Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là bệnh làm động mạch của bạn trở nên cứng và hẹp đi. Thậm chí, động mạch có thể bị tắc hoàn toàn. Động mạch là những mạch máu mang máu từ tim đến những phần còn lại của cơ thể.

Xơ vữa động mạch là gì?

Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là bệnh làm động mạch của bạn trở nên cứng và hẹp đi. Thậm chí, động mạch có thể bị tắc hoàn toàn. Động mạch là những mạch máu mang máu từ tim đến những phần còn lại của cơ thể.

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây nên xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch có thể bắt đầu tiến triển khi lớp bên trong (nội mạc) của động mạch bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân gây ra tổn thương, bao gồm:

  • Cao huyết áp
  • Cao cholesterol
  • Bệnh tiểu đường
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Chế độ ăn không lành mạnh
  • Ít tập thể dục
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim
  • Khi tổn thương xảy ra, cơ thể bạn cố gắng để sửa chữa động mạch. Quá trình sửa chữa tạo ra mảng bám (plaque) tích tụ trên thành động mạch. Mảng bám được cấu tạo bởi mỡ, cholesterol, canxi, và những chất khác có sẵn trong máu. Theo thời gian, mảng bám này trở nên cứng và làm cho động mạch hẹp.

Mức cholesterol trong máu góp phần gây xơ vữa động mạch như thế nào?

Mức cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Cholesterol là một chất béo quan trọng mà cơ thể dùng để bảo vệ các dây thần kinh, tạo nên màng tế bào và sản xuất một số hormone. Một ít cholesterol là cần thiết cho sức khỏe.
Gan có thể tạo ra tất cả các cholesterol mà cơ thể cần. Cơ thể cũng lấy cholesterol trực tiếp từ thực phẩm như trứng, thịt và các sản phẩm từ sữa.
Có 2 loại cholesterol quan trọng: lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL), còn gọi là cholesterol “xấu”, và lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL), hay cholesterol “tốt”. LDL cholesterol được tìm thấy trong mảng bám. Mức LDL cholesterol cao có thể làm tổn thương động mạch và góp phần gây xơ vữa động mạch. Ngược lại, mức HDL cholesterol cao sẽ giúp bảo vệ động mạch và ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch.

Xơ vữa động mạch gây ảnh hưởng gì cho cơ thể?

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính yếu của bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ. Các loại bệnh tim mạch bao gồm:

  • Bệnh động mạch vành: Bệnh động mạch vành xảy ra khi có mảng bám tích tụ trong các động mạch cung cấp máu cho tim. Khi lưu lượng máu đến cơ tim chậm hoặc khi động mạch bị tắc, nó có thể gây đau ngực và nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh mạch máu nhỏ: Bệnh mạch máu nhỏ xảy ra khi mảng bám tích tụ trong các mạch máu nhỏ của tim. Nó có thể gây suy tim và đau ngực, đặc biệt là trong lúc gắng sức
  • Tai biến mạch máu não (đột quỵ): Đột quỵ xảy ra khi động mạch cung cấp máu cho não bị tắc. Điều này có thể gây tổn thương não thoáng qua hoặc vĩnh viễn, và bạn có thể mất khả năng nhìn, nói hoặc vận động.
  • Bệnh động mạch ngoại biên: Bệnh này xảy ra khi mảng bám tích tụ trong các động mạch cung cấp máu cho tay hoặc chân (chi). Nó có thể gây tê, đau và nhiễm trùng ở chi bị bệnh.

Làm thế nào để ngăn ngừa xơ vữa động mạch?

Bạn có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch bằng cách thay đổi lối sống. Những thay đổi lối sống sau đây sẽ làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch bằng cách giúp bạn giảm cân, giảm LDL cholesterol, tăng HDL cholesterol, giảm huyết áp và kiểm soát đường huyết (rất quan trọng nếu bạn bị bệnh tiểu đường):

