Rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng muốn gây rối ở trẻ

Rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng muốn gây rối (Disruptive Mood Dysregulation Disorder) là một chẩn đoán tương đối mới trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần. Trẻ bị DMDD thường xuyên bộc lộ những cơn cáu giận dữ dội, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ khi ở nhà, ở trường hoặc khi ở cùng với bạn bè.

Rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng muốn gây rối ở trẻ (DMDD) là gì?

Rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng muốn gây rối (Disruptive Mood Dysregulation Disorder) là một chẩn đoán tương đối mới trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần. Trẻ bị DMDD thường xuyên bộc lộ những cơn cáu giận dữ dội, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ khi ở nhà, ở trường hoặc khi ở cùng với bạn bè. Trước đây, những trẻ như vậy được chẩn đoán là rối loạn lưỡng cực, mặc dù chúng thường không có đầy đủ các dấu hiệu và triệu chứng. Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng trẻ bị DMDD thường không tiếp tục mắc rối loạn lưỡng cực ở tuổi trưởng thành. Chúng có khả năng phát sinh các vấn đề về trầm cảm hoặc lo âu.
Đôi khi trẻ cảm thấy bực bội, khó chịu, thất vọng hoặc buồn bã. Tuy cơn nóng giận là một cảm xúc bình thường trong quá trình phát triển của trẻ, nhưng khi trẻ thường xuyên bực bội, cáu kỉnh hoặc cơn nóng giận bộc lộ dữ dội, dai dẳng, và kéo dài liên tục, thì đó có thể là những dấu hiệu của rối loạn tâm trạng, trong đó có DMDD.

Rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng muốn gây rối
Rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng muốn gây rối. (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng của rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng muốn gây rối ở trẻ

  • Nóng giận cực độ ít nhất 3 lần một tuần;
  • Buồn bã, khó chịu hoặc bực bội hầu như mỗi ngày;
  • Phản ứng thái quá;
  • Trẻ ít nhất 6 tuổi;
  • Triệu chứng bắt đầu trước 10 tuổi;
  • Triệu chứng tồn tại ít nhất 1 năm;
  • Trẻ gặp trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường hay khi chơi cùng bạn bè.

Một số triệu chứng liên quan đến DMDD cũng xuất hiện trong các rối loạn tâm thần ở trẻ khác, như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và rối loạn thách thức chống đối. Một số trẻ bị DMDD cũng mắc một rối loạn thứ hai đi kèm, chẳng hạn như các vấn đề về khả năng chú ý hoặc lo lắng. Đó là lý do tại sao rối loạn này cần phải được bác sĩ có chuyên môn cao về sức khoẻ tâm thần đánh giá toàn diện.

Cần làm gì với trẻ bị rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng muốn gây rối?

Việc điều trị DMDD tùy thuộc vào nhu cầu của từng trẻ và gia đình chúng. Nó có thể bao gồm điều trị cá nhân, cũng như làm việc với gia đình hoặc trường học của trẻ. Đồng thời cũng có thể sử dụng thuốc để giúp giải quyết các triệu chứng cụ thể.
Cha mẹ của trẻ bị DMDD nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt về rối loạn này. Bạn nên đặt ra nhiều câu hỏi về những rủi ro và lợi ích của các phương pháp điều trị cụ thể trước khi quyết định điều gì là tốt nhất cho con mình. Nếu thắc mắc hoặc lo lắng về những phương pháp chẩn đoán và điều trị thay thế, bạn nên hỏi thêm ý kiến của một chuyên gia y tế khác hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý hoặc Tâm thần học trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị.
Gia đình có trẻ bị DMDD là một thử thách không dễ dàng gì. Phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bạn có đủ thông tin, sự hỗ trợ và giúp đỡ mà bạn cần.

Nguồn tham khảo: American Academy of Child & Adolescent Psychiatr.

Biên dịch bởi Khám từ xa Wellcare

- 24-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Thời đại nào, áp lực sống luôn tồn tại. Thế kỉ 21, chúng tăng lên, nhưng chỉ trở nên quá mức chịu đựng, một phần bởi điều kiện bám rễ ở môi trường Internet.

  • Rối loạn sự thích ứng là một dạng bệnh thuộc về tâm lý thần kinh, cần được quan tâm theo dõi từ gia đình và có kế hoạch điều trị từ bác sĩ. Bệnh nhân cảm thấy không thể đương đầu với mọi việc. Có thể có những triệu chứng cơ thể liên quan đến stress như mất ngủ, đau đầu, đau bụng, hoặc đau ngực hồi hộp.

  • Cuộc sống hiện đại gấp gáp đem đến quá nhiều nỗi phiền muộn. Căng thẳng, cô đơn, lo lắng, xung đột… tất cả đang gặm nhấm nguồn năng lượng sống của mỗi người. Có khi nào bạn thấy mình buồn bã, chán nản, không còn nghị lực để tiếp tục?  Đừng quá lo lắng!  Ưu tư, buồn phiền nào rồi sẽ qua, điều quan trọng là hãy đối xử tốt với bản thân mình. Bài viết này là món quà tặng gửi đến bạn đọc – nhất là những người đang trải qua những bất công, đau khổ đến mức nhiều khi chỉ muốn buông xuôi chấm dứt mọi thứ.

  • Chứng câm chọn lọc là một rối loạn lo âu khiến trẻ không nói được trong một số trường hợp cụ thể, ví dụ như khi đi học hoặc khi ở nơi đông người. Dù vậy, trẻ có thể nói chuyện bình thường với người thân và bạn bè khi không ai chú ý, hoặc khi trẻ ở nhà.

  • Rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) dùng để mô tả những trẻ có biểu hiện thường xuyên các triệu chứng kém chú ý, tăng hoạt động, xung động không phù hợp theo tuổi, những triệu chứng này đủ để gây ra suy kém các hoạt động chủ yếu trong đời sống hằng ngày (APA,2000)