Đau thần kinh toạ

Bệnh đau thần kinh tọa là tình trạng đau lưng xảy ra do dây thần kinh hông to (thần kinh tọa) bị tổn thương hoặc bị chèn ép. Đây là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Nó đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt, chi phối hoạt động của lưng và chân.

(Ảnh minh họa)

Định nghĩa

Bệnh đau thần kinh tọa là tình trạng đau lưng xảy ra do dây thần kinh hông to (thần kinh tọa) bị tổn thương hoặc bị chèn ép. Đây là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Nó đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt, chi phối hoạt động của lưng và chân.

Đau thần kinh tọa là hội chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, với các biểu hiện như: đau tại cột sống thắt lưng, lan tới hông, mông và xuống hai chân. Tùy từng vị trí tổn thương mà hướng lan sẽ khác nhau.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa rất nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là do những tổn thương ở cột sống thắt lưng như:

  • Lao động quá sức hoặc vận động không khoa học: Bê vác, vận chuyển đồ, kéo vật nặng hoặc ngồi sai tư thế sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống. Tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài dẫn đến chèn ép dây thần kinh và gây đau dây thần kinh tọa.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, gây đau thần kinh tọa. Theo thời gian, các đĩa đệm bị tổn thương, nhân nhầy thoát ra ngoài và khô cứng chèn vào rễ dây thần kinh hông và gây đau.
  • Nguyên nhân từ các bệnh lý cột sống: Hẹp cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm… là những căn bệnh cột sống gây ra đau thần kinh tọa
  • Đau thần kinh tọa do chấn thương hoặc nhiễm trùng: Gãy xương, viêm cơ, nhiễm trùng có thể chèn ép lên dây thần kinh hông gây những cơn đau thần kinh tọa. Một số trường hợp không có nguyên nhân cụ thể.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu không được phát hiện và điều trị đau thần kinh tọa kịp thời thì bệnh rất dễ chuyển thành mãn tính, khó có phương pháp phục hồi hoàn toàn. Những cơn đau mà người bệnh phải chịu đựng sẽ có cường độ và tần suất tăng dần, gây khó chịu bất tiện trong sinh hoạt và lao động hàng ngày. Đau khiến người bệnh mất ngủ, dễ cáu gắt, mệt mỏi, các động tác cúi hoặc nghiêng người đều trở nên khó khăn.

Khi bệnh đau thần kinh tọa tiến triển nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm như làm tê bì, mất cảm giác và khả năng kiểm soát hoạt động của chân. Các cơ dọc đường đi của dây thần kinh tọa có khả năng bị teo, vẹo cột sống, thậm chí là tàn phế. Nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn cơ tròn gây ra đại tiểu tiện mất tự chủ.

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh khi có các triệu chứng sau:

  • Đau thắt lưng, lan dọc xuống hai bên hông và mông. Nếu đau eo bên phải sẽ lan xuống gây nhói hông phải và mông phải, còn đau eo trái thì hông trái và mông trái sẽ bị đau. Sau đó đau nhức từ mông xuống bắp chân, kheo chân và lan xuống tận các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  •  Đau âm ỉ từng cơn hoặc đau cấp tính liên tục, đau tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, ban đêm cơn đau có xu hướng nặng hơn.
  •  Đau khi thay đổi tư thế, hoặc chỉ cần ho hay hắt hơi cũng thấy nhói lưng do có hội chứng chèn ép.
  •  Cột sống cứng và đau, khó cúi hoặc nghiêng người. Có triệu chứng khó kiễng chân, khó đứng trên đầu ngón chân.
  • Triệu chứng kèm theo bệnh: có cảm giác tê, nóng, đau rát như dao đâm, ở vùng bị đau cảm giác như bị kiến bò...
  • Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, lâu dần bệnh nhân sẽ bị teo cơ.

Hướng dẫn Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Ngoại thần kinh

Bạn có thể Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh trên hệ thống Khám từ xa Wellcare thông qua các bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS Trần Thị Mai Linh

Bác sĩ Mai Linh đang làm việc tại Khoa Ngoại Thần Kinh - Bệnh viện Chợ Rẫy; Tham gia khóa tập huấn nâng cao kỹ thuật điều trị bệnh chuyên ngành Ngoại Thần Kinh tại Nhật Bản.

Chuyên khám và điều trị: thoát vị đĩa đệm thắt lưng, tai biến mạch máu não, u não, động kinh, bệnh Parkinson, đau nhức đầu đột ngột và dữ dội, đau đầu khi quan hệ tình dục, đau đầu mãn tính, đau nửa đầu...

tran-thi-mai-linh

Theo Hoàn Nguyên Cốt

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 24-02-2021

    Cột sống (xương sống) là một hệ thống các đốt xương nối liền, được liên kết và giữ vững với nhau bằng cơ bắp, gân, dây chằng và các đĩa đệm hấp thụ sốc. Bất kì vấn đề nào xảy ra với cột sống có thể dẫn đến đau lưng. Đối với một số người, đau lưng chỉ

  • 20-08-2018
    Sụt cân không rõ nguyên nhân, hay giảm cân bất thường, nhất là khi giảm cân nhanh và liên tục, có thể là dấu hiệu cho thấy những rối loạn về tình trạng sức khỏe. Không có con số chính xác cảnh báo bạn đang trong tình trạng giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • 20-08-2018
    Trực tràng là một cơ quan nằm ở cuối ruột già. Chảy máu trực tràng liên quan đến tình trạng đại tiện ra máu ở hậu môn. Máu chảy ra từ trực tràng có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hay nâu sẫm.
  • 21-08-2018
    Lưỡi trắng là hiện tượng trên bề mặt lưỡi bị bao phủ bởi lớp bợn màu trắng. Lớp bợn trắng đó là do các mảnh vụn, vi khuẩn và tế bào chết tích tụ tạo thành. Thường thì lưỡi trắng là một triệu chứng tạm thời và vô hại. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nó đôi
  • 21-08-2018
    Vú phát ban (ngực phát ban) là tình trạng tấy đỏ và kích ứng vùng da trên vú. Ngực phát ban có thể gây ngứa, có vảy, đau đớn hoặc phồng rộp. Ngực phát ban còn được biết đến với tên gọi nhiễm trùng da hay nổi mề đay vùng ngực.
  • 20-08-2018
    Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày bao gồm: Cảm giác đau và bỏng rát vùng bụng trên; cơn đau tăng lên khi đói bụng; buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng khi thức dậy; chán ăn; có dấu hiệu ợ nhiều; đầy bụng, khó tiêu và khó chịu; cân nặng giảm không rõ nguyên nhân; thiếu máu và thiếu sắt bất thường...