đình – xã hội.
Các rối loạn hành vi liên quan tới ăn uống như chứng ăn quá độ, lạm dụng chất, các hành vi mang tính lệ thuộc và trầm cảm là các khó khăn tâm bệnh lý thường nhận thấy ở những người có chịu đựng kleptomanie.
Những rối loạn này dẫn đến các vấn đề về gia đình, công việc – xã hội, và tất nhiên, cả luật pháp nữa.

Chữa trị ăn cắp từ góc độ rối loạn hành vi

Không có trị liệu nào tỏ ra hiệu quả đối với kleptomanie. Liệu pháp tâm lý dường như là liệu pháp dài hạn được khuyến nghị đối với người ăn cắp (ngoài bệnh Parkinson).
Trị liệu phân tâm đã chứng tỏ tính hiệu quả trong một số trường hợp.
Trị liệu hành vi và nhận thức nhằm giúp bệnh nhân nhận ra hậu quả của việc ăn cắp, ngay khi khởi lên mong muốn ăn cắp. Trong giai đoạn đầu, phương pháp hành vi nhằm vào việc tránh những nơi có thể gấy ra mong muốn ăn cắp (cửa hàng, siêu thị). Do đó, xu hướng đối diện với việc ăn cắp giảm đi. Dần dần, tiếp xúc nhiều hơn với các môi trường mua sắm, nhằm làm mất phản xạ có điều kiện của ám ảnh cưỡng bức ăn cắp. Rộng hơn nữa, liệu pháp tâm lý cá nhân trợ giúp các vấn đề khó khăn trong các mối quan hệ, cảm xúc và đời sống tình dục.
Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tính hiệu quả của các thuốc chống trấm cảm, theo hướng ức chế sérotonine, để chữa trị cho người ăn cắp. Các thuốc này giúp làm giảm tần suất ăn cắp. Cần lưu ý rằng cũng có nhiều thuốc chống trầm cảm lại tạo thuận lợi cho các xung năng và hành vi ăn cắp… vì vậy hãy thận trọng!

Theo Tâm lý học tội phạm

- 27-03-2019 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn vận động rập khuôn (một dạng rối loạn hành vi) ở trẻ được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Mục tiêu của các trị liệu là điều trị cho những tổn thương do hành vi của rối loạn gây ra và để đảm bảo sự an toàn của trẻ, cũng như để cải thiện khả năng hoạt động bình thường của trẻ đó.

  • Khuyết tật trí tuệ thường bắt đầu từ thời thơ ấu. Trẻ chậm phát triển trí tuệ bị hạn chế chức năng tâm thần và trí thông minh (IQ) dưới mức trung bình, thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra về khả năng giao tiếp và thực hiện công việc hàng ngày. Các mức độ khuyết tật có thể khác nhau – ít, trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng.

  • Nhiều người chúng ta trải qua một thời gian dài đau buồn và sầu khổ khi người thân của mình qua đời. Sự đau khổ của bạn thực chất là một phản ứng bình thường trước một mất mát lớn như thế. Nỗi đau đó có thể bao gồm nhiều phản ứng về mặt tinh thần, thể chất, xã hội hoặc cảm xúc khác nhau. Những phản ứng cảm xúc và tinh thần thường bao gồm giận dữ, mặc cảm tội lỗi, lo âu, buồn bã và trầm cảm. Những phản ứng thể chất gồm rối loạn giấc ngủ, khó ăn, những triệu chứng bất thường trên cơ thể và bệnh tật.

  • Trong giao tiếp, có đôi khi do truyền đạt ý không rõ ràng khiến chúng ta hiểu lầm nhau. Khi sự hiểu lầm kéo dài, chúng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, dẫn đến sự rạn nứt, tan vỡ hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý.…

  • Technology has transformed modern life, and now it is changing the mental health landscape, transforming the way social workers, counselors, therapists, and clinical psychologists provide mental health services.

  • Rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) dùng để mô tả những trẻ có biểu hiện thường xuyên các triệu chứng kém chú ý, tăng hoạt động, xung động không phù hợp theo tuổi, những triệu chứng này đủ để gây ra suy kém các hoạt động chủ yếu trong đời sống hằng ngày (APA,2000)