Van tim

Nếu van tim bị chít hẹp, lượng máu bơm qua van cho mỗi lần bóp sẽ quá ít. Còn nếu van tim bị hở (đóng không kín), một lượng máu khi vận chuyển qua van sẽ bị trào ngược trở lại vùng tim trước đó trong mỗi nhát bóp. Trong cả hai trường hợp, tim phải làm
Thursday, 19/10/2017

Bệnh van tim là gì?

Nếu van tim bị chít hẹp, lượng máu bơm qua van cho mỗi lần bóp sẽ quá ít. Còn nếu van tim bị hở (đóng không kín), một lượng máu khi vận chuyển qua van sẽ bị trào ngược trở lại vùng tim trước đó trong mỗi nhát bóp. Trong cả hai trường hợp, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ số lượng máu theo yêu cầu, cơ của một hay nhiều vùng tim có thể bị dày lên, hậu quả là tim to ra.

(Ảnh minh họa)

Một số bệnh van tim có thể gây ra những rung động khi máu luân chuyển, gọi là tiếng thổi của tim. Một số rối loạn van tim khác có thể làm tăng nguy cơ gây loạn nhịp tim, suy tim, cơn đau tim, đột quỵ hoặc nhiễm trùng tim. Nhiều bệnh van tim, đặc biệt là bệnh hở van hai lá có rất ít hoặc không có triệu chứng rõ rệt, nhất là trong giai đoạn đầu. Trường hợp hẹp hở hai lá tiến triển sẽ gây khó thở, đau thắt ngực, mệt mỏi và những triệu chứng suy tim khác. Những rối loạn của van động mạch phổi gây da xanh tái, bàn chân và bàn tay lạnh. Hẹp van động mạch chủ yếu có thể gây chóng mặt, thậm chí ngất xỉu nhất là khi gắng sức. Hầu hết các bệnh van tim, đặc biệt là bệnh hẹp hở van động mạch chủ là bẩm sinh. Hẹp van hai lá thường là hậu quả của bệnh thấp tim. Bệnh của van ba lá bao giờ cũng kết hợp với những bệnh van tim khác hoặc các bệnh về phổi. Các bệnh van tim nhẹ có thể không cần điều trị. Với một số trường hợp, chỉ cần dùng thuốc để dự phòng hình thành cục máu đông, làm chậm nhịp tim, tránh loạn nhịp hoặc giảm ứ đọng dịch trong cơ thể. Với những bệnh van tim nặng, có thể phải phẫu thuật để tạo hình hoặc thay van. Một số bệnh van tim đe dọa tính mạng cần phải được can thiệp ngay bằng phẫu thuật.

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh van tim

Nói về các bệnh về van tim có nhiều kiểu loại khác nhau, dưới đây là một số biểu hiện thường thấy với một số bệnh tiêu biểu về van tim:

  • Hẹp van động mạch chủ:
    • Đau ngực
    • Ngất (khi gắng sức): Giãn mạch ngoại biên (ví dụ: khi cung cấp máu đến cơ) trong điều kiện liều lượng tim cố định tưới máu não không đủ.
    • Suy tim: Khó thở hoặc phù phổi nếu nặng.
  • Hở van hai lá:
    • Cấp tính: Phù phổi, tụt huyết áp.
    • Mãn tính: Khó thở nặng dần lên khi gắng sức, mệt, rung nhĩ, tăng áp phổi.
  • Hẹp van hai lá:
    • Khó thở, phù phổi (nếu hậu thấp, triệu chứng thường bắt đầu trong khoảng 30 - 40 tuổi). Yếu tố thúc đẩy: Tim nhanh, quá tải về thể tích rung nhĩ.
    • Rung nhĩ: Tai biến lấp mạch (đặc biệt là trong rung nhĩ hoặc viêm nội tâm mạc).
    • Triệu chứng phổi: Ho ra máu, thường bị viêm phế quản (do ứ huyết), tăng áp động mạch phổi.
  • Sa van hai lá:
    • Không triệu chứng.
    • Đau ngực, rung nhĩ, ngất hoặc đột quỵ.

Nguyên nhân gây bệnh van tim

Hẹp van động mạch chủ

  • Bệnh tim bẩm sinh : Chiếm 50% ở bệnh nhân < 70 tuổi.
  • Bệnh tim do thoái hoá : Chiếm 50% ở bệnh nhân > 70 tuổi. Bệnh tim hậu thấp (hẹp van động mạch chủ thường đi kèm với hở van động mạch chủ).
  • Giống hẹp van động mạch chủ: Bệnh cơ tim phì đại.

Hẹp van 2 lá

  • Hậu thấp bẩm sinh, u nhầy, huyết khối, viêm ban
  • Hẹp hai lá thứ phát sau vôi hoá vòng van hai lá.

Hở van động mạch chủ

Hở van 2 lá

  • Thoái hoá dạng nhầy.
  • Bất thường lá van: viêm nội tâm mạc, hậu thấp, viêm gan, viêm van (bệnh collagen), bẩm sinh.
  • Dãn vòng van: mọi nguyên nhân làm dãn thất T.
  • Đứt dâu chằng trụ cơ: tự nhiên, viêm nội tâm mạc, bệnh collagen.
  • Rối loạn chức năng cơ nhú: thiếu máu cơ tim/nhồi máu cơ tim (thường bị cơ nhú sau vì nó chỉ được cung cấp một mình nhánh xuống sau của động mạch vành P trong khi cơ nhú trước bên được cung cấp bởi nhánh chéo và nhánh bờ), bệnh cơ tim, thâm nhiễm.

