Tim bẩm sinh

Dị tật tim bẩm sinh có thể gây ra ra các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi sinh ra, trong thời thơ ấu, hay lúc tuổi trưởng thành. Một số dị tật bẩm sinh có thể không gây ra triệu chứng.

Các thể loại tim bẩm sinh

Các thể lọai tim bẩm sinh phổ biến nhất bao gồm:
Khuyết tật van tim. Đây là những khiếm khuyết có thể dẫn đến hẹp van tim, hoặc van tim đóng hoàn toàn gây cản trở hoặc tắc nghẽn dòng máu chảy về phía trước. Một số khuyết tật khác lại làm cho van tim bị rò rỉ hoặc đóng không khít, do đó làm cho dòng máu rò rỉ ngược lại.
Khuyết tật trên vách ngăn giữa 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất của tim (thông liên nhĩ và thông liên thất). Lỗ hoặc đường thông nối giữa các buồng tim khác nhau có thể dẫn đến sự pha trộn bất thường của máu đã oxy hóa và máu chưa được oxy hóa giữa tim phải và tim trái.
Bất thường cơ tim có thể dẫn đến suy tim.

Tim bẩm sinh ở trẻ em

Có những dị tật tim bẩm sinh được phát hiện và điều trị sớm trong giai đoạn trẻ bú mẹ. Hầu hết trong số đó là các kết nối bất thường giữa các mạch máu của tim (động mạch chủ và động mạch phổi). Những kết nối bất thường này cho phép máu chưa oxy hóa đi nuôi cơ thể thay vì đến phổi, hoặc cho phép máu đã oxy hóa chảy đến phổi thay vì đi nuôi cơ thể. Chúng cũng có thể gây suy tim. Một số ví dụ về các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ bao gồm:
Còn ống động mạch (khi máu đi tắt lên phổi và giảm máu đi ra ngọai biên)
Tứ chứng Fallot (bốn dị tật tim khác nhau xảy ra đồng thời)
Chuyển vị của các mạch máu lớn (máu từ tim trái và tim phải hòa trộn vì đảo ngược kết nối của các động mạch lớn)
Hẹp eo động mạch chủ
Vấn đề về van tim

Triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh bệnh ở người lớn

Bệnh tim bẩm sinh có thể được chẩn đoán trước sinh, ngay sau khi sinh, trong suốt thời thơ ấu, hay lúc tuổi trưởng thành. Có những tật tim hòan tòan không gây ra triệu chứng nào cả. Ở người lớn, nếu có triệu chứng, có thể bao gồm:
Khó thở
Hạn chế khả năng vận động

Triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh bệnh ở trẻ nhũ nhi và trẻ em

Các triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh ở trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ có thể bao gồm:
Tím (da, móng tay, và môi có màu xanh tím)
Thở nhanh và bú kém
Chậm tăng cân
Nhiễm trùng phổi tái phát
Không có khả năng gắng sức

Nguyên nhân của bệnh tim bẩm sinh
tim_bam_sinh

Trong đa số trường hợp, nguyên nhân của bệnh tim bẩm sinh là không rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố có liên quan với tăng nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm:
Bất thường di truyền hoặc nhiễm sắc thể ở trẻ em, chẳng hạn như hội chứng Down
Dùng một số thuốc hoặc rượu hoặc lạm dụng thuốc trong khi mang thai
Bà mẹ nhiễm virus, chẳng hạn như rubella (sởi Đức) trong ba tháng đầu của thai kỳ
Nguy cơ trẻ sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh có thể tăng gấp đôi nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột có một khuyết tật tim bẩm sinh.

Chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh thường được phát hiện đầu tiên khi bác sĩ nghe một tiếng tim bất thường hay một âm thổi khi nghe tim của bạn.
Bác sĩ của bạn có thể sẽ cho làm thêm các xét nghiệm như:
Siêu âm tim qua thành ngực hoặc siêu âm tim qua thực quản
Thông tim
Chụp X-quang ngực
Điện tâm đồ
Chụp cộng hưởng từ

Điều trị bệnh tim bẩm sinh

Điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng của các bệnh tim bẩm sinh. Một số dị tật tim nhẹ không cần điều trị. Những tật tim khác có thể được điều trị bằng thuốc, thủ thuật, hoặc phẫu thuật. Hầu hết người lớn bị bệnh tim bẩm sinh cần được theo dõi bởi một chuyên gia tim mạch suốt cuộc đời của họ.

Phòng ngừa Viêm nội tâm mạc

Một số người bị bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ bị viêm nội tâm mạc, đặc biệt là nếu tim đã được sửa chữa hoặc thay thế thông qua phẫu thuật. Để tự bảo vệ mình:
Hãy thông báo cho các bác sĩ và nha sĩ của bạn biết bạn có bệnh tim bẩm sinh. Bạn có thể mang theo một thẻ ghi thông tin này.
Hãy gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm trùng (viêm họng, đau nhức cơ thể, sốt).
Hãy chăm sóc tốt răng và nướu răng của bạn để phòng ngừa nhiễm trùng. Hãy khám răng miệng của bạn thường xuyên.
Hãy dùng kháng sinh theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ trước khi bạn trải qua một thủ thuật có thể gây chảy máu, chẳng hạn như: làm răng, thủ thuật xâm nhập (bất kỳ thủ thuật nào có thể liên quan đến máu hoặc gây chảy máu), và hầu hết các ca phẫu thuật lớn hoặc nhỏ. Hãy tư vấn bác sĩ của bạn về các loại và lượng thuốc kháng sinh mà bạn nên dùng.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 18-09-2018

    Bệnh mắt hột là tình trạng viêm mạn tính của lớp mô bên ngoài của mắt và mí mắt (kết mạc). Tình trạng này xảy ra do nhiễm một loại vi sinh vật là Chlamydia trachomatis. Qua một quá trình nhiều năm từ những năm đầu của thời thơ ấu, sự viêm nhiễm, vốn

  • 28-05-2018
    Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Nôn là cách cơ thể tống những gì trong dạ dày ra. Có thể là do dạ dày bị kích thích bởi rượu, ngộ độc thức ăn hay nhiễm trùng (thường là nhiễm virus) ở dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, buồn nôn và nôn sẽ giảm trong
  • 28-05-2018
    Sốt co giật, hay còn gọi là co giật do sốt cao, là tình trạng co giật gây ra bởi cơn sốt ở em bé hoặc trẻ. Trong một cơn co giật do sốt, trẻ thường mất cảm giác và chân tay có những cơn co giật, lắc trong một khoảng thời gian nhất định. Đa số trẻ bị
  • 04-07-2018

    Rôm sảy là 1 thương tổn ở da thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ lớn sống ở vùng có khí hậu nóng và ẩm. Người hoạt động nhiều, trẻ mới sinh nằm trong lồng kính, người bệnh liệt giường có sốt cũng dễ mắc rôm sẩy. Bệnh phát triển khi các tuyến mồ hôi

  • 28-05-2018
    Nhiễm nấm Cryptococcus là bệnh lý gây ra khi hít các bào tử nấm Cryptococcus neoformans. Người bình thường khỏe mạnh hiếm khi mắc phải bệnh này. Tuy nhiên bệnh sẽ nghiêm trọng hơn ở những người mắc chứng rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc có hệ miễn dịch
  • 28-05-2018
    Viêm tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn viêm một bên hoặc hai bên với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau.

    Nguyên nhân

    thường gặp của viêm tinh hoàn là virus quai bị nhưng cũng có thể do một số virus hoặc vi khuẩn khác, dù rất hiếm gặp.