Rối loạn khả năng đọc ở trẻ

Rối loạn khả năng đọc hay chứng khó đọc (Dyslexia) là một khuyết tật về khả năng học tập có ảnh hưởng đến kỹ năng đọc và viết của một trẻ. Trẻ mắc chứng khó đọc thường gặp khó khăn trong việc hiểu được các chữ cái và phát âm của chữ có tác động đến nhau như thế nào?

Rối loạn khả năng đọc ở trẻ là gì?

Rối loạn khả năng đọc hay chứng khó đọc (Dyslexia) là một khuyết tật về khả năng học tập có ảnh hưởng đến kỹ năng đọc và viết của một trẻ. Trẻ mắc chứng khó đọc thường gặp khó khăn trong việc hiểu được các chữ cái và phát âm của chữ có tác động đến nhau như thế nào. Bé cũng gặp khó khăn trong việc phát âm các từ một cách rõ ràng và kém khả năng phân tách các âm thanh trong câu nói. Đây là nguyên nhân cơ bản gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đọc và viết của trẻ.
Hội chứng này không có liên quan đến trí tuệ hay hành vi của trẻ. Trẻ mắc hội chứng khó đọc vẫn có trí tuệ bình thường như những trẻ em khác ở cùng độ tuổi. Mặc dù chứng khó đọc có ảnh hưởng đến mỗi đối tượng rất khác nhau nhưng hầu hết những trẻ em mắc hội chứng này đều cần được hỗ trợ thêm trong việc đọc và viết. Chứng khó đọc là một căn bệnh khá phổ biến và có ảnh hưởng đến khoảng 5 – 10% trẻ em.

Rối loạn khả năng đọc ở trẻ
Rối loạn khả năng đọc ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây ra rối loạn khả năng đọc ở trẻ

Chứng khó đọc là một căn bệnh thuộc hệ thần kinh gây ra bởi sự bất thường trong quá trình não bộ nhận biết những từ ngữ. Chứng khó đọc có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp và mọi khả năng trí tuệ. Hội chứng này có thể di truyền trong gia đình. Cha mẹ bị mắc chứng khó đọc cũng thường sinh ra những đứa trẻ mắc phải hội chứng này. Tuy nhiên, trẻ vẫn sẽ có khả năng mắc chứng khó đọc ngay cả khi không ai trong gia đình gặp khó khăn khi đọc viết.

Cách nhận biết trẻ mắc chứng khó đọc

Triệu chứng chính của chứng khó đọc đó là trẻ không thể đọc một cách trôi chảy như những trẻ em khác ở cùng độ tuổi và cấp học. Trẻ mắc hội chứng này sẽ thường xuyên gặp phải những vấn đề về phát âm từ ngữ và học các chữ cái. Khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ gặp khó khăn khi đánh vần và đọc to các từ. Những khó khăn khác mà trẻ có thể gặp phải bao gồm:

  • Việc học cách nói chuyện;
  • Phân tách các từ thành âm thanh;
  • Không hiểu nhịp điệu câu nói;
  • Nhớ các công thức  toán học;
  • Học một ngoại ngữ mới;
  • Tổ chức sắp xếp các ý kiến.

Không phải tất cả mọi trẻ em gặp những khó khăn trên đều sẽ mắc chứng khó đọc. Có một sự thật là những người mắc hội chứng này thường bị đọc ngược. Viết chữ ngược và đảo từ cũng là những dấu hiệu của hội chứng khó đọc.

Cách nhận biết rối loạn khả năng đọc ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Điều trị rối loạn khả năng đọc ở trẻ

Chứng khó đọc là một căn bệnh có tính chất lâu dài. Hội chứng này thường được điều trị bằng cách cho trẻ tham gia các lớp học đặc biệt được giảng dạy bởi những giáo viên, gia sư hay những chuyên gia đã được đào tạo bài bản. Họ sẽ giúp trẻ mắc phải hội chứng này phát triển được khả năng đọc và đánh vần. Trẻ mắc chứng khó đọc cũng cần thêm những hỗ trợ tại trường học như việc nghe và ghi âm trước bài giảng hay cần thêm thời gian để làm bài kiểm tra.
Mặc dù hầu hết trẻ mắc chứng khó đọc đều có trí tuệ bình thường song chúng cũng sẽ thường bị đánh giá thấp do những khó khăn trong việc đọc. Càng lên các lớp cao hơn, trẻ sẽ càng gặp phải nhiều vấn đề hơn do việc đọc bài đã trở thành một phần quan trọng trong việc học ở trường. Do vậy điều quan trọng là phải khuyến khích trẻ mắc hội chứng này tiếp tục nỗ lực trong việc cải thiện khả năng đọc dù đó là một việc vô cùng khó khăn. Với những hỗ trợ phù hợp, nhiều trẻ mắc chứng bệnh này vẫn sẽ đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp.

Cha mẹ nên làm gì nếu nghi ngờ trẻ mắc chứng khó đọc?

Trẻ được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì càng dễ vượt qua những rào cản và khó khăn khi mắc phải căn bệnh này. Nếu bạn cho rằng con bạn có dấu hiệu của chứng khó đọc, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý và giáo viên của con. Họ có thể giúp đỡ bạn trong việc đánh giá xem liệu có trẻ có thực sự mắc phải hội chứng này hay không.

- 24-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn trầm cảm kinh niên (dysthymia; DD) hợp nhất việc chẩn đoán dysthymia và trầm cảm mạn tính (chronic depression). Rối loạn này còn được biết dưới tên rối loạn trầm cảm chức năng cao. Các rối loạn này được đặc trưng bởi sự tồn tại dai dẳng của các triệu chứng trong ít…

  • Thuật ngữ gaslight (nghĩa đen: “Thắp sáng đèn ga”) đến từ vở kịch Gas Light (1983) nói về hành vi bạo hành tâm lý có hệ thống của nhân vật Jack Manningham lên vợ ông là Bella Manningham.Đây là một dạng bạo hành tâm lý rất hiệu quả vì nó khiến nạn nhân tự nghi ngờ cảm xúc, bản năng và sự tỉnh táo của mình. Khi đó, kẻ bạo hành sẽ có rất nhiều quyền lực lên nạn nhân và có thể dễ dàng kiểm soát nạn nhân.

  • Công việc tại các lò giết mổ động vật có mối liên hệ với nhiều chứng rối loạn như rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD) và căng thẳng do tham gia vào các hành vi bạo lực (PITS).

  • Chứng rối loạn cực khoái là một tình trạng xảy ra khi một người khó đạt cực khoái, ngay cả khi đang có kích thích tình dục. Khi xảy ra ở phụ nữ, bệnh được gọi là rối loạn cực khoái nữ. Tương tự, nam giới cũng có thể gặp rối loạn cực khoái nhưng ít phổ biến hơn.

  • Cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào những điều bản thân hài lòng trong cuộc sống, sức khỏe và người thân yêu. Cảm xúc hài lòng khi đã nỗ lực vượt qua những thử thách sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trở nên tốt đẹp hơn, mang đến cảm giác hạnh phúc, mãn nguyện hơn.

  • Khi vật lộn với căn bệnh tâm lý của mình, đôi lúc, bạn có thể trở thành kẻ thù lớn nhất của bản thân. Không tác động nào và không một ai có thể gây hại đến bạn hơn chính bản thân bạn.