Rối loạn tâm thần chia sẻ (Shared psychotic disorder)

Rối loạn tâm thần chia sẻ là một loại rối loạn tâm thần cùng xảy ra trên cả hai người, đó là lý do mà nó có tên gọi khác là “folie a deux” (“điên có đôi”). Người thứ nhất (trường hợp nguyên phát) là người trực tiếp trải qua những rối loạn về sức khỏe tinh thần. Còn người thứ 2 (trường hợp thứ phát) là người bị rối loạn tâm thần chia sẻ. Những người này bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng bệnh tâm thần của người thứ nhất, và họ thể hiện những triệu chứng này chỉ khi họ vẫn đang tiếp tục giữ liên lạc với người bệnh.

Rối loạn tâm thần chia sẻ là gì?

Rối loạn tâm thần chia sẻ là một loại rối loạn tâm thần cùng xảy ra trên cả hai người, đó là lý do mà nó có tên gọi khác là “folie a deux” (“điên có đôi”). Người thứ nhất (trường hợp nguyên phát) là người trực tiếp trải qua những rối loạn về sức khỏe tinh thần. Còn người thứ 2 (trường hợp thứ phát) là người bị rối loạn tâm thần chia sẻ. Những người này bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng bệnh tâm thần của người thứ nhất, và họ thể hiện những triệu chứng này chỉ khi họ vẫn đang tiếp tục giữ liên lạc với người bệnh. Mặc khác, đối với người được chẩn đoán bị rối loạn tâm thần chia sẻ, các vấn đề về sức khỏe tinh thần sẽ hết nếu như người đó không còn liên lạc với người bị tâm thần nguyên phát nữa.

Related image

Rối loạn tâm thần chia sẻ. (Ảnh minh họa)

Những điều cần lưu ý về rối loạn tâm thần chia sẻ

  • Chưa ai biết nguyên nhân cụ thể gây ra rối loạn tâm thần chia sẻ, nhưng căng thẳng và sự cô lập có thể là những yếu tố góp phần gây bệnh.
  • Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần chia sẻ có những ảo tưởng giống y hệt các triệu chứng của người bệnh tâm thần ở gần họ.
  • Thật khó để chẩn đoán rối loạn tâm thần chia sẻ bởi vì người bệnh hiếm khi tìm đến các biện pháp chữa trị.
  • Nếu không được điều trị, rối loạn tâm thần chia sẻ có thể trở thành bệnh mãn tính.

Chẩn đoán rối loạn tâm thần chia sẻ

Việc điều trị chứng rối loạn tâm thần chia sẻ có thể gặp nhiều khó khăn vì việc chẩn đoán các vấn đề bệnh vẫn còn nhiều trở ngại. Đầu tiên, cần xác định được chính xác người bệnh thứ nhất (nguyên phát) cũng như các triệu chứng của họ. Tiếp theo, cần chắc chắn rằng người bệnh thứ hai (thứ phát) có những triệu chứng tương tự sau khi tiếp xúc trong suốt một thời gian dài với người bệnh thứ nhất. Trường hợp này, chẩn đoán để loại trừ các vấn đề thần kinh khác cũng rất cần thiết.

Điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ

Sau khi xác định bệnh, việc điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ sẽ cụ thể hơn. Với mục đích là để ngăn chặn các triệu chứng của người bị rối loạn tâm thần chia sẻ và đưa ra phương pháp điều trị ổn định cho người sống với người bị tâm thần nguyên phát. Phương án điều trị thường được khuyến nghị đó là tách riêng người bệnh thứ nhất và người bệnh thứ hai, tuy vậy, trong một số trường hợp, không thể áp dụng phương pháp này.

Dưới đây là một số lựa chọn khác:

  • Thuốc. Do ảnh hưởng bởi các triệu chứng tâm thần của người thân, người bệnh tiếp tục gặp ảo giác, có thể sử dụng thuốc chống rối loạn thần kinh để điều trị triệu chứng này. Thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm cũng sẽ hữu ích để giải quyết các vấn đề như trầm cảm, lo âu hoặc mất ngủ.
  • Liệu pháp cá nhân. Tư vấn một-một với bác sĩ có thể giúp giải quyết các vấn đề cơ bản của bệnh. Liệu pháp này giúp bệnh nhân cách ly hoặc học được cách tách ly càng nhiều càng tốt với người bị tâm thần nguyên phát.
  • Liệu pháp gia đình. Càng được gia đình hỗ trợ và động viên, bệnh nhân càng có khả năng thoát khỏi những triệu chứng tâm thần bị ảnh hưởng bởi người khác.

- 22-03-2021 -

Bài viết liên quan

  • Hoang tưởng thường gặp ở nhứng bệnh loạn thần nặng (tâm thần phân liệt, loạn thần do nghiện rượu, loạn thần cấp...) thường được đưa vào bệnh viện điều trị. Tuy nhiên, có một số không nhỏ những người bệnh có hoang tưởng vẫn có thể sống và làm việc tương đối bình thường. Nhưng họ gây ra những gánh nặng nhất định cho gia đình, xã hội, cho những người sống quanh họ.

  • Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders) là một loại bệnh lý tâm thần khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sự thay đổi tâm trạng, cảm xúc, hành vi cũng như năng lực cá nhân một cách rõ rệt. Lúc thì phấn chấn, vui vẻ, hào hứng (hưng cảm) nhưng có khi trầm uất, buồn chán, thờ ơ (trầm cảm)... Đối với bệnh nhân, việc điều khiển hoạt động sống là điều không hề dễ dàng. Hầu hết mỗi ngày đều là một cuộc chiến. 

  • Thuật ngữ tự kỷ Autism có gốc từ Hy Lạp: Autos, có nghĩa là “ tự thân”. Tự kỷ nằm trong nhóm các rối loạn phát triển lan toả (PDD: Pervasive Developmental Disorders): Là một nhóm hội chứng được đặc trưng bởi suy kém nặng nề và lan toả trong những lãnh vực phát triển: tương tác xã hội, giao tiếp và sự hiện diện của những hành vi và các ham thích rập khuôn.

  • Bạo lực, từ khía cạnh tâm lý, nhìn chung, đều xuất phát từ sợ hãi.

  • Một số người sinh ra đã rất nhạy cảm. Đó không phải là một căn bệnh hoặc một điều gì đó “không bình thường” – đó chỉ là một đặc điểm về mặt tính cách thôi. Tuy nhiên, nếu một người trước đây không nhạy cảm nhưng bỗng dưng lại