Đau mắt cá chân

Mắt cá chân là một mạng lưới phức tạp của xương, dây chằng, gân và cơ bắp. Nó đủ mạnh để chịu được trọng lượng cơ thể và cho phép bạn di chuyển, nhưng mắt cá chân cũng rất dễ bị tổn thương và đau đớn. Bạn có thể cảm thấy đau ở bên trong hoặc bên ngoài
Đau mắt cá chân
(Hình minh họa)

Định nghĩa

Mắt cá chân là một mạng lưới phức tạp của xương, dây chằng, gân và cơ bắp. Nó đủ mạnh để chịu được trọng lượng cơ thể và cho phép bạn di chuyển, nhưng mắt cá chân cũng rất dễ bị tổn thương và đau đớn.
Bạn có thể cảm thấy đau ở bên trong hoặc bên ngoài của mắt cá chân hoặc dọc theo gân gót cổ chân (là nơi kết nối các cơ cẳng chân với xương gót chân). Mặc dù đau mắt cá chân nhẹ thường có thể được điều trị tốt tại nhà, nhưng phải rất lâu mới có thể điều trị dứt điểm. Vì vậy bạn nên đến gặp bác sĩ để trị đau mắt cá chân trong trường hợp cơn đau có dấu hiệu nghiêm trọng, đặc biệt là sau khi bị chấn thương.

Nguyên nhân gây đau mắt cá chân

Đau mắt cá chân có thể là do một số dạng viêm khớp, hay tổn thương ở bất kỳ xương mắt cá chân, dây chằng hoặc gân nào đó gây ra. Nguyên nhân thường gặp của đau mắt cá chân bao gồm:

  • Đau gân gót cổ chân
  • Đứt gân gót chân
  • Gãy nứt xương
  • Vỡ mắt cá chân/gãy chân
  • Viêm bao hoạt dịch
  • Bệnh Gout (gút)
  • Bệnh giả Gout
  • Viêm xương khớp
  • Viêm xương sụn bóc tách
  • Viêm cân gan chân (Plantar fasciitis - Viêm màng gân của lòng bàn chân)
  • Viêm khớp vảy nến
  • Viêm khớp phản ứng
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Trật mắt cá
  • Gãy xương do sức nén (gãy xương căng thẳng)
  • Hội chứng ống cổ chân.

Khi nào gặp bác sĩ?

Ngay cả một chấn thương mắt cá chân tương đối lành tính cũng có thể gây khá nhiều đau đớn, nhất là khi vừa mới chấn thương.

Đến bác sĩ hoặc bệnh viện ngay lập tức nếu bạn:

  • Bị đau nặng hoặc sưng
  • Có một vết thương hở hoặc biến dạng nghiêm trọng
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như bị tấy đỏ, nóng và đau trong các khu vực bị ảnh hưởng hoặc sốt cao hơn 37,8 độ C
  • Chân không chịu được sức nặng của cơ thể.

Đi khám bác sĩ hoặc Khám từ xa với bác sĩ Nội cơ xương khớp nếu:

  • Mắt cá vẫn sưng liên tục, và không cải thiện sau 2 - 5 ngày điều trị tại nhà
  • Bị đau dai dẳng mà không cải thiện sau vài tuần.

Cách chăm sóc tại nhà

Tùy loại đau mà có những phương pháp điều trị tại nhà khác nhau.

  • Nghỉ ngơi, giảm sức ép lên mắt cá chân của bạn càng nhiều càng tốt.
  • Đặt túi nước đá hay một túi đậu Hà Lan đông lạnh trên mắt cá chân 15 - 20 phút, mỗi ngày ba lần.
  • Sử dụng băng nén để giảm sưng.
  • Nâng chân cao hơn tim khi nằm để giúp giảm sưng.
  • Uống thuốc giảm đau do bác sĩ kê toa, bao gồm các loại thuốc như: ibuprofen (Advil, Motrin IB, ...) và naproxen sodium (Aleve), những thuốc này có thể làm giảm đau và hỗ trợ chữa bệnh.

Ngay cả khi được chăm sóc và điều trị tốt, thì trong một vài tuần, mắt cá chân của bạn vẫn có thể bị sưng, cứng khớp hoặc đau, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi hoạt động nhiều.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ Nội cơ xương khớp

Bạn có thể Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp thông qua các bước đơn giản sau: 

  • Bước 1: Truy cập danh sách bác sĩ Nội cơ xương khớp giỏi để chọn bác sĩ bạn muốn tư vấn.
  • Bước 2: Chọn giờ còn trống.
  • Bước 3: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 4: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 5: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 6: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 24-02-2021 -

Bài viết liên quan

  • 20-08-2018
    Thiếu oxy máu là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng lượng oxy trong máu thấp hơn mức bình thường, đặc biệt trong các động mạch. Thiếu oxy là dấu hiệu của một số vấn đề liên quan đến hô hấp, lưu thông, và có thể dẫn đến các triệu chứng khác, chẳng hạn
  • 21-08-2018
    Đau khuỷu tay thường không nghiêm trọng, nhưng vì bạn sử dụng khuỷu tay thường xuyên nên cơn đau có thể gây khó khăn trong công việc. Khuỷu tay là một cấu trúc các khớp nối phức tạp; cho phép bạn duỗi và gập tay lại, cũng như xoay tay và cẳng tay.
  • 20-08-2018
    Tiết dịch âm đạo là quá trình âm đạo thải ra đồng thời dịch nhờn và các tế bào. Dịch âm đạo bình thường có nhiệm vụ giữ cho các mô âm đạo khỏe mạnh, cung cấp chất bôi trơn và bảo vệ âm đạo khỏi viêm nhiễm và kích ứng. Số lượng, màu sắc và độ dính của
  • 21-08-2018
    Chảy máu âm đạo bất thường là loại chảy máu trong âm đạo không liên quan đến kinh nguyệt. Đây là loại xuất huyết có dạng đốm máu nhỏ xuất hiện giữa chu kì kinh nguyệt, thường được phát hiện thông qua vết máu dính vào giấy vệ sinh sau khi lau.