Trầm cảm - Chiến thuật tự giúp bản thân

Rối loạn trầm cảm có thể làm cho bạn cảm thấy kiệt sức, bất lực, và vô vọng. Những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực như thế có thể làm cho một số người cảm thấy muốn buông xuôi. Vì vậy, điều quan trọng là nhận ra rằng những cảm xúc tiêu cực này là một phần của trầm cảm và chưa phản ánh đúng thực tế.

Ảnh: Sưu tầm


Sau đây là những hướng dẫn theo các khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe tinh thần đã được nhóm Biên tập của Khám từ xa Wellcare tổng hợp, nhằm đối phó với trầm cảm:

👌 Hãy phân những mục tiêu lớn thành những công việc nhỏ hơn, chọn ra một vài việc ưu tiên, và chỉ làm những gì trong khả năng của bạn.

👌 Cố gắng dành thời gian tâm sự với ai đó tin tưởng được; sẽ tốt hơn là phải chịu đựng một mình.

👌 Tham gia một số hoạt động có ích, như là tập thể dục, đi xem phim hoặc một trận đấu bóng, hoặc tham gia một sự kiện tôn giáo, xã hội, hoặc cộng đồng.

👌 Hiểu rằng tâm trạng của bạn sẽ cải thiện từ từ, chứ không phải ngay lập tức. Mọi người đều cần thời gian.

👌 Nên trì hoãn những quyết định quan trọng cho đến khi bệnh trầm cảm đã truyên giảm. Trước khi quyết định đưa ra những sự thay đổi lớn - như đổi việc, kết hôn hoặc ly dị, hãy thảo luận với những người thân cận.

👌 Hiếm ai có thể “nhanh chóng vượt qua” trầm cảm. Đừng để đòi hỏi từ người khác ảnh hưởng đến bạn.

👌 Luôn nhớ: suy nghĩ tích cực và thực hành những liệu pháp có ích sẽ thay thế suy nghĩ tiêu cực (một phần của bệnh trầm cảm). Suy nghĩ tiêu cực sẽ giảm bớt khi bệnh trầm cảm có đáp ứng với điều trị.

👌 Hãy tiếp nhận những lời đề nghị giúp đỡ và can thiệp của gia đình và bạn bè mà bạn tin tưởng.

👌 Hãy tìm kiếm những lớp học và nhóm hỗ trợ thông qua các tổ chức hỗ trợ.

👌 Vì sức khỏe của bạn và những người xung quanh bạn, hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân.


Khám từ xa qua gọi thoại & video với các bác sĩ & chuyên gia tâm lý: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/tam-ly

Hỗ trợ đặt hẹn vui lòng gọi 028.3622.6822


Biên tập bởi Khám từ xa Wellcare
Nguồn tham khảo: Caregiver


- 01-06-2020 -

Bài viết liên quan

  • Lo kết quả một kì thi. Lo công việc hiện tại chưa hoàn tất. Lo về sức khỏe dạo này không tốt. Lo khi chưa biết rõ con đường tương lai của mình sẽ ra sao… biết bao những mối lo thường trực đó, dù chúng ta đã tự nhủ rằng lo lắng cũng vô ích, nhưng rõ ràng là trong lòng chúng ta vẫn chưa thể gỡ bỏ được mối bận tâm rất dai dẳng.

  • Ngoài những nguyên nhân như nam giới thường chọn cách tự tử bạo lực hơn như dùng súng, treo cổ và nam giới thường bốc đồng (impulsive) hơn nữ giới, thì những định kiến xã hội về nam giới cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ tự tử ở nam giới tăng mạnh trong những năm gần đây. Nam giới đang phải vật lộn trong tuyệt vọng để thể hiện cảm xúc của mình và sự khó khăn này ảnh hưởng mạnh đến chất lượng cuộc sống của họ.

  • Hội chứng ăn bậy (hội chứng Pica) là triệu chứng thèm ăn các vật thể ngoài thực phẩm và có thể độc hại cho cơ thể như đinh, đất, bột giặt…

  • Stress cấp tính thường xảy ra khi cá nhân phải đối mặt với những tình huống tác động mạnh đến tinh thần. Đó là những tình huống gây sang chấn tâm lý rất mạnh và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Ở những cơ thể vốn đã kiệt sức và có các bệnh lý mạn tính sẽ làm cho sức khỏe càng tồi tệ hơn. Mức độ của stress cấp còn phụ thuộc vào khả năng đối phó của từng cá nhân.

  • Mỗi người trầm cảm theo nhiều cách khác nhau, mức độ và triệu chứng thay đổi theo cá nhân và thời gian. Bạn có thể gọi bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để khám trực tuyến, tư vấn từ xa: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/tam-ly

  • Rối loạn ăn uống là một nhóm các vấn đề nghiêm trọng, trong đó mối bận tâm thường tập trung vào thực phẩm và cân nặng. Rối loạn ăn uống có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về thể chất và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.