Giang mai

Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục, da và niêm mạc, mà còn bao gồm nhiều bộ phận khác của cơ thể, kể cả não và tim. Mặc dù đã từng rất phổ biến, tỷ lệ mắc giang mai đã giảm đáng kể từ những năm 1940 tới năm 1970 nhờ việc tìm ra penicillin

Triệu chứng bệnh giang mai

(Ảnh minh họa)

Giai đoạn 1 

Những dấu hiệu sau có thể xảy ra từ 10 ngày tới 6 tuần sau khi tiếp xúc.

- Những vết loét không đau (tổn thương) ở vùng sinh dục, trực tràng, lưỡi hoặc môi.

- Hạch bạch huyết vùng bẹn lớn dần.

- Các dấu hiệu và triệu chứng của giang mai tiên phát có thể biến mất không cần điều trị, nhưng bệnh vẫn tồn tại và sẽ xuất hiện ở giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3.

Giai đoạn 2

Các dấu hiệu và triệu chứng của giang mai giai đoạn 2 có thể bắt đầu từ 2 - 8 tuần sau giai đoạn 1. Bao gồm:

- Phát ban trên bất kỳ vùng nào của cơ thể, kể cả lòng bàn tay và gan bàn chân.

- Sốt.

- Mệt mỏi và cảm giác khó chịu mơ hồ.

- Đau và nhức ở xương hoặc khớp.

Tiếp theo giang mai 2 là giai đoạn trung gian gọi là giang mai tiềm tàng.

Giai đoạn 3

Nếu không điều trị, vi khuẩn giang mai có thể lây lan, dẫn đến nhiễm trùng ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể sau nhiều năm.

Một số các dấu hiệu và triệu chứng của giang mai giai đoạn 3 bao gồm:

- Các vấn đề về thần kinh. Bao gồm đột quị, nhiễm trùng và viêm màng và dịch xung quanh não và tuỷ sống (viêm màng não), thay đổi tính cách, bệnh tâm thần và tổn thương tuỷ sống gây bất thường về vận động và cảm giác.

- Các vấn đề về tim mạch. Bao gồm phình mạch và viêm động mạch chủ - động mạch chủ yếu của cơ thể, và các mạch máu khác.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Trong khi quan hệ tình dục vi khuẩn này truyền qua bạn tình.

Các đường lây truyền giang mai khác là: qua truyền máu nhiễm bệnh, tiếp xúc gần gũi không bảo vệ với tổn thương hoạt động (như trong khi hôn), và từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.

Treponema pallidum rất nhạy cảm với ánh sáng, không khí và thay đổi nhệt độ. Nó chỉ có thể sống trong cơ thể người. Bệnh rất khó lây trừ khi tiếp xúc thân mật.

Biến chứng bệnh giang mai

Máu chứa vi khuẩn sẽ tới bào thai qua rau thai. Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai bị giang mai sẽ truyền bệnh cho con. Đôi khi, đứa trẻ trong bụng nhiễm giang mai có thể chết lưu. Nếu đứa trẻ bị nhiễm giang mai bẩm sinh, các dấu hiệu của bệnh có thể rõ ràng ngay khi sinh hoặc chỉ phát ra khi trẻ được 2 tuần tới 3 tháng tuổi.

Biến chứng của bệnh giang mai khá phổ biến và hầu như xuất hiện ở các bộ phận trên cơ thể như mắt, họng, thanh quản, cột sống, khớp, cơ và các cơ quan nội tạng như ruột non, dạ dày...

Ban đầu bệnh nhân cảm thấy đau ở các chi: 90% người bệnh thường nhanh chóng xuất hiện cảm giác đau nhức, thường gặp ở chi dưới, cũng có thể đau từ mặt xuống tận chân, thường đau nhói nhưng ngắn, cảm giác như bị dao cắt, như bị giật mạnh hoặc như bị đốt. Và sau đó là ảnh hưởng tiếp theo:

Rối loại chức năng co thắt

Bệnh giang mai biến chứng gây tổn thương đốt sống thứ 2-4 ở lưng, ảnh hưởng cảm giác ở bàng quang. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như: buồn tiểu mà không có nước tiểu, dẫn đến bí tiểu và tiểu không kiểm soát.

Biến chứng ở khu vực mắt

90% người bệnh có dị thường ở đồng tử mắt, thông thường là biểu hiện Argyll-Robertson pupil, khiến đồng tử nhỏ hẹp, không bình thường, mất phản xạ ánh sáng, nhưng vẫn tồn tại phản xạ điều tiết. Đại đa phần cơ mắt tê bì, mí mắt không đều, thần kinh thị giác bị tổn hại.

Nguy hiểm ở nội tạng

Giang mai khi biến chứng có thể ảnh hưởng đến nội tạng. Thường gặp nhất là các vấn đề ở dạ dày, với những biểu hiện như: đau đột ngột ở phần bụng trên, có thể mở rộng thêm ở phần ngực, lồng ngực có cảm giác co thắt, buồn nôn.

