Tâm lý người lớn

  • Rối loạn tâm thần chia sẻ là một loại rối loạn tâm thần cùng xảy ra trên cả hai người, đó là lý do mà nó có tên gọi khác là “folie a deux” (“điên có đôi”). Người thứ nhất (trường hợp nguyên phát) là người trực tiếp trải qua những rối loạn về sức khỏe tinh thần. Còn người thứ 2 (trường hợp thứ phát) là người bị rối loạn tâm thần chia sẻ. Những người này bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng bệnh tâm thần của người thứ nhất, và họ thể hiện những triệu chứng này chỉ khi họ vẫn đang tiếp tục giữ liên lạc với người bệnh.

  • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một loại bệnh tâm thần mãn tính, trong đó một người có cách suy nghĩ, cảm nhận tình huống và liên quan đến những người khác là bất thường - và phá hoại.

  • Rối loạn trầm cảm có thể làm cho bạn cảm thấy kiệt sức, bất lực, và vô vọng. Những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực như thế có thể làm cho một số người cảm thấy muốn buông xuôi. Vì vậy, điều quan trọng là nhận ra rằng những cảm xúc tiêu cực này là một phần của trầm cảm và chưa phản ánh đúng thực tế.

  • Mỗi người trầm cảm theo nhiều cách khác nhau, mức độ và triệu chứng thay đổi theo cá nhân và thời gian. Bạn có thể gọi bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để khám trực tuyến, tư vấn từ xa: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/tam-ly

  • Thuật ngữ gaslight (nghĩa đen: “Thắp sáng đèn ga”) đến từ vở kịch Gas Light (1983) nói về hành vi bạo hành tâm lý có hệ thống của nhân vật Jack Manningham lên vợ ông là Bella Manningham.Đây là một dạng bạo hành tâm lý rất hiệu quả vì nó khiến nạn nhân tự nghi ngờ cảm xúc, bản năng và sự tỉnh táo của mình. Khi đó, kẻ bạo hành sẽ có rất nhiều quyền lực lên nạn nhân và có thể dễ dàng kiểm soát nạn nhân.

  • Thao túng tinh thần (gaslight) là một hình thức lạm dụng tâm lý khi người vợ hoặc chồng hoặc một người gần gũi, gắn bó với nạn nhân đưa ra những thông tin sai sự thật, khiến cho nạn nhân nghi ngờ những nhận thức, phán đoán, kí ức và thậm chí là sự tỉnh táo của chính bản thân mình. Cách xử trí hiệu quả nhất là hãy tin tưởng vào bản thân. Đừng để những người khác khiến bạn phải chán nản. 

  • Bạo lực, từ khía cạnh tâm lý, nhìn chung, đều xuất phát từ sợ hãi.

  • Group therapy (trị liệu theo nhóm) là một phương thức trị liệu tâm lý đặc biệt hiệu quả trong một số tình huống cụ thể như trầm cảm, rối loạn lo sợ...

  • Tài liệu thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần DSM IV đã xếp kleptomanie (ăn cắp từ góc độ rối loạn hành vi) là rối loạn kiểm soát xung năng. Đó là một rối loạn không phổ biến và thường thấy ở phụ nữ, để lại các hậu quả liên quan tới gia đình, công việc xã hội và cả pháp lý

  • Chứng lo âu vào buổi sáng gây ra cảm giác chán nản, căng thẳng, buồn bã, mệt mỏi... khiến cho ngày mới của bạn thật tồi tệ. Nếu không được điều trị, rối loạn này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, hủy hoại nhiều mối quan hệ, công việc của người bệnh.