Đái tháo đường

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa gluxit, trong đó những người mang bệnh này có lượng đường cao trong máu và vượt quá ngưỡng giới hạn lọc của cầu thận dẫn đến tình trạng thừa glucose hay đường trong nước tiểu.

Đái tháo đường

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa gluxit, trong đó những người mang bệnh này có lượng đường cao trong máu và vượt quá ngưỡng giới hạn lọc của cầu thận dẫn đến tình trạng thừa glucose hay đường trong nước tiểu.
Tùy vào cơ chế bệnh sinh này mà người ta đã chia ra làm 2 nhóm bệnh tiểu đường chính: đái tháo đường týp 1 hay nhóm bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin là bệnh gây ra do cơ thể bị thiếu insullin vì lý do bẩm sinh hoặc thứ phát đặc điểm của nhóm người này là xuất phát từ người trẻ; Đái tháo đường týp 2 chiếm chủ yếu (khoảng 90%) gây nên do các tế bào đáp ứng kém với sự điều chỉnh sự ‘ra, vào’ của glucose trong máu dẫn đến tình trạng tăng đường máu mặc dù nồng độ insullin là bình thường ở nhóm người này, ở nhóm bệnh này chủ yếu xuất hiện người thể trạng béo phì, thừa cân và có tỉ lệ cao ở người cao tuổi.
Đái tháo đường
Đái tháo đường (Ảnh minh họa)

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh đái tháo đường

  • Mệt mỏi: Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.
  • Tiểu nhiều, khát nhiều: Nếu đi tiểu thường xuyên – đặc biệt nếu bạn thường phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, và là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao.
  • Nhanh đói: Nếu bạn không tập thể dục nhiều hơn hoặc ăn ít, nhưng lại nhận thấy luôn luôn đói thì rất có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường làm cho glucose đọng lại các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi các thực phẩm bạn ăn thành năng lượng. Điều này, bỏ đói các tế bào và khiến bạn liên tục đói.
  • Giảm cân không kiểm soát: Bạn có thể được vui mừng nhận thấy bạn đã giảm được vài cân mà không cần phải cố gắng. Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân – có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào – nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang “đói” và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.
  • Vết thương lâu lành: Nhiễm trùng, vết xước và các chỗ thâm tím không lành nhanh là một dấu hiệu điển hình khác của bệnh tiểu đường. Điều này xảy ra do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể – một điều cần thiết để vá lành vết thương.
  • Bệnh về da: Da ngứa – có lẽ là kết quả của việc da bị khô hoặc tuần hoàn kém – thường là dấu hiệu của tiểu đường, cùng với các bệnh về da khác như thâm da (quanh cổ hoặc hõm nách). Những người có các dấu hiệu này chắc chắn đã có hiện tượng kháng insulin, dù cho đường máu của họ có thể chưa cao. Vì thế, khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra đường máu.
  • Mờ mắt: Dư thừa glucose trong máu ảnh hưởng đến mắt và sản xuất một loại đường tên là sorbitol gây cản trở tầm nhìn của bạn.
  • Nhiễm nấm: Tiểu đường khiến cho cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác. Nấm và vi khuẩn đều sinh sôi mạnh trong môi trường giàu đường. Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn bị tiểu đường.
  • Dễ bị cảm lạnh và cúm: Các hệ thống miễn dịch suy yếu làm cho vết cắt và vết bầm tím lâu lành cũng có thể làm cho bạn dễ bị tổn thương và dễ bị cảm lạnh và cúm.
  • Ngứa ran hoặc đau ở bàn chân hoặc bàn tay: Đây là dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại vi, một điều kiện gây ra bởi tổn thương dây thần kinh của bạn. Không ai biết chính xác lý do tại sao bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý thần kinh, hoặc cho dù đó là kết quả của quá nhiều đường, dư thừa insulin, hoặc một thay đổi chuyển hóa.
Lưu ý: Khi bạn có những biểu hiện trên, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và tiến hành xét nghiệm khi có những triệu chứng trên.

Nguyên nhân gây đái tháo đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường týp 1

Bệnh tiểu đường týp 1 là do sự thiếu insulin trầm trọng của cơ thể khi bị thiếu insulin thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến tế bào trong cơ thể nên không thể sinh ra năng lượng. Lúc này đường theo máu và được đào thải qua nước tiểu. Vậy tại sao tuyến tụy lại không thể sản xuất insulin một cách bình thường?
Như chúng ta đã biết hệ miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thể bằng cách xác định và tiêu diệt vi khuẩn, vi-rút. Nhưng trong các bệnh tự miễn dịch, hệ miễn dịch lại tấn công các tế bào trong cơ thể, và trong bệnh tiểu đường týp 1 thì hệ thống này đã tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy làm cản trở hoặc ngừng sản xuất insulin của tuyến tụy.
  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường týp 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.
  • Do hệ miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.
  • Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, vi-rút và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường týp 2

Bệnh tiểu đường týp 2 được phát hiện khi cơ thể không còn sản xuất đủ insulin hoặc sự suy giảm về khả năng sử dụng insulin. Về cơ bản có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường týp 2:
  • Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường týp 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
  • Béo phì và lười vận động: Do dư thừa calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao mắc phải bệnh tiểu đường:
  • Những người có độ tuổi > 45 thường dễ mắc phải tiểu đường týp 2.
  • Người có chỉ số BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ) mang nguy cơ mắc tiểu đường týp 2.
  • Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường) có thể di truyền dễ mắc tiểu đường cao hơn rất nhiều so với những người không có tiền sử gia đình bị tiểu đường.
  • Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, sảy thai, đái tháo đường thai nghén, sinh con to ≥ 4kg) cũng làm tăng nguy cơ mắc phải tiểu đường týp 2.
  • Ngoài ra tăng huyết áp vô căn (≥ 140/90 mmHg) cũng kéo theo nguy cơ bị tiểu đường.
  • Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói.
  • Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ.
  • Tăng triglyceride (mỡ) máu.
  • Chế độ ăn nhiều chất béo.
  • Uống nhiều rượu.
  • Ngồi nhiều.
  • Béo phì hoặc thừa cân.
Đái tháo đường
Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Chẩn đoán bệnh Đái tháo đường

Muốn kiểm tra tiểu đường, bạn cần làm vài xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đường máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường.

Điều trị Đái tháo đường

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị chính là sử dụng insulin tiêm tĩnh mạch và uống thuốc để làm tăng nhạy cảm của các tế bào với insulin hoặc tăng tiết insulin ở tuyến tụy. Ở đái tháo đường týp 1 thì việc sử dụng insulin tiêm tĩnh mạch là bắt buộc. Ở nhóm bệnh đái tháo đường týp 2 có thể kiểm soát đường máu thông qua thuốc uống, tuy nhiên nếu điều trị trong thời gian dài thì cuối cùng việc sử dụng insulin là tất yếu. Bên cạnh các biện pháp điều trị bằng thuốc thì việc kiểm soát chế độ ăn ít gluxit và tập luyện thân thể thường xuyên là biện pháp cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát đường máu.
Biến chứng:
Ở những người bệnh tiểu đường hay có những biến chứng như: biến chứng về mắt, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, hoại tử ngọn chi, biến chứng thần kinh ngoại vi, hôn mê do đái tháo đường, khả năng liền các vết thương kém, tăng nguy cơ nhiễm trùng do suy giảm sức miễn dịch… đây là những biến chứng do tăng đường máu lâu ngày không được kiểm soát, tình trạng thiểu dưỡng vi mô gây nên tình trạng tổn thương các tế bào ở mức vi thể như các vi mạch máu là căn nguyên của hàng loạt các biến chứng.