Sau khi phát bệnh, người bệnh có cảm giác kiệt sức và đau da bụng. Các triệu chứng ở ruột non xuất hiện như đau bụng, ỉa chảy. Cổ họng và thanh quản xuất hiện triệu chứng khó nuốt, hô hấp khó khăn, trực tràng mót buốt gây khó khăn trong việc bài tiết nước tiểu.

Bệnh giang mai là bệnh lý nguy hiểm có thể làm cho bệnh nhân tử vong vì xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Việc phát hiện, điều trị và áp dụng các biện pháp phòng tránh là rất cần thiết.

Chẩn đoán bệnh giang mai

Chúng có thể là những dấu hiệu của giang mai. Càng đi khám Bác sĩ sớm, bạn càng sớm được điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh lây lan và tiến triển. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Trong giai đoạn tiên phát của giang mai, biểu hiện vết loét không đau và sưng hạch bạch huyết bẹn là đầu mối để chẩn đoán. Bác sĩ cũng có thể cạo một mẫu nhỏ các tế bào từ vết loét để phân tích bằng kính hiển vi. Xét nghiệm máu có thể khẳng định sự có mặt của kháng thể kháng vi khuẩn giang mai. Những xét nghiệm này vẫn dương tính rõ trừ khi bạn được điều trị hiệu quả.

Trong giai đoạn giang mai tiềm tàng, khi không có triệu chứng rõ rệt, bác sĩ có thể dùng xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm

Tìm xoắn khuẩn giang mai

Lấy bệnh phẩm là dịch tiết từ săng, mảng niêm mạc, sẩn, hạch soi kinh hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn.

Phản ứng huyết thanh

- Phản ứng cổ điển (không đặc hiệu): Bao gồm các phản ứng: kết hợp bổ thể (BW) phản ứng lên bông (Kahl Citochol…).

- Phản ứng đặc hiệu: Phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI), phản ứng miễn dịch huỳnh quang (FTA), phản ứng ngưng kết hồng cầu (TPHA)…

Chú ý: Nếu bị giang mai thần kinh hoặc giang mai tim mạch cần lấy thêm dịch não tủy để làm các xét nghiệm trên.

Điều trị bệnh giang mai

Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm hoặc tử vong.

Nếu lây truyền sang thai nhi, giang mai có thể gây dị dạng và tử vong. Cho dù bạn đã điều trị giang mai trong khi mang thai, con của bạn cũng cần được điều trị bằng kháng sinh.

Phải chắc chắn là bạn có đáp ứng với liều penicillin thông thường, Bác sĩ có thể muốn bạn xét nghiệm máu định kỳ. Trong khi điều trị, tránh quan hệ tình dục cho tới khi điều trị hoàn tất và tới khi ít nhất 2 xét nghiệm máu cho thấy bệnh đã bị loại trừ.

Phòng ngừa bệnh giang mai

- Tránh hoặc hạn chế quan hệ tình dục với một bạn tình nghi ngờ bị nhiễm.

- Sử dụng bao cao su latex mỗi khi quan hệ tình dục.

- Tránh dùng quá nhiều rượu hoặc các thuốc khác, khiến bạn mất sáng suốt và dẫn tới hành vi tình dục không an toàn.

(nguồn sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 24-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Gây xương là chấn thương thường gặp ở trẻ em đặc biệt là sau khi té ngã. Mọi trường hợp gãy xương đều cần chăm sóc y tế bất kể phần nào bị gãy hay chấn thương lớn/ nhỏ thế nào.
  • 28-05-2018
    1. Mô tả Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng chức năng… Các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa
  • 28-05-2018
    Đa dây thần kinh là bệnh lý nhiều dây thần kinh bị ảnh hưởng cùng một lúc. Căn bệnh này gây ra bởi một số bệnh khác hoặc do bị phơi nhiễm. Vì vậy, bệnh đa dây thần kinh không thực sự là một loại bệnh được chẩn đoán trực tiếp, nó chỉ cho thấy sự hiện
  • 28-05-2018
    Giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính) là các tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da. Tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim, nơi mà tế bào máu có thể lấy oxy.
  • 28-05-2018
    Kinh nguyệt rối loạn là hiện tượng kinh nguyệt của chị em có sự thay đổi về thời gian diễn ra kỳ nguyệt san, màu sắc của kinh nguyệt, dung lượng và trạng thái kinh. Hiện tượng này kéo dài trong nhiều tháng liên tiếp và luôn luôn có sự biến đổi khiến
  • 28-05-2018
    1.Lâm sàng Hội chứng nhiễm trùng: Xuất hiện rầm rộ, sốt cao rét run, sốt dao động. Tổng trạng suy sụp nhanh, môi khô lưỡi bẩn. Mạch nhanh, huyết áp bình thường. Đau: Đau vùng hố sườn lưng, một hoặc cả hai bên. Thường đau âm ỉ với những cơn đau trội lên