Đau hông là một triệu chứng phổ biến mà nguyên nhân có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau. Vị trí của cơn đau hông có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân gây đau hông. Các vấn đề về khớp hông thường dẫn đến cơn đau ở bên trong hông và háng. Đau bên
Đau hông
Đau hông. (Hình minh họa)

Định nghĩa

Đau hông là một triệu chứng phổ biến mà nguyên nhân có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau. Vị trí của cơn đau hông có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân gây đau hông.
Các vấn đề về khớp hông thường dẫn đến cơn đau ở bên trong hông và háng. Đau bên ngoài hông, đùi trên và ngoài mông thường được gây ra bởi những vấn đề về cơ bắp, dây chằng, gân và mô mềm khác xung quanh khớp hông.

Nguyên nhân gây đau hông

Cơn đau hông có thể là do các loại viêm khớp, chấn thương hoặc các vấn đề khác, bao gồm:

Viêm khớp

  • Viêm khớp dạng thấp tuổi thiếu niên
  • Viêm xương khớp
  • Viêm khớp vảy nến
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn.

Chấn thương

  • Viêm bao hoạt dịch
  • Trật khớp xương
  • Gãy xương hông
  • Thoát vị bẹn
  • Viêm gân
  • Dây thần kinh bị chèn ép
  • Hội chứng đau đùi dị cảm (Meralgia paresthetica)
  • Viêm khớp giữa xương chậu và cột sống (Sacroiliitis)
  • Đau thần kinh toạ
  • Ung thư
  • Tế bào ung thư di căn đến xương
  • Ung thư xương
  • Bệnh bạch cầu.

Các vấn đề khác

  • Hoại tử vô mạch (thường liên quan đến viêm động mạch, chèn ép động mạch từ bên ngoài, chấn thương, huyết khối hay nghẽn mạch.)
  • Bệnh dẹt chỏm xương đùi (ở trẻ em)
  • Viêm xương tủy
  • Loãng xương
  • Viêm bao gân.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tự chăm sóc

Bạn có thể không cần đi khám bác sĩ nếu hông chỉ đau nhẹ. Hãy thử những mẹo tự chăm sóc sau:

  • Nghỉ ngơi: hạn chế động tác xoắn vặn hông hoặc gây áp lực trực tiếp lên hông. Cố gắng không nằm ngủ phía bên hông bị đau và tránh ngồi lâu.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau như: Acetaminophen (Tyleno...), ibuprofen (Advil, Motrin IB,...) và Naproxen (Aleve).
  • Sử dụng đá lạnh bọc trong một chiếc khăn rồi chườm lên hông. Đồng thời kết hợp tắm bằng nước ấm để các cơ quanh hông được thả lỏng và có thể làm giảm đau.

Tư vấn với bác sĩ

Nếu phương pháp chăm sóc tại nhà không thể làm giảm đau hông, thì khi đó bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ Mai Duy Linh, BV Nhân Dân 115 hoặc các bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp khác trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.

mai-duy-linh

Trước khi gọi bác sĩ, hãy sử dụng tính năng "Gửi trước hồ sơ bệnh án" để mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/video clip các kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ... cho bác sĩ nghiên cứu.

Đến bệnh viện ngay nếu bạn bị chứng thương hông kèm theo:

  • Một khớp có dấu hiệu biến dạng
  • Không có khả năng di chuyển chân hoặc hông
  • Không có khả năng chịu trọng lượng trên chân bị ảnh hưởng
  • Đau dữ dội
  • Sưng đột ngột
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt, ớn lạnh, sưng tấy.

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-08-2018
    Hạ kali máu là tình trạng mức kali trong máu thấp hơn so với bình thường. Kali là một chất hóa học (điện phân) rất quan trọng đối với hoạt động bình thường của các tế bào thần kinh và các tế bào cơ, đặc biệt là các tế bào cơ tim. Nồng độ kali trong máu
  • 11-06-2018
    Ho là cách cơ thể phản ứng lại khi có thứ gì đó kích thích cổ họng hoặc đường hô hấp. Các tác nhân này sẽ kích thích dây thần kinh gửi thông điệp tới não. Sau đó não sẽ truyền tín hiệu cho các cơ ở ngực và bụng để đẩy không khí kèm theo tác nhân gây
  • 21-08-2018
    Đau vai còn được gọi là đau khớp vai, đau xương bả vai, đau vai mãn tính. Cơn đau  ở vai có thể xuất phát từ khớp vai hoặc cơ bắp, dây chằng, và gân xung quanh. Đau khớp vai thường sẽ tệ hơn khi hoạt động và di chuyển cánh tay hoặc vai. Nhiều bệnh và
  • 21-08-2018
    Cục máu đông là khối máu trông như thạch. Nó có tác dụng làm máu ngừng chảy trong trường hợp bạn bị đứt tay, đứt chân hay một vết xước lớn khiến máu chảy ra ngoài khá nhiều. Một số cục máu đông hình thành bên trong tĩnh mạch không phải do tác động từ