Rung nhĩ (Rung tâm nhĩ)

Rung nhĩ (hay rung tâm nhĩ) là một loại rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi tim có hiện tượng một nhịp tim đập bất thường, hay còn gọi là loạn nhịp. Khi tim bị loạn nhịp, các cơ trông như đang rung thay vì co lại như thông thường.

Định nghĩa Bệnh Rung nhĩ (Rung tâm nhĩ)

Bệnh Rung nhĩ (Rung tâm nhĩ)

Rung nhĩ (rung tâm nhĩ) là bệnh gì?

Rung nhĩ (hay rung tâm nhĩ) là một loại rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi tim có hiện tượng một nhịp tim đập bất thường, hay còn gọi là loạn nhịp. Khi tim bị loạn nhịp, các cơ trông như đang rung thay vì co lại như thông thường.

Những ai thường mắc phải chứng rung nhĩ (rung tâm nhĩ)?

Rung nhĩ thường gặp hơn ở những người mắc một bệnh lý tim mạch nào đó như:
  • Tăng huyết áp;
  • Người bị xơ vữa động mạch;
  • Những người mắc bệnh van tim.
Rung nhĩ cũng có thể xảy ra ở người mắc bệnh phổi mãn tính tắc nghẽn, cường chức năng tuyến giáp hoặc một số bệnh tim bẩm sinh, tuy nhiên những trường hợp này thường hiếm gặp hơn.;

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của rung nhĩ (rung tâm nhĩ) là gì?

Các triệu chứng của rung nhĩ bao gồm:
  • Cảm thấy tim đập bất thường hoặc quá nhanh (đánh trống ngực);
  • Khó thở;
  • Đau ngực;
  • Ngất xỉu;
  • Cảm thấy mệt mỏi và không thể vận động
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy gặp bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng như chóng mặt, đau ngực hoặc đau thắt ngực, ngất hoặc khó thở. Bác sĩ sẽ đo điện tâm đồ cho bạn để kiểm tra bạn có bị mắc rung tâm nhĩ hay rối loạn nhịp tim không. Trong trường hợp bạn đang điều trị bệnh rung tâm nhĩ, hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn gặp các tác dụng phụ của thuốc.;

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra rung nhĩ (rung tâm nhĩ) là gì?
Tuổi tác là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh rung nhĩ, người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc rung nhĩ hơn bình thường.
Ngoài ra, bệnh có thể xảy ra do các vấn đề sức khỏe khác như:
  • Tiểu đường;
  • Cường giáp;
  • Bệnh van 2 lá;
  • Tăng huyết áp;
  • Các bệnh về phổi;
  • Suy tim sung huyết (CHF);
  • Hút thuốc, uống nhiều cafein, rượu và các chất kích thích.;

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị rung nhĩ (rung tâm nhĩ)?
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh rung tâm nhĩ là:
  • Tuổi tác: người càng cao tuổi càng dễ mắc bệnh rung nhĩ;
  • Béo phì;
  • Uống rượu;
  • Tăng huyết áp;
  • Bệnh tim: bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, tiền căn nhồi máu cơ tim…;
  • Tiền sử gia đình có người bị rung nhĩ;
Các bệnh mãn tính khác như bệnh tuyến giáp, ngưng thở khi ngủ, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường, bệnh thận mạn và bệnh phổi.;

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị rung nhĩ (rung tâm nhĩ)?

Kiểm soát nhịp tim và tần số rung bằng thuốc là quan trọng nhất. Những loại thuốc này là các thuốc chống loạn nhịp và được sử dụng để làm chậm tần số tim, làm cho tim đập bình thường trở lại.
Một số trường hợp, các cục máu đông có thể xuất hiện do biến chứng của rung nhĩ. Các thuốc chống đông máu như Warfarin (Coumadin) sẽ làm tan các cục máu đông hoặc ngăn ngừa việc đông máu. Thuốc này dễ gây ra bầm tím hoặc chảy máu, vì vậy nồng độ của thuốc phải được kiểm tra thường xuyên.
Các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp sốc điện để điều trị hiện tượng nhịp đập bất thường (gọi là khử rung). Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ sốc điện ngắn cho tim của bạn với mục đích ngăn chặn kịp thời tất cả các hoặc động điện của tim để tim sẽ trở lại bình thường. Ngoài ra, đau ngực, hạ huyết áp và các triệu chứng khác có thể cần được khử rung khẩn cấp.
Thông tim hoặc phẫu thuật (thủ thuật maze) có thể được áp dụng để phá hủy phần tim gây ra rung tâm nhĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rung nhĩ (rung tâm nhĩ)?

Bác sĩ sử dụng điện tâm đồ (ECG) để quan sát cách thức đập và hoạt động của tim. Ngoài ra, bác sĩ có thể kiểm tra các chuyển động của tâm nhĩ bằng cách siêu âm tim. Nếu cơn rung tâm nhĩ của bạn xuất hiện từng đợt, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị ghi nhịp tim có thể mang theo người (máy theo dõi Holter) nhằm theo dõi tiến triển của bệnh.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rung nhĩ (rung tâm nhĩ)?
  • Rung nhĩ có thể được kiểm soát nếu:
  • Dùng khẩu phần ăn có đủ dinh dưỡng cho tim (ít béo và cholesterol);
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý;
  • Hạn chế căng thẳng và stress;
  • Tập thể dục để tim được vận động;
  • Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời kiểm tra nồng độ máu thường xuyên.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hoá. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là ỉa lỏng và nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến mất nước - điện giải, truỵ tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu
  • 28-05-2018
    U nang buồng trứng là một khối chứa dịch lỏng nằm trong hoặc bên trên buồng trứng. Hầu hết, các u nang buồng trứng này đều vô hại và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.
  • 17-10-2018

    Bệnh viêm buồng trứng là bệnh viêm nhiễm trên buồng trứng do vi khuẩn gây ra, thông thường sẽ phát sinh bệnh cùng với một số bệnh khác như viêm ống dẫn trứng, viêm phúc mạc vùng chậu, rất hiếm khi bệnh đơn phát. Khi bị viêm buồng trứng có thể gây ra...

  • 29-10-2018

    Sức khỏe tinh thần bao gồm sự khỏe mạnh về cảm xúc, tâm lý, khả năng nhận thức và giao tiếp xã hội. Cũng như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bạn có thể bị tổn thương do các bệnh tâm lý – thần kinh. Đây là một bệnh ảnh hưởng đến não

  • 04-10-2018

    Thông thường, viêm phổi khởi phát sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên (viêm mũi, họng) với các triệu chứng xuất hiện sau 2-3 ngày. Dịch tiết, xác bạch cầu và những tế bào biểu mô đường hô hấp bong ra kết hợp lại với nhau trong đường dẫn khí ở phổi,

  • 28-05-2018
    Lẹo mắt nhìn giống như mụn ngay cạnh lông mi. Lẹo sẽ xuất hiện nhanh chóng khi chân lông mi bị chặn. Nó có thể hình thành ở mặt trong hoặc mặt ngoài mi mắt. Lẹo thường đi kèm với mủ. Trong nhiều trường hợp, lẹo sẽ tự biến mất sau vài ngày. Trong thời