Rối loạn giao tiếp xã hội ở trẻ

Rối loạn giao tiếp xã hội được biểu hiện thông qua những trở ngại trong việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ xã hội (còn được gọi là giao tiếp thực dụng). Một đứa trẻ hay thiếu niên bị rối loạn này sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy tắc giao tiếp xã hội thông thường (bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể), tuân theo các quy tắc chung khi kể chuyện hoặc đối thoại (người này nói xong đến lượt người kia nói), đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc thay đổi ngôn ngữ để phù hợp với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của người nghe.

Rối loạn giao tiếp xã hội là gì?

Rối loạn giao tiếp xã hội được biểu hiện thông qua sự trở ngại trong việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ xã hội (còn được gọi là giao tiếp thực dụng). Một đứa trẻ hay thiếu niên bị rối loạn này sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy tắc giao tiếp xã hội thông thường (bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể), tuân theo các quy tắc chung khi kể chuyện hoặc đối thoại (người này nói xong đến lượt người kia nói), đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc thay đổi ngôn ngữ để phù hợp với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của người nghe.
Tình trạng này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc đối thoại và cư xử với người khác, và thậm chí có thể ảnh hưởng đến thành tích học tập trẻ.

Rối loạn giao tiếp xã hội

(Nguồn: Shutter Stock)

Rối loạn này thường được chẩn đoán khi trẻ được 5 tuổi, vì giai đoạn này, trẻ đã có thể phát triển đầy đủ khả năng nói và khả năng ngôn ngữ.

Triệu chứng thường gặp của rối loạn giao tiếp xã hội

Trẻ liên tục gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, được biểu hiện qua tất cả những điều sau:

  • Hạn chế trong việc dùng khả năng giao tiếp của mình cho các mục đích xã hội, như chào hỏi và chia sẻ thông tin để phù hợp với bối cảnh xã hội.
  • Trở ngại trong việc thay đổi cách giao tiếp để phù hợp với tình huống hoặc nhu cầu của người nghe, chẳng hạn trẻ sẽ không nhận thức được nói chuyện ở ngoài sân chơi sẽ khác với nói chuyện trong lớp học, nói chuyện với trẻ con sẽ khác nói với người lớn, cũng như không biết tránh cách nói chuyện trang trọng quá mức cần thiết.
  • Gặp khó khăn trong việc tuân theo quy tắc về đối thoại và kể chuyện, chẳng hạn như thay đổi vai trò nghe-nói khi đối thoại, giải thích lại khi gặp hiểu lầm, cách sử dụng các ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể để điều chỉnh sự tương tác.
  • Khó khăn trong việc hiểu những thứ không được diễn đạt rõ ràng (ví dụ như những thứ được yêu cầu phải có khả năng suy luận), nghĩa bóng hoặc ý nghĩa mơ hồ của ngôn ngữ mà chỉ có thể giải thích khi có ngữ cảnh cụ thể (ví dụ như thành ngữ, chuyện cười, ẩn dụ, từ nhiều nghĩa).

Thiếu hụt khả năng giao tiếp gây ra những hạn chế mang tính chức năng. Trẻ gặp trở ngại trong việc giao tiếp hiệu quả, tham gia các hoạt động xã hội, các mối quan hệ; ảnh hưởng đến thành tích học tập, và kết quả hoạt động của cá nhân hoặc đồng đội.

Những triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn phát triển sớm của trẻ.

Các triệu chứng không liên quan nhiều đến một rối loạn tâm thần khác và không phải do tình trạng y khoa hoặc thần kinh nói chung gây ra, hoặc do thiếu khả năng lĩnh hội các cấu trúc từ và ngữ pháp. Tình trạng này cũng không liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật về trí tuệ hoặc chậm phát triển toàn bộ.

Nguồn tham khảo: https://psychcentral.com/disor...

Biên dịch bởi Khám từ xa Wellcare

- 24-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Technology has transformed modern life, and now it is changing the mental health landscape, transforming the way social workers, counselors, therapists, and clinical psychologists provide mental health services.

  • Rối loạn trầm cảm kinh niên (dysthymia; DD) hợp nhất việc chẩn đoán dysthymia và trầm cảm mạn tính (chronic depression). Rối loạn này còn được biết dưới tên rối loạn trầm cảm chức năng cao. Các rối loạn này được đặc trưng bởi sự tồn tại dai dẳng của các triệu chứng trong ít…

  • Chậm phát triển tâm thần ở trẻ hay còn gọi là chậm phát triển trí tuệ ở trẻ hoặc trẻ chậm khôn. Chậm phát triển tâm thần không phải là vấn đề thuộc tâm bệnh học nhưng trẻ chậm phát triển tâm thần có nguy cơ cao 3-4 lần mắc các vấn đề về tâm bệnh lý so với các thành viên trong dân số chung, hơn nữa trẻ chậm phát triển tâm thần thường hay bị lạm dụng về thể chất và tình dục.

  • Cơn hoảng loạn (panic attack) là một giai đoạn lo âu căng thẳng dữ dội diễn ra trong thời gian ngắn, gây ra cảm giác sợ hãi mãnh liệt cho cơ thể. Trạng thái đó có thể bao gồm nhịp tim tăng nhanh, hô hấp khó khăn, chóng mặt, cơ thể run lên và bị căng cơ. Các cơn hoảng loạn xảy đến thường xuyên, không đoán trước được và thường không liên quan đến bất kỳ mối đe doạ từ bên ngoài nào. 

  • Bướng bỉnh, nông nổi, không nghe lời, hét lên chẳng vì lý do gì, thích độc lập… là những từ/cụm từ được dùng để mô tả tâm lý tuổi teen - giai đoạn phát triển của con người từ 13 - 19 tuổi. Đây là lứa tuổi não bộ phát triển nhất, song cũng là độ tuổi khiến cha mẹ phải đau đầu.