Chẩn đoán bệnh bệnh van tim

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh hẹp van hai lá

  • Điện tâm đồ: lớn nhĩ trái (phải, 2 lá), có thể rung nhĩ, có thể phì đại thất phải.
  • X-quang ngực: nhĩ trái giãn (kéo thẳng bờ trái tim, hình bóng đôi bên phải, gốc phế quản bên trái nâng lên).
  • Siêu âm tim: đánh giá khuynh độ áp lực, đo diện tích mở van hai lá, cho điểm van hai lá (dựa trên độ di động lá van, sự vôi hoá).
  • Thông tim: khuynh độ áp lực đo đồng thời ở thất trái và mao mạch phổi bít, đo diện tích mở van.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh hẹp van động mạch chủ

  • Điện tâm đồ: phì đại thất trái, lớn nhĩ trái, block nhánh trái.
  • X-quang ngực: giãn động mạch chủ sau hẹp van, vôi hoá van động mạch chủ, ứ huyết phổi.
  • Siêu âm tim: hình dạng van, đo độ chênh áp, đo diện tích lỗ van.
  • Thông tim: đo điện tích lỗ van, loại trừ bệnh động mạch vành đi kèm, đo độ chênh áp lực giữa thất trái và động mạch chủ.

Xét nghiệm, chẩn đoán bệnh hở van hai lá

  • Điện tâm đồ: Lớn nhĩ, phì đại thất trái, có thể rung nhĩ.
  • X-quang ngực: giãn nhĩ, giãn thất trái, có thể có u huyết phổi.
  • Siêu âm tim: mức độ hở van hai lá (dựa trên kích thước dòng phụ ngược) và chức năng thất trái (EF vượt quá mức bình thường khi còn bù, EF <60% khi hở van hai lá nặng suy thất trái).
  • Thông tim: sóng V của đường biểu diễn áp lực mao mạch phổi bít, thất trái đồ biết mức độ hở van hai lá và EF của thất trái.

Xét nghiệm, chẩn đoán bệnh hở van động mạch chủ

  • Điện tâm đồ: phì đại thất trái, trục lệch.
  • X-quang ngực: bóng tim to, có thể có giãn gốc động mạch chủ.
  • Siêu âm tim: mức độ nặng của hở van động mạch chủ (dựa trên kích thước của dòng trào ngược và sự hiện diện của dòng trào ngược ở động mạch chủ xuống) và đánh giá kích thước và chức năng của thất trái.

Điều trị bệnh van tim

Ðiều trị nội khoa có thể làm giảm triệu chứng và cải thiện bản chất tự nhiên của bệnh van tim. Hiểu rõ về sinh lý bệnh của các tổn thương van tim khác nhau và các thay đổi huyết động hy vọng sẽ giúp sử dụng điều trị thuốc hợp lý hơn.Mặc dù có rất ít chứng cứ chất lượng cao để hướng dẫn điều trị nội khoa bệnh van tim, nhưng đây là một lĩnh vực quan trọng về tim mạch vì 2 lý do sau:

  • Thứ nhất, có rất nhiều người lớn tuổi nguy cơ cao với bệnh van tim thoái hoá có triệu chứng mà không thể can thiệp ngoại khoa vì nguy cơ khi mổ và điều trị nội khoa là chọn lựa thiết thực nhất.
  • Thứ hai, có một viễn cảnh thực tế là điều trị nội khoa làm thay đổi tiến triển tự nhiên của một vài bệnh van tim, cho nên có thể trì hoãn hoặc tránh can thiệp ngoại khoa.

Ðiều trị nội khoa có thể làm thay đổi bệnh sử tự nhiên của bệnh van tim bằng hai cách:

  • Thứ nhất: Điều trị nội khoa làm chậm tiến triển bệnh van tim, làm chậm xơ hoá, sẹo hoá và canxi hóa bằng cách dùng kháng viêm trong vài thể của bệnh van tim thoái hóa và hậu thấp.
  • Thứ hai: Điều trị nội khoa có thể phòng ngừa và cải thiện tác hại của bệnh cơ tim thứ phát - ví dụ, điều trị thuốc giãn mạch có thể giúp bảo vệ cơ tim trong những bệnh nhân quá tải thể tích thất trái do hở van hai lá hoặc hở van động mạch chủ mạn tính.

Phòng ngừa bệnh van tim

Đã có nhiều bệnh nhân tử vong do không được điều trị hay điều trị muộn, đến bệnh viện trong tình trạng đã quá nặng. Không thể trách cứ người bệnh khi mà phần lớn họ rất nghèo, không thể theo đuổi quá trình điều trị khá lâu dài và tốn kém.Vai trò của nhà nước, của các tổ chức xã hội trong hỗ trợ tài chính cho người bệnh điều trị tuy là một yêu cầu rất cấp thiết nhưng quan trọng hơn cả là việc phòng ngừa để bệnh đừng xảy ra.Bệnh hay xảy ra khi người bệnh sống trong môi trường ẩm thấp, thiếu vệ sinh… Do đó việc cải tạo môi trường sống, nâng cao chất lượng sống, tìm cách thoát nghèo là một yếu tố rất quan trọng.Nếu bệnh nhân đã bị bệnh thấp tim cần phải có chế độ khám định kỳ, uống hoặc tiêm kháng sinh liên tục cho đến năm 25 tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

*Theo Sức khỏe & Đời sống *

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2025 • Wellcare • All Rights Reserved