Có cảm giác đau nhức trong xương là bị bệnh gì?

Bệnh đau nhức trong xương thường gây cho người bệnh những cơn đau dai dẳng, nhức mỏi ở ống chân, cánh tay, cổ hay vai gáy, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Bệnh xuất hiện ở thời điểm cuối ngày, vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm khi người bệnh mới ngủ dậy, khiến người bệnh mất ngủ, người có cảm giác mệt mỏi, uể oải. 

Ở nước ta, việc thường xuyên xuất hiện cảm giác đau hay nhức buốt trong xương, đặc biệt là xương ống chân, cánh tay, cổ, vai gáy là một hiện tượng phổ biến, gây nên nhiều khó khăn, bất tiện cho người bệnh trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, đau nhức trong xương cũng được xem là hâu quả của việc vận động không đúng cách, thiếu hụt dưỡng chất hay cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều bệnh lý nội khoa cần được chữa trị. 

(Ảnh minh họa)

Đau nhức trong xương là gì?

Bệnh đau nhức trong xương thường gây cho người bệnh những cơn đau dai dẳng, nhức mỏi ở ống chân, cánh tay, cổ hay vai gáy, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Bệnh xuất hiện ở thời điểm cuối ngày, vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm khi người bệnh mới ngủ dậy, khiến người bệnh mất ngủ, người có cảm giác mệt mỏi, uể oải. Bệnh hay gặp ở những người ít vận động, thường xuyên phải làm việc trước máy tính trong thời gian dài, người cao tuổi và những người đã mắc các bệnh về cơ xương khớp. Người bệnh thường chủ quan với căn bệnh vì nghĩ nó không nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên nếu không được quan tâm đúng mức, bệnh có thể khiến người bệnh mắc chứng mất ngủ kinh niên, dẫn tới cơ thể chán ăn, mệt mỏi, uể oải, mất ngủ...

Đối tượng nào dễ bị đau nhức trong xương?

Tình trạng đau nhức trong xương khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Bệnh lý này thường gặp ở những trường hợp sau:

- Người già, người bước qua tuổi trung niên thường hay bị thoái hóa xương khớp.

- Người từng bị tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động.

- Những người làm việc văn phòng ít vận động, thường xuyên làm việc với máy tính trong thời gian dài.

- Vận động viên thể dục thể thao phải chạy nhảy nhiều khiến xương bị lão hóa hoặc bị chấn thương gây tổn thương vùng xương khớp.

Nguyên nhân gây ra chứng đau nhức trong xương

- Loãng xương là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp hay gặp ở người cao tuổi. Trường hợp này gây đau nhức các đầu xương, đau mỏi dọc theo các xương dài, đau nhức như châm kim khắp toàn thân, thường tăng về đêm.

- Do cơ thể thiếu một số nguyên tố, khoáng chất cần thiết như canxi, kali, vitamin D, vitamin nhóm B... Trường hợp này thường gặp ở trẻ em, phụ nữ mang thai, những người thể lực yếu...

- Thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì, trường hợp này không cần quá lo lắng do đây được coi là dấu hiệu bình thường khi xương và sụn phát triển quá nhanh trong khi sự phát triển của cơ bắp không theo kịp tốc độ đó.

- Do dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép khiến cho khí huyết kém lưu thông.

- Béo phì, thừa cân khiến tăng áp lực đè lên xương khớp.

- Thời tiết thay đổi liên tục, biên độ tăng/giảm nhiệt lớn (đặc biệt khi nhiệt độ thời tiết giảm xuống đột ngột) sẽ làm cho mạch máu tai các vùng da co lại, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng các sụn khớp nên gây ra cảm giác đau nhức.

- Tập thể dục hoặc chơi thể thao với cường độ cao nhưng chưa khởi động kỹ càng sẽ có tác dụng ngược không tốt lên xương khớp dễ dẫn tới chấn thương và đau nhức.