  • Tập thể dục: Tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì và cũng giúp tăng HDL, giảm LDL. Hãy cố gắng tập luyện 30 phút ở mức độ vận động trung bình, 4 đến 6 lần một tuần. Hãy chắc chắn rằng bạn đã trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình tập luyện.
  • Bỏ hút thuốc: Hút thuốc có thể gây tổn thương các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu qua các mạch máu, và giảm mức HDL cholesterol của bạn. Thậm chí, hút thuốc gián tiếp (tiếp xúc với khói thuốc) cũng ảnh hưởng đến mạch máu và cholesterol. Hãy nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch cai thuốc của bạn.
  • Chế độ ăn có lợi cho tim: Chế độ ăn bao gồm nhiều loại trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và chất béo “tốt”. Xem thêm bài “Mức Cholesterol Cao” để biết thêm về chế độ ăn có lợi cho tim.
  • Nói chuyện với bác sĩ về việc thêm 1 số chất bổ vào chế độ ăn: Nếu việc thay đổi chế độ ăn vẫn chưa đủ cải thiện mức cholesterol thì bạn có thể bổ sung 1 số chất như sau:
  • S tanol s và s terol s thực vật: Stanols và sterols thực vật có thể giúp cơ thể giảm hấp thụ cholesterol. Sterol thường đã được thêm vào một số loại thực phẩm như bơ thực vật, nước cam và sữa chua. Bạn cũng có thể tìm thấy sterol và stanol ở một số chất bổ dinh dưỡng.
  • Axit béo omega-3: Nếu bạn mắc bệnh tim hoặc có mức cholesterol cao, xem xét việc dùng thuốc bổ có omega-3. Có rất nhiều loại axit béo omega-3, nhưng 3 loại chính là EPA, DHA và ALA. Thuốc bổ cho acid béo omega-3 hiệu quả và phổ biến nhất là dầu cá. Thuốc bổ dầu cá nên chứa ít nhất 1.000 mg EPA và DHA (đây là những acid béo omega-3 được tìm thấy trong cá). Những người ăn chay có thể chuộng các axit béo omega-3 nguồn gốc thực vật hơn. Với những người ăn chay, dầu hạt lanh là nguồn phổ biến của ALA, mặc dù ALA có thể không có lợi cho tim bằng EPA và DHA.
  • Men gạo đỏ (red yeast rice): Là gia vị phổ biến ở các nước châu Á, men gạo đỏ có thể giúp giảm lượng cholesterol. Nó cũng được bán dưới dạng thuốc bổ dinh dưỡng. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn trước khi dùng men gạo đỏ nếu bạn đang dùng thuốc hạ cholesterol là statin. Liều khuyến khích của men gạo đỏ là 1.200 mg hai lần một ngày.
  • Tránh căng thẳng: Cố gắng giảm độ căng thẳng trong cuộc sống. Những cách để đối phó với căng thẳng gồm hít thở sâu và các kỹ thuật thư giãn như tập thể dục nhẹ, ngồi thiền, đi bộ hoặc yoga, và nói chuyện với bè bạn, gia đình hoặc người chăm sóc y tế về các vấn đề của bạn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu việc thay đổi lối sống vẫn chưa đủ?

Bác sĩ có thể kê toa thuốc để hạ huyết áp, hạ cholesterol và ngăn ngừa huyết khối. Nếu bạn bị xơ vữa động mạch nặng hoặc đã được chẩn đoán là bị bệnh tim mạch, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành các thủ thuật hoặc phẫu thuật để khai thông hoặc tạo đường dẫn máu khác đi qua (“bắc cầu”, bypass) vùng động mạch bị tắc.

Biên dịch - Hiệu đính:

Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-03-2019

    Nhiễm sán dây, hay nhiễm sán dải, xảy ra khi sán dây đi vào trong cơ thể và sống trong ruột. Sán dây thuộc nhóm ký sinh trùng thân dẹt sống trong nhiều loại động vật khác nhau như lợn, gia súc, cừu và cá. 

  • 28-05-2018
    Rối loạn ngưng thở khi ngủ là tình trạng dừng thở hoặc thở thoi thóp trong thời gian ngắn khoảng 10 đến 30 giây. Tình trạng này thường xảy ra nhiều lần trong khi ngủ.
  • 01-04-2022

    Dị ứng bao gồm các vấn đề của hệ thống miễn dịch. Hầu hết các phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng như một “báo động giả”.

    Các phản ứng dị ứng thường xảy ra khi trẻ tiếp xúc phấn hoa, cây xanh và cỏ dại, nhựa mủ của cây, nấm mốc, mạt bụi, thức ăn và thuốc.

    Có ba cách hiệu quả nhất để điều trị dị ứng là tránh tiếp xúc, tiêm phòng dị ứng (liệu pháp miễn dịch) và thuốc. Các gia đình nên thảo luận kỹ với các bác sĩ nhi hoặc bác sĩ chuyên khoa dị ứng của bé để có thể tìm phương án hỗ trợ giảm bớt hoặc điều trị dị ứng.

    Các xét nghiệm có thể được dùng đến để chẩn đoán dị ứng bao gồm xét nghiệm da, xét nghiệm máu hoặc biện pháp tiếp xúc và ghi nhận phản ứng.

  • 28-05-2018
    Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ. Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn. Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán
  • 28-05-2018
    Xây xẩm, chóng váng là thuật ngữ y học mô tả 2 cảm giác khác nhau. Đó là cảm giác chóng mặt và cảm giác hoa mắt. Biểu hiện này có rất nhiều nguyên nhân, không đơn thuần là thiếu máu. Lo âu cũng dễ hoa mắt Hoa mắt là cảm giác mà người bệnh cảm thấy họ
  • 17-10-2018

    Quai bị, hay còn gọi là bệnh má chàm bàm, là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Virus này làm sưng tuyến nước bọt và gây ra đau đớn. Thời gian từ lúc bạn nhiễm phải virus và bị bệnh kéo dài từ 12 đến 24 ngày. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em và đôi