Bệnh Gout, dân gian còn gọi là bệnh thống phong, là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, dẫn đến tăng acid uric máu. Khi acid uric máu tăng đến một mức nào đó (mức độ này thay đổi ở từng cá thể), chúng sẽ bị bão hòa ở dịch ngoài

Gout là bệnh gì?

benh-gout
(Ảnh minh họa)

Bệnh Gout (dân gian còn gọi là bệnh thống phong) là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, dẫn đến tăng acid uric máu. Khi acid uric máu tăng đến một mức nào đó (mức độ này thay đổi ở từng cá thể), chúng sẽ bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào dẫn đến lắng đọng tại các mô, khớp, thận, gây nên các triệu chứng của bệnh gout trên lâm sàng Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, đặc biệt là ở những người béo, thích uống rượu, ăn chế độ nhiều đạm.

Triệu chứng của bệnh gout

Ở giai đoạn đầu, bệnh gout có những đặc điểm lâm sàng khá đặc trưng, đa số dễ nhận biết như:

  • Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp.
  • Thường bắt đầu vào cuối độ tuổi 30 và đầu độ tuổi 40, tuổi bắt đầu làm nên của những người đàn ông thành đạt.
  • Khởi bệnh đột ngột bằng một cơn viêm khớp cấp với tính chất: sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội, đột ngột ở một khớp làm người bệnh rất đau đớn, không thể đi lại được. Hiện tượng viêm thường không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3 - 7 ngày.

Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: 

  • Sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não (cổ cứng, nôn ói…).
  • Bệnh diễn biến từng đợt, giữa các cơn viêm cấp có những giai đoạn các khớp hoàn toàn hết đau, người bệnh tưởng mình khỏi bệnh.
  • Ở giai đoạn muộn, biểu hiện viêm ở nhiều khớp cả tay và chân, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, bệnh diễn biến liên miên không rõ từng đợt, giữa các đợt viêm cấp các khớp vẫn đau nhức, dần dần gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ... hoàn toàn khỏi (những năm đầu).

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp trên hệ thống khám từ xa Wellcare khi gặp các triệu chứng nêu trên để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh gout

Có hai nhóm nguyên nhân lớn của bệnh gout: là gout nguyên phát và gout thứ phát.

  • Gout nguyên phát là thể bệnh gặp nhiều nhất, có tính chất di truyền và mang tính gia đình.
  • Gout thứ phát có nguyên nhân do tăng acid uric máu thứ phát, gây nên bởi một số bệnh như bệnh thận, bệnh máu, do sử dụng một số thuốc, hay do nhiễm độc chì. 

Có 5 yếu tố thuận lợi gây bệnh chính:

  •  Yếu tố gia đình. Có tới 30% bệnh nhân gout có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh này.
  • Yếu tố nghề nghiệp. Đa số bệnh nhân là trí thức, thương gia, chủ doanh nghiệp.
  • Tật nghiện bia rượu.
  • Rối loạn chuyển hóa khác như tăng acid uric máu, tăng đường máu, tăng mỡ máu.
  • Tiền sử dùng một số thuốc làm tăng acid uric máu như thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin, thuốc chống lao.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh gout

Những yếu tố dưới đâu có thể khiến cơ thể bạn bị đa axit uric hoặc làm khớp dễ bị đóng axit uric:

Chẩn đoán bệnh gout

Để phát hiện sớm được bệnh gout, cần chú ý đến 3 biểu hiện lâm sàng chính của bệnh gồm các tổn thương khớp, xuất hiện hạt tophi và tổn thương thận. Biểu hiện đặc trưng đầu tiên của bệnh gout là các viêm khớp cấp tính do gout.

Điều trị bệnh gout

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị tận gốc bệnh gout. Mọi nỗ lực chỉ nhằm mục đích khống chế cảm giác đau đớn và hạn chế nguy cơ tái phát. Bệnh nhân được điều trị gout bằng thuốc chống viêm NSAID và corticosteroid, có thể cảm nhận những dấu hiệu tích cực sau khoảng 12 giờ. Tuy vậy, không nên coi thuốc là “thần dược”.  Hãy cẩn thận với các thuốc này và tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn cụ thể cách dùng và thời gian dùng (thường chỉ nên dùng từ 3 - 10 ngày), vì nếu điều trị kéo dài chúng có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dày - tá tràng.

Ngoài ra, 2 mẹo nhỏ dưới đây cũng giúp người bệnh gout giảm cảm giác đau đớn:

  • Chườm đá: Theo các chuyên gia thuộc Đại học Y New Jersey, dùng đá chườm trực tiếp hoặc cho vào túi chườm đắp lên vùng khớp bị sưng viêm khoảng 10 - 15 phút được coi là giải pháp có tác dụng làm giảm cảm giác đau đớn.
  • Ngâm chân bằng nước ấm có pha chút muối biển: Phương pháp này rất có lợi với người bệnh gout. Người ta tìm thấy trong muối biển một hàm lượng lớn chất magie. Việc bổ sung magie rất có lợi cho tim mạch, kích thích lưu thông máu, giúp thải loại độc tố.

Biến chứng của bệnh gout

Khi bị mắc bệnh mà điều trị không đúng hoặc không được điều trị bệnh để lại những biến chứng, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong:

  • Tổn thương xương khớp: Đó là tình trạng hủy hoại khớp, đầu xương, làm bệnh nhân tàn phế. Các hạt tophi bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.
  • Tổn thương thận như sỏi thận, thận ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...
  • Chẩn đoán nhầm: Bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn hoặc viêm khớp dạng thấp và được điều trị bằng rất nhiều loại kháng sinh khác nhau, có nguy cơ bị biến chứng lao, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, tăng huyết áp... thậm chí có thể gây tử vong.
  • Tai biến do dùng thuốc: ngay cả khi chẩn đoán đúng, việc điều trị gout cũng có thể gây nên tai biến. Các thuốc chống viêm không steroid có thể gây tổn thương nhiều cơ quan như máu, thận, tiêu hóa, dị ứng.

Phòng ngừa gout

Có thể phòng tránh được bệnh gout bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Vì ăn uống bừa bãi là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm bệnh tái phát. Các nguyên tắc vệ sinh ăn uống đối với bệnh nhân gout là chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì) và uống nhiều nước (khoảng 1,5 - 2 lít nước/ngày), đặc biệt là nước khoáng kiềm (để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu). 

Nguyên tắc ăn uống phù hợp:

  • Thứ nhất, lượng thịt ăn hằng ngày không nên quá 15g, đặc biệt cần tránh ăn phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi...), các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó, dê), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo). Có thể ăn trứng, sữa, phomat, thịt trắng như thịt gia cầm, cá nạc.
  • Thứ hai là nên ăn thêm ngũ cốc, bánh mì trắng.
  • Thứ ba là ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ, hoa quả.
  • Thứ tư là cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua, uống nước chanh... vì chính những chất chua lại làm bệnh nặng hơn.
  • Thứ năm là về các đồ uống. Bệnh nhân cần bỏ rượu, kể cả rượu vang, rượu thuốc.

Bệnh nhân gout cần có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mọi mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất như tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress... Ngoài ra, bệnh nhân gout cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin.

Chế độ chăm sóc cho người bị gout

  • Vì béo phì có thể liên quan đến mức axit uric cao, bác sĩ thường chỉ định chế độ ăn uống đặc biệt để giúp giảm kiểm soát trọng lượng cơ thể. Nhưng kiêng cử hay áp dụng chế độ ăn uống quá nghiêm nhặt có thể nâng mức axit uric và làm bệnh gout tệ thêm.
  • Đa số bệnh nhân gout có thể ăn những gì mình thích, trong giới hạn. Những người bị sỏi thận do axit uric có thể cần tránh hay giới hạn những thực phẩm (có nhiều purin) làm tăng mức axit uric như: cá mòi, cá cơm, cá trích, sò ốc (như: paua, pipi, hến, trai), trứng cá, sò điệp, nước hầm xương, nước sốt (lấy từ lò nướng), óc, cật, gan, tim, lưỡi, bao tử, phèo/lá lách, và thịt đỏ (như thịt bò/cừu; nhất là thịt quay/nướng); măng tây, nấm, đậu Hòa lan, đậu lentil, và đậu ve. 
  • Hầu hết mọi người mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 150 - 200g thịt nạc heo/bò, thịt gà, hay cá. 
  • Những bệnh nhân gout có thể uống cà phê và trà, nhưng cần phải giới hạn mức cồn (nhất là bia và rượu). 
  • Để tống các tinh thể axit uric ra khỏi cơ thể, bệnh nhân gout nên uống mỗi ngày ít nhất 10 - 12 ly nước lọc hay nước giải khát không cồn (loại ly thấp ¼ lít).

Theo mobifone

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-11-2018

    Nhu cầu đi lại, nhất là đi lại bằng máy bay ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một nhu cầu thật sự, không chỉ là nhu cầu đi du lịch, thăm viếng bạn bè người thân mà còn giúp cho người bệnh có thể sống chung với bệnh một cách năng động và tự chủ. Tuy nhiên, để có thể được an toàn trong suốt chuyến bay, người bệnh cần được xem xét đánh giá cẩn thận các nguy cơ và có những hướng dẫn thích hợp.

  • 28-05-2018
    Bệnh bụi phổi amiăng là tình trạng xơ phổi do hít phải bụi amiăng. Amiăng là tên của một nhóm sợi tự nhiên từng được sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp vì nó có khả năng chịu nóng tốt và có thể dùng để cách nhiệt. Khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu
  • 28-05-2018
    dạng thoái hóa điểm vàng phổ biến hơn. Theo thống kê, khoảng 70-90% các trường hợp thoái hóa điểm vàng là dạng thoái hóa khô. Trong thoái hóa điểm vàng khô, võng mạc (lớp mô mỏng ở phần sau nhãn cầu) sẽ bắt đầu bị lão hóa. Điểm vàng nằm ở trung tâm
  • 28-05-2018
    Cơn co giật xảy ra khi hoạt động của các tế bào thần kinh trong não trở nên bất thường. Cơn co giật có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng, cảm xúc, ý thức, hoặc vận động.
  • 28-05-2018
    Hẹp động mạch thận là sự thu hẹp của một hoặc nhiều động mạch mang máu đến thận (động mạch thận). Thận cần lượng máu đầy đủ để giúp lọc bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa. Khi các động mạch bị thu hẹp sẽ dẫn đến sự thiếu hụt lượng máu giàu oxy đến thận.
  • 28-05-2018
    1. Định nghĩa Bệnh thận đa nang là tình trạng hai thận có nhiều nang to nhỏ không đều ở vùng vỏ và vùng tủy. Nguyên nhân do di truyền gen trội nhiễm sắc thể thường (tổn thương nhánh ngắn của nhiễm sắc thể thứ 16) nhưng cũng có thể là bẩm sinh. Bệnh thận