Những bệnh lý có biểu hiện đau nhức trong xương

Đau nhức trong xương do các bệnh về xương khớp

Mắc các bệnh lý về xương khớp là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau nhức trong xương. Cụ thể bạn có thể gặp phải biểu hiện này khi mắc các bệnh lý sau:

Thoát vị đĩa đệm

Khi mắc thoát vị đĩa đệm, nhân nhày của đĩa đệm sẽ bị chệch ra khỏi vị trí của nó bên trong đốt sống. Nếu chèn ép vào dây thần kinh bệnh nhân sẽ gặp phải các biểu hiện như đau nhức trong xương, tê và yếu cơ ở hai tay, hai chân, vận động khó khăn. Để nhận biết rõ hơn và điều trị đúng cách, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Triệu chứng thoát vị đĩa đêm cột sống lưng.

Viêm khớp

Bệnh viêm khớp có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào. Bạn có thể bị viêm khớp gối, viêm khớp bả vai hay viêm khớp ngón tay, ngón chân. Do lớp sụn bao bọc ờ đầu khớp bị ảnh hưởng nên người bệnh luôn có cảm giác đau nhức trong xương, đau tăng lên khi cử động. Kèm theo đó là tình trạng cứng khớp vào buổi sáng, sưng và nóng đỏ các khớp.

Thoái hóa khớp

Đau nhức trong xương, hạn chế vận động, biến dạng khớp là những triệu chứng thoái hóa khớp điển hình nhất. Đây là căn bệnh không thể chữa trị dứt điểm, các biện pháp điều trị chỉ nhằm mục đích kiểm soát bệnh, giảm đau và duy trì khả năng phục hồi của khớp.

Bệnh gout

Khi có biểu hiện đau nhức trong xương bạn cũng nên thận trọng với bệnh gout. Bệnh xảy ra khi cơ thể bị dư thừa quá nhiều chất đạm do rối loạn chuyển hoá purin. Triệu chứng của bệnh gút bao gồm nhiều biểu hiện nguy hiểm như đau nhức xương khớp dữ dội, sưng và nóng đỏ ở một hay nhiều khớp. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột về đêm kèm theo tình trạng sốt cao và mệt mỏi, cử động khớp khó khăn.

Xơ vữa động mạch

Bệnh xơ vữa động mạch xảy ra khi có một khối vật chất bất thường bám bên trong lòng động mạch khiến nó bị chít hẹp lại. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tuần hoàn của máu đến các khớp. Lúc này xương khớp kém được nuôi dưỡng nên xảy ra tình trạng đau nhức và trở nên yếu đi dễ mắc nhiều bệnh lý khác.

Đái tháo đường

Loãng xương, gãy xương, viêm đau khớp là những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Nguyên nhân là do tình trạng đường huyết trong máu tăng cao kéo dài làm tăng sinh các chất thải và gây ra những ảnh hưởng nhất định đến mạch máu, thần kinh. Ngoài ra bệnh còn gây lắng đọng collagen và hình thành các gai xương gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng đời sống của bệnh nhân.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Để xác định được chính xác tình trạng đau nhức là do nguyên nhân nào thì người bệnh cần đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ Nội cơ xương khớp

Các bước gọi bác sĩ

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS Nguyễn Quý Hoàng

Bác sĩ Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng, Y học thể thao; Bác sĩ duy nhất tại Việt Nam là thành viên của Ủy ban phân loại thương tật thể thao, giám sát thi đấu và chống gian lận thi đấu tại Đông Nam Á; Tham gia hỗ trợ và phục hồi chức năng thi đấu cho vận động viên khiếm khuyết; Cố vấn chuyên môn của Đại hội thể thao cho người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para game); Tham gia điều trị, phục hồi chức năng cho các nghệ sĩ tại Nhạc viện TP.HCM và các vận động viên tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia.

nguyen-quy-hoang
 

BS Mai Duy Linh

Bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Lão khoa tại BV Nhân dân 115 TP.HCM; có kinh nghiệm tiếp xúc với các bệnh nhân quốc tế (Pháp, Anh, Ý, Nga...); Giải xuất sắc Hội nghị Khoa học Thầy Thuốc Trẻ Việt Nam 2013; Giải nhất Giải thành tựu năm 2012 của tổ chức HOSREM về nghiên cứu “ Xây dựng giá trị tham chiếu cho chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ Việt Nam”; Giảng viên Bộ môn Nội, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch...

mai-duy-linh

Phòng tránh căn bệnh đau nhức trong xương khớp

- Có một chế độ sinh hoạt, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để các cơ, xương khớp được thư giãn, tránh làm việc quá sức, sai tư thế, mang vác vật nặng...

- Trước khi chơi các môn thể thao, tập yoga hay aerobic, nên khởi động thật kỹ để tránh căng cơ, giãn cơ, bong gân, trật khớp... Nếu đã có các chấn thương về xương khớp nên tránh các môn thể thao có cường độ lớn hoặc rủi ro va chạm cao mà nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội, chơi cầu lông...

- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đầu đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D, các vitamin thuộc nhóm B, protein cùng các khoáng chất có lợi cho sự phát triển của xương khớp như Canxi, magie, sắt, photpho... Người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê hoặc thuốc lá.

- Khi thời tiết thay đổi, người bệnh cần mặc đủ ấm để tránh lạnh xương khớp.

- Khi cảm thấy các cơn đau nhức trong xương (nhất là khi mới ngủ dậy), người bệnh có thể làm dịu cơn bằng cách thoa dầu (cao sao vàng, dầu gió...) rồi xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vị trí đau nhức. Cách này sẽ giúp làm nóng khu vực đau nhức, các mạch máu có thể giãn ra, làm tăng lượng máu nuôi dưỡng xương khớp, bao hoạt dịch, giúp giãn gân cơ, giảm cơn đau nhức.

Theo Vicare

- 28-09-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Đau khuỷu tay thường không nghiêm trọng, nhưng vì bạn sử dụng khuỷu tay thường xuyên nên cơn đau có thể gây khó khăn trong công việc. Khuỷu tay là một cấu trúc các khớp nối phức tạp; cho phép bạn duỗi và gập tay lại, cũng như xoay tay và cẳng tay.
  • 28-09-2018

    Vitamin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là đối với bà bầu. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin tăng cao so với bình thường nên cần chú ý bổ sung để cả mẹ và con đều khỏe. Các loại vitamin và các chất như kẽm, sắt, canxi được cơ thể hấp thu theo 2 con đường thực phẩm và dùng viên bổ sung.

  • 21-08-2018
    Đau hông là một triệu chứng phổ biến mà nguyên nhân có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau. Vị trí của cơn đau hông có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân gây đau hông. Các vấn đề về khớp hông thường dẫn đến cơn đau ở bên trong hông và háng. Đau bên
  • 20-08-2018
    Thiếu oxy máu là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng lượng oxy trong máu thấp hơn mức bình thường, đặc biệt trong các động mạch. Thiếu oxy là dấu hiệu của một số vấn đề liên quan đến hô hấp, lưu thông, và có thể dẫn đến các triệu chứng khác, chẳng hạn
  • 24-02-2021
    Mắt cá chân là một mạng lưới phức tạp của xương, dây chằng, gân và cơ bắp. Nó đủ mạnh để chịu được trọng lượng cơ thể và cho phép bạn di chuyển, nhưng mắt cá chân cũng rất dễ bị tổn thương và đau đớn. Bạn có thể cảm thấy đau ở bên trong hoặc bên ngoài
  • 21-08-2018
    Bệnh đau thần kinh tọa là tình trạng đau lưng xảy ra do dây thần kinh hông to (thần kinh tọa) bị tổn thương hoặc bị chèn ép. Đây là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Nó đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt, chi phối hoạt động của lưng và chân.