Tâm lý trẻ em

  • Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một khuyết tật về phát triển có thể gây ra những trở ngại đáng kể về mặt xã hội, giao tiếp và hành vi. Thường thì hình thức bề ngoài của những người rối loạn phổ tự kỷ không có gì khác với những người khác, nhưng cách họ giao tiếp, tương tác, hành xử và học tập thì khác với hầu hết những người khác. Khả năng học tập, suy nghĩ và giải quyết vấn đề của những người rối loạn phổ tự kỷ có thể dao động từ rất có tài năng đến khó khăn nghiêm trọng. 

  • Rối loạn phản ứng gắn bó là loại rối loạn được hình thành và phát triển khi trẻ không cảm thấy thoải mái, thiếu thốn tình thương và sự chăm sóc từ người nuôi dưỡng trẻ. Rối loạn phản ứng gắn bó được xếp vào nhóm “Rối loạn Chấn thương và các rối loạn liên quan đến tác nhân gây stress” trong Sách hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần, Ấn bản lần thứ năm. 

  • Rối loạn nhai lại (Rumination disorder) là một hiện tượng rối loạn ăn uống thường gặp phải ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Khi trẻ bị rối loạn nhai lại, một phần thức ăn đã tiêu hóa sẽ nôn lên và được nhai lại. Trong hầu hết các trường hợp, các bé sẽ nuốt phần thức ăn này, nhưng một số bé sẽ nhổ nó ra.

  • Rối loạn khả năng đọc hay chứng khó đọc (Dyslexia) là một khuyết tật về khả năng học tập có ảnh hưởng đến kỹ năng đọc và viết của một trẻ. Trẻ mắc chứng khó đọc thường gặp khó khăn trong việc hiểu được các chữ cái và phát âm của chữ có tác động đến nhau như thế nào?

  • Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ là khi trẻ có khó khăn trong việc truyền tải hoặc diễn đạt thông tin bằng các kỹ năng nói, viết, dùng ký hiệu hoặc cử chỉ. Đối với các bé ở độ tuổi mầm non, sự suy yếu của chức năng diễn đạt chưa được diễn tả rõ ràng bằng kỹ năng viết vì các bé chưa chính thức học viết.

  • Rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng muốn gây rối (Disruptive Mood Dysregulation Disorder) là một chẩn đoán tương đối mới trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần. Trẻ bị DMDD thường xuyên bộc lộ những cơn cáu giận dữ dội, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ khi ở nhà, ở trường hoặc khi ở cùng với bạn bè.

  • Rối loạn cách ứng xử mô tả các hành vi chống đối xã hội của trẻ em và trẻ vị thành niên. Mọi trẻ đều có thể thỉnh thoảng phá luật, còn trẻ có rối loạn ứng xử lặp đi lặp lại những hành vi bất thường như trộm cắp, nói dối, phá hại tài sản và tấn công người khác.

  • Rối loạn khả năng toán học hay còn gọi là chứng khó học toán là tình trạng một đứa trẻ có khả năng toán học thấp hơn rất nhiều so với mức bình thường đối với độ tuổi, khả năng trí tuệ và giáo dục của đứa trẻ đó.

  • Rối loạn giao tiếp xã hội được biểu hiện thông qua những trở ngại trong việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ xã hội (còn được gọi là giao tiếp thực dụng). Một đứa trẻ hay thiếu niên bị rối loạn này sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy tắc giao tiếp xã hội thông thường (bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể), tuân theo các quy tắc chung khi kể chuyện hoặc đối thoại (người này nói xong đến lượt người kia nói), đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc thay đổi ngôn ngữ để phù hợp với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của người nghe.

  • Nói lắp là bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 - 5 tuổi với các biểu hiện ấp úng, không rõ lời, lặp lại là, trẻ bối rối căng thẳng. Nếu không được chữa trị sớm trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học và giao tiếp sau này. Vì vậy, bài viết này đề cập đến những thông tin về biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục và chưa trị bệnh nói lắp ở trẻ để các ông bố, bà mẹ có thể tham khảo.