Phòng ngừa Đái tháo đường

5 việc sau sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
  • Tập thể dục thường xuyên, tích cực sẽ giúp duy trì và phát triển khối cơ. Khối cơ có khả năng dự trữ lượng đường thừa trong máu dưới dạng glycogen. Ngoài ra, nếu bạn càng vận động, lượng đường cơ thể cần để sản sinh năng lượng càng tăng và cơ thể càng có khả năng đáp ứng insulin đúng yêu cầu. Bất cứ hoạt động thể chất nào cũng tốt, dù là tập gym, làm vườn hay đi bộ. Hãy tập 5 lần/tuần, 30 phút/lần hoặc chia thành nhiều lần tập ngắn hơn.
  • Kiểm soát cân nặng: Tiểu đường týp 2 liên quan đến thừa cân, béo phì. Tế bào mỡ dư thừa làm giảm khả năng điều tiết insulin. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu người thừa cân hay béo phì giảm được 10% trọng lượng cơ thể thì nguy cơ bị tiểu đường týp 2 sẽ giảm 50%.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Nếu bạn ăn nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn, bạn sẽ có nguy cơ bị tiểu đường. Chế độ ăn ít đường và ngũ cốc tinh chế có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ này. Hãy chọn ngũ cốc nguyên cám. Chúng sẽ cho bạn cảm giác no lâu hơn, bởi loại thực phẩm này cần thời gian tiêu hoá và đường glucose sẽ được từ từ tiết vào máu.
  • Hãy uống nước lọc thay vì soda, hay thức uống có đường khác. Bổ sung thực phẩm giàu magiê vào bữa ăn hàng ngày vì chúng có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường. Những thực phẩm giàu magiê gồm gạo lức, hạt hạnh nhân, rau bina (cải bó xôi), quả bơ, đậu Hà Lan, đậu bắp… Ăn nhiều rau củ, trái cây nhưng đừng chọn những loại có hàm lượng đường cao như nhãn, sầu riêng…
  • Giảm căng thẳng: Tình trạng căng thẳng (cảm xúc, thể chất hay tinh thần) đều khiến nguy cơ bị tiểu đường týp 2 tăng. Vì tâm trạng căng thẳng làm tăng nồng độ chất cortisol trong cơ thể, gây ra mất cân bằng insulin. Hãy kiểm soát các yếu tố khiến bạn căng thẳng và đảm bảo ngủ đủ giấc.

Chế độ chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường

Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khoẻ để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân.
Với người bị tiểu đường nên ăn thành 5-6 bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.

(nguồn mobifone)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm hạch bạch huyết là chứng viêm (sưng) các mạch bạch huyết. Đây là một biến chứng thường thấy của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, các tuyến, các ống dẫn và mạch khắp cơ thể. Nó tạo
  • 28-05-2018
    Đó chính là đái tháo nhạt. Tình trạng khiến bạn khát nhiều do bạn tiểu nhiều.
  • 28-05-2018
    U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng da do vi rut mà biểu hiện bằng các thương tổn da đứng riêng rẽ, rời rạc và lõm ở trung tâm. Bệnh lây lan rộng do tự lây nhiễm, bởi các vết cào xước hoặc sờ mó vào thương tổn.U mềm lây thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh cũng
  • 28-05-2018
    Bệnh Alzheimer là một nguyên nhân của chứng giảm trí nhớ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, khiến người bệnh gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Alzheimer ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ và tư duy. Bệnh tiến triển chậm và thường bắt đầu với triệu
  • 28-05-2018
    Đau cổ hay còn gọi là sái cổ. Đây là tình trạng cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cổ hoặc vùng quanh cổ. Tình trạng này xảy ra khi các đốt sống (xương sống), đĩa đệm giữa các đốt sống và mô mềm chẳng hạn như cơ, gân cơ và dây chằng bị chấn thương. sái cổ
  • 28-05-2018
    Nhiễm trùng do mèo cào, hay bệnh mèo cào, là bệnh nhiễm trùng do vi trùng có trong móng của mèo. Nhiễm trùng lan tới hạch bạch huyết gần với vết cào nhất. Tuyến bạch huyết là các khối mô thuộc một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể có tác dụng