Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gây ra do hệ miễn dịch, làm viêm mô liên kết và có thể tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi có vấn đề với hệ miễn dịch làm cho nó tự tấn công cơ thể. Bệnh ảnh hưởng đến khớp, da, phổi, tim, mạch máu,

Định nghĩa Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gì?
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gây ra do hệ miễn dịch, làm viêm mô liên kết và có thể tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi có vấn đề với hệ miễn dịch làm cho nó tự tấn công cơ thể. Bệnh ảnh hưởng đến khớp, da, phổi, tim, mạch máu, thận, hệ thần kinh và tế bào máu. Lupus ban đỏ còn gây ra hiện tượng Raynaud (tình trạng mạch máu bị thắt lại khiến ngón tay, ngón chân, tai và mũi bị đau và tím tái).
Bệnh thường có hai giai đoạn bệnh nặng và nhẹ xen kẽ nhau. Đa số các trường hợp nhiễm bệnh không có ảnh hưởng gì đến cuộc sống.
Những ai thường mắc phải Lupus ban đỏ hệ thống?
Cứ 2000 người thì có 1 người bị Lupus ban đỏ hệ thống. Trong đó số bệnh nhân nữ bị nhiều gấp 5 lần so với số bệnh nhân nam, đặc biệt với phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt, các triệu chứng sẽ nặng thêm.Bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống phần lớn là từ 15 đến 40 tuổi. Người Mỹ gốc Phi và người Châu Á và người có tổ tiên gốc Tây Ban Nha mắc bệnh nhiều hơn người da trắng.;

Triệu chứng và dấu hiệu Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Những dấu hiệu và triệu chứng của Lupus ban đỏ hệ thống là gì?
Dấu hiệu của lupus đỏ xuất hiện phụ thuộc vào cơ quan mắc bệnh. Những triệu chứng ban đầu bao gồm:
Mệt mỏi;
Đau khớp và sưng hay xơ cứng khớp, thường ở tay, thắt lưng và đầu gối;
Bị phát ban ở phần cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thường là ở mặt (gò má và mũi);
Hiện tượng Raynaud làm cho đầu ngón tay, ngón chân tím tái và đau đớn khi tiếp xúc với cái lạnh xuất hiện;
Viêm màng phổi, gây ra cơn đau khi thở cùng thở gấp;
Thận bị ảnh hưởng có thể dẫn đên cao huyết áp và suy thận.
Lupus ban đỏ hệ thống ảnh hưởng đến trí nhớ và tâm trạng và gây ra stress hay lẫn lộn.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Có nhiều loại bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, nhưng bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là loại bệnh phổ biến nhất. Bạn cần đi khám ngay nếu bạn bị phát ban không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, đau đớn không khỏi ở bộ phận bất kỳ và mệt mỏi.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc Lupus ban đỏ hệ thống?
Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc lupus ban đỏ bao gồm:
Giới tính: lupus là phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là khi mang thai và có kinh nguyệt;
Thường xuyên tắm nắng hoặc tiếp xúc trực tiếp với nắng;
Bị nhiễm trùng;
Dùng thuốc đặc trị, đặc biệt là thuốc chống động kinh, hạ huyết áp và kháng sinh;
Tuổi tác: mặc dù lupus ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng thường được chẩn đoán trong độ tuổi từ 15 và 40.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của Lupus ban đỏ hệ thống?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
Không hút thuốc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có thể làm trầm trọng thêm các tác động của lupus về tim và mạch máu của bạn;
Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin D và omega-3. Đôi khi bạn cần kiêng cữ trong chế độ ăn uống, đặc biệt là nếu huyết áp cao, suy thận hoặc gặp các vấn đề tiêu hóa;
Tập thể dục đều đặn để cơ thể tăng sức dẻo dai và đề kháng tốt hơn;
Tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp. Bạn có thể dùng kem chống nắng có SPF 50 hoặc cao hơn nếu bắt buộc phải đi ra ngoài;
Nghỉ ngơi vừa đủ. Nếu bị Lupus ban đỏ hệ thống, bạn sẽ thấy mệt ngay cả khi cơ thể không cần nghỉ ngơi, do đó, bạn chỉ nên nghỉ vừa đủ và cố gắng vận động nhẹ nhàng thay vì nằm;
Dùng thuốc theo chỉ dẫn. Gọi bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ của thuốc.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Xuất tinh là sự phóng thích tinh dịch từ dương vật sau khi đạt cực khoái tình dục. Khi một người đàn ông được kích thích tình dục, não sẽ gửi tín hiệu đến vùng sinh dục thông qua các dây thần kinh trong tủy sống để làm các cơ vùng chậu co thắt.
  • 28-05-2018
    Nghẹt bao quy đầu, hay bao quy đầu hẹp, là tình trạng bao quy đầu không thể kéo lại về phía trước để che đầu dương vật. Điều này có thể khiến cho bao quy đầu bị sưng lên và mắc kẹt từ đó làm cản trở lưu lượng máu đến dương vật. Đây là một tình trạng
  • 27-08-2018

    Thiếu oxy là tình trạng mà mô của bạn bị thiếu hụt oxy. Nguyên nhân là do thiếu oxy máu, nghĩa là lượng oxy trong máu của bạn thấp hơn mức bình thường. Đôi khi, tình trạng thiếu oxy được sử dụng để chỉ cả hai tình trạng (thiếu oxy và thiếu oxy máu).

  • 28-05-2018
    Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) xâm nhập vào dòng máu thông qua một vài chất dịch của cơ thể, thường là máu hoặc tinh dịch. Khi đã vào được trong máu, vi-rút xâm lấn và giết chết bạch cầu của hệ miễn dịch (còn gọi là tế bào CD4). Khi các tế bào
  • 28-05-2018
    Vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) sống trong ruột người và động vật, hầu hết các giống của E.coli vô hại hoặc gây bệnh trong thời gian tương đối ngắn. Ví dụ như xảy ra trong khi khách du lịch đến các nước đang phát triển. Các chuyên gia y tế Anh cho