Rối loạn phản ứng gắn bó ở trẻ

Rối loạn phản ứng gắn bó là loại rối loạn được hình thành và phát triển khi trẻ không cảm thấy thoải mái, thiếu thốn tình thương và sự chăm sóc từ người nuôi dưỡng trẻ. Rối loạn phản ứng gắn bó được xếp vào nhóm “Rối loạn Chấn thương và các rối loạn liên quan đến tác nhân gây stress” trong Sách hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần, Ấn bản lần thứ năm. 

Rối loạn phản ứng gắn bó là gì?

Rối loạn phản ứng gắn bó là loại rối loạn được hình thành và phát triển khi trẻ không cảm thấy thoải mái, thiếu thốn tình thương và sự chăm sóc từ người nuôi dưỡng trẻ. Rối loạn phản ứng gắn bó được xếp vào nhóm “Rối loạn Chấn thương và các rối loạn liên quan đến tác nhân gây stress” trong Sách hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần, Ấn bản lần thứ năm. Tuy nhiên, trong số những trẻ em bị bỏ bê nghiêm trọng, rối loạn này cũng không phổ biến, chiếm ít hơn 10%.

Rối loạn phản ứng gắn bó. (Ảnh: Wise Geek)

Triệu chứng của rối loạn phản ứng gắn bó

Một đặc điểm quan trọng có thể nhận thấy ở những đứa trẻ bị rối loạn phản ứng gắn bó là trẻ không biết hoặc thể hiện không rõ ràng sự gắn bó đối với người chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Ví dụ, người ta quan sát thấy một trẻ sơ sinh bị rối loạn gắn bó hiếm khi tìm kiếm sự hỗ trợ, bảo vệ hoặc nuôi dưỡng từ người chăm sóc nó.
Người ta cho rằng những trẻ em bị chứng rối loạn phản ứng gắn bó có khả năng hình thành các gắn bó chọn lọc; đó là bởi vì không có bất kỳ vấn đề tâm lý thần kinh hay y khoa nào có thể giải thích được việc trẻ không thể hình thành một mối quan hệ vững chắc với ba mẹ hay người chăm sóc. Tuy nhiên, bởi vì sự tiếp xúc và nuôi dưỡng trong suốt những năm đầu phát triển bị giới hạn (ví dụ như trẻ bị bỏ lơ), nên trẻ không thể biểu lộ những hành vi gắn bó chọn lọc.

  • Trẻ kiểm soát và xử lí cảm xúc của mình một cách độc lập.
  • Không tìm kiếm hay tiếp cận người chăm sóc để nhận sự hỗ trợ, nuôi dưỡng và bảo vệ.
  • Thiếu những món đồ gắn bó yêu thích.
  • Không hứng thú với những trò chơi mang tính tương tác.
  • Sẽ không thường xuyên đặt câu hỏi.
  • Khi người chăm sóc trẻ không thường xuyên vỗ về an ủi, những đứa trẻ bị rối loạn sẽ không phản ứng lại. Ví dụ, nếu cha mẹ an ủi trẻ khi trẻ cảm thấy khó chịu, đứa bé có thể sẽ cảm thấy bối rối, xa cách, hoặc không chịu ôm lại ba mẹ. Bé cũng sẽ không đưa tay ra khi cha mẹ muốn bế bé.

Về cơ bản, trẻ đã không được học cách chấp nhận hoặc đón chờ một phản ứng xoa dịu an ủi. Vậy nên, trẻ mắc chứng rối loạn phản ứng gắn bó có thể biểu hiện ít hoặc không thể hiện những cảm xúc tích cực (ví dụ như không cười) khi tương tác với người chăm sóc trẻ. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc, dẫn đến việc biểu lộ các loại cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như sợ hãi, buồn bã, hoặc khó chịu trong những trường hợp không cần thiết.
Không nên thực hiện chẩn đoán ở những trẻ chưa hình thành gắn bó có chọn lọc. Vì lý do này, trẻ phải từ 9 tháng tuổi trở lên mới được thực hiện chẩn đoán rối loạn phản ứng gắn bó.

Có hai dạng rối loạn liên kết gắn bó:

  • Kéo dài dai dẳng: là loại rối loạn kéo dài trong hơn 12 tháng.
  • Nghiêm trọng là loại rối loạn trong đó trẻ có tất cả các triệu chứng rối loạn, và các triệu chứng biểu hiện ở mức tương đối nghiêm trọng.

Nguồn tham khảo: https://psychcentral.com/disor...

- 24-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn lưỡng cực là một loại rối loạn đặc trưng bởi giai đoạn trầm cảm có thể theo sau giai đoạn hưng cảm. Bất thường trong não và những nguy cơ khác là nguyên nhân gây ra sự thay đổi bất thường trong tâm trạng, năng lượng, mức độ hoạt động và khả năng hoạt động hàng ngày, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và những mối quan hệ. Nếu không được điều trị, rối loạn này có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm, hủy hoại những mối quan hệ và sự nghiệp của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tự tử.

  • Trầm cảm là một bệnh thường gặp và rất nguy hiểm, nó ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày và gây đau khổ cho cả bạn và những người quan tâm đến bạn.

  • Chậm phát triển tâm thần ở trẻ hay còn gọi là chậm phát triển trí tuệ ở trẻ hoặc trẻ chậm khôn. Chậm phát triển tâm thần không phải là vấn đề thuộc tâm bệnh học nhưng trẻ chậm phát triển tâm thần có nguy cơ cao 3-4 lần mắc các vấn đề về tâm bệnh lý so với các thành viên trong dân số chung, hơn nữa trẻ chậm phát triển tâm thần thường hay bị lạm dụng về thể chất và tình dục.

  • Bạo hành trong tình yêu (Intimate partner violence- IPV/Domestic abuse/Spousal abuse) là hiện tượng một trong hai đối tác của một mối quan hệ lãng mạn cố gắng kiểm soát người còn lại (một cách thái quá). Một mối quan hệ lãng mạn, lành mạnh sẽ làm bạn cảm thấy hạnh phúc, yêu bản thân, yêu người ấy, đồng thời cũng thoải mái, tự do, và không ràng buộc. Tình yêu có thể được định nghĩa bởi nhiều cách khác nhau, nhưng nếu có ai đó cố gắng định nghĩa với bạn rằng tình yêu là làm tổn thương nhau, hãy nói không với người đó.

  • Nhạy cảm là hoàn toàn bình thường, nhưng nhạy cảm quá mức lại trở nên có hại. Quá nhạy cảm có thể làm bạn tin rằng những điều bạn tưởng tượng hoặc những hành động không cố ý là đúng. Giải nghĩa sai những tương tác xảy ra hàng ngày có thể ngăn bạn có một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh.  Kiểm soát sự nhạy cảm với những kiến thức cơ bản, sự tự tin và khả năng tự phục hồi sẽ giúp bạn không phản ứng thái quá với những sự kiện hàng ngày trong cuộc sống.