Cách nhận biết và đối phó khi bị thao túng tinh thần (gaslight)

Thao túng tinh thần (gaslight) là một hình thức lạm dụng tâm lý khi người vợ hoặc chồng hoặc một người gần gũi, gắn bó với nạn nhân đưa ra những thông tin sai sự thật, khiến cho nạn nhân nghi ngờ những nhận thức, phán đoán, kí ức và thậm chí là sự tỉnh táo của chính bản thân mình. Cách xử trí hiệu quả nhất là hãy tin tưởng vào bản thân. Đừng để những người khác khiến bạn phải chán nản. 

Thao túng tinh thần (gaslight) là gì?

Gaslight là một hình thức lạm dụng tâm lý hoặc cảm xúc, trong đó kẻ lạm dụng sử dụng thông tin bị bóp méo, thiếu sự thật khiến nạn nhân ban đầu lo lắng, bối rối rồi dẫn đến nghi ngờ suy nghĩ, giá trị, trí nhớ, óc phán đoán của mình và mất dần đi cảm nhận về thực tế. 

Để tránh bị bạo hành tâm lý bởi gaslight, bạn nên tìm hiểu những dấu hiệu của gaslighting để nhận ra khi nào người thân đang tìm cách điều khiển bạn.

 Thao túng người thân. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu của thao túng tinh thần

Theo như tiến sĩ phân tâm học Robin Stern, những dấu hiệu gaslighting bao gồm:
• Bạn liên tục tự ngờ vực, chất vấn bản thân
• Trong một ngày, bạn phải nhiều lần tự hỏi rằng liệu mình có quá nhạy cảm
• Bạn thường xuyên cảm thấy hoang mang và tưởng như mình đang hóa điên
• Bạn thường xuyên phải xin lỗi người khác
• Bạn cứ liên tục tự hỏi rằng tại sao rõ ràng bạn đang được đối đãi rất tốt nhưng vẫn không cảm thấy hạnh phúc
• Bạn giấu diếm thông tin với gia đình và bạn bè để không phải giải thích hoặc viện lý do
• Bạn tìm cách để bao che, viện cớ cho người yêu/vợ/chồng hoặc người đang bạo hành bạn với gia đình và bạn bè
• Bạn bắt đầu nói dối để không bị lăng mạ hoặc vì bạn không muốn thấy người kia tìm cách bẻ cong thực tế nữa
• Việc đưa ra quyết định kể cả với những chuyện đơn giản, ngày càng trở nên khó khăn với bạn
• Bạn cảm thấy rằng bản thân đã từng là một con người rất khác: tự tin hơn, vui vẻ hơn và thoải mái hơn
• Bạn có thể nhận thấy rằng có điều gì đó không ổn nhưng bạn không thể giải thích được điều đó
• Bạn không tìm thấy niềm vui nữa và cảm thấy vô vọng
• Bạn cứ luôn tự hỏi rằng liệu mình có phải là một người yêu/vợ/chồng/bạn tốt
• Bạn cảm thấy rằng bạn làm việc gì cũng không xong

Điều bạn cần phải lưu ý rằng, đầu tiên, đây không phải là lỗi của bạn. Thứ hai, bạn không thể thay đổi người đã và đang thao túng tinh thần bạn. Vì vậy, hãy tránh xa mình khỏi người đó một thời gian.

Cách xử trí khi bị thao túng tinh thần

Nếu bạn có những dấu hiệu bị thao túng tinh thần, hãy tham khảo các biện pháp dưới đây:

1. Thông báo với người thân về tình trạng của mình

Khi bạn nhận ra bất kỳ điều nào trong số những dấu hiệu ở trên, hãy cảm thông cho chính bản thân mình. “Mình không biết nên tin điều gì. Mình thấy như mình bị điên vậy.” Hãy đối xử ân cần tử tế với trải nghiệm về sự bối rối và nghi ngờ của bạn.

2. Viết nhật ký

Nếu bạn có đủ sự riêng tư, hãy ghi chép lại những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của mình vì điều đó có thể đem lại sự nhẹ nhõm cho bạn. Nhật ký của bạn có thể đón nhận những ấn tượng mâu thuẫn mà không cần đến sự chắc chắn. Nếu có ai đó hỏi về trí nhớ của bạn, bạn có thể nhìn lại những ghi chép của riêng mình. Nếu những đồ vật xuất hiện và biến mất một cách bí ẩn, bạn có thể chụp lại những bức hình một cách có chiến lược của các khu vực bạn cho là có vấn đề.

3. Lắng nghe bản thân mình

Để xây dựng lại lòng tin vào bản thân, hãy lắng nghe những tín hiệu từ bên trong với sự tò mò hứng thú.

Khi bạn lắng nghe bản thân, những cảm giác mơ hồ sẽ trở nên rõ ràng hơn. Khi bạn luyện tập lắng nghe, bạn sẽ lấy lại được sự tự tin vào nhận thức của mình.

4. Làm ngơ những động thái của người bạo hành bạn

Bạn không cần phải tìm ra lý do tại sao một người nào đó đang thao túng bạn. Bạn cũng không cần phải dán nhãn một hành vi thành thao túng nữa. Bạn có thể chỉ cần đơn giản nói xin chào sự bối rối và nỗi khát khao được hiểu chuyện gì đang xảy ra.

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Hỏi những người khác để xác nhận nhận thức của bạn về sự thao túng là một việc rất nên làm. Hãy hỏi bất kì ai bạn tin tưởng, ngoại trừ người bạn nghi ngờ đang thao túng bạn. Để chắc chắn hơn, bạn cũng đừng nên hỏi những người có khả năng đang bắt tay với người đang bạo hành bạn. 

Thay vì đắn đo không biết nhận thức của bạn là đúng hay sai, hãy tìm kiếm những người ủng hộ bạn.

6. Xây dựng lại lòng tin vào bản thân

Trong khi bạn sửa chữa lại mối quan hệ của mình đối với bản thân, những hậu quả của sự thao túng sẽ dần dần phai đi. Qua thời gian, những ranh giới của bạn sẽ lành và bạn sẽ nói không với hành vi bạo hành tinh thần một cách tự nhiên.

7. Tìm đến một nhà trị liệu tâm lý hoặc người có chuyên môn tham vấn tâm lý

Hãy gặp họ vì họ là những người có chuyên môn, và họ chắc chắn sẽ giúp bạn them bình tĩnh, khỏe mạnh và kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.

Điều bạn không nên làm

  • Tranh cãi: Bạn đang phí thời gian của mình. Giữ lấy bằng chứng ấy và nói với những người tin bạn. Nói với những người đã muốn thao túng bạn sẽ làm bạn mệt mỏi hơn.
  • Nghĩ rằng bạn có thể sửa chữa tình huống ấy nhưng bạn lại không làm gì cả.
  • Nói và giải thích với những người thân cận hoặc có quan hệ mật thiết với người thao tunga bạn (ví dụ bạn bè, đồng nghiệp hoặc cấp dưới của người đó), vì điều này không đem lại kết quả
  • Uống rượu và sử dụng chất kích thích: Lạm dụng rượu và chất kích thích sẽ khiến cuộc đời bạn trở nên tăm tối hơn.
  • Nghi ngờ chính mình và nghĩ rằng mình sai, mình cần phải nhượng bộ: Bạn có thể muốn êm chuyện và không cãi nhau với người đó, nhưng hãy biết mình đúng và cần phải tỉnh táo.

Tổng hợp: KLinh

Nguồn tài liệu tham khảo:

http://www.whiteheathervn.com/tigravem-hi7875u/gaslight

http://www.loveisrespect.org/content/what-gaslighting/

https://www.quora.com/How-do-you-combat-someone-gaslighting-you

*** Thao túng tinh thần là một hình thức lạm dụng tâm lý khi người vợ hoặc chồng hoặc một người gần gũi, gắn bó với nạn nhân đưa ra những thông tin sai sự thật, khiến cho nạn nhân nghi ngờ những nhận thức, phán đoán, kí ức và thậm chí là sự tỉnh táo của chính bản thân mình. Cách xử trí hiệu quả nhất là hãy tin tưởng vào bản thân. Đừng để những người khác khiến bạn phải chán nản. Khám ngay với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh trên kênh Khám Từ xa của Wellcare để được tư vấn, chia sẻ và hướng dẫn cách xử trí khi nghi ngờ bản thân có dấu hiệu bị thao túng tinh thần.

Theo beautifulmindvn.com

- 22-04-2019 -

Bài viết liên quan

  • Những người có ý định tự tử có thể không tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng điều đó không có nghĩa sự giúp đỡ là không cần thiết... Hầu hết những người tự tử thường không muốn chết – họ chỉ muốn ngừng nỗi đau đớn này lại thôi. Tổ chức y tế thế giới WHO ước tính hằng năm có khoảng một triệu người chết vì tự tử. Đâu là nguyên nhân khiến những người nọ tự kết liễu đời mình? Đối với những người chưa từng trải qua trầm cảm hay tuyệt vọng thì rất khó để họ hiểu được điều này. Nhưng khi một người có xu hướng muốn chết, có nghĩa là họ đang rất đau đớn đến mức chẳng thể nhìn thấy con đường nào khác.

  • Hội chứng nghiện giật tóc là một dạng của rối loạn kiểm soát xung động. Ở hội chứng này, bệnh nhân buộc phải thường xuyên bứt lông hay tóc khỏi các vùng như da đầu, lông mày và lông mi của họ. Mặc dù, người mắc chứng bệnh này biết hậu quả, nhưng họ vẫn không thể kiềm chế bản thân. Khi cảm thấy chán nản, người bệnh sẽ giật tóc để làm dịu bản thân. Kết quả là, người bệnh bị hói và tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như khả năng làm việc của họ.

  • Chứng lo âu vào buổi sáng gây ra cảm giác chán nản, căng thẳng, buồn bã, mệt mỏi... khiến cho ngày mới của bạn thật tồi tệ. Nếu không được điều trị, rối loạn này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, hủy hoại nhiều mối quan hệ, công việc của người bệnh. 

  • Rối loạn thách thức chống đối bao gồm rối loạn hành vi và rối loạn tăng động giảm chú ý. Nếu không chữa trị, bệnh có thể dẫn đến rối loạn hành vi nghiêm trọng như hung hăng, bạo lực và có thể là vi phạm pháp luật.

  • Xâm hại và lạm dụng tình dục là dạng bạo hành đau lòng nhất, gây tranh cãi nhiều nhất, bị che đậy nhiều nhất và bị hiểu lầm là ít xảy ra trong các dạng bạo hành trẻ em. 

  • Chữa lành vết thương tâm lý cũng quan trọng như vết thương trên thân thể vậy. Đừng coi thường bất kỳ vết thương nào, vết thương tâm lý cũng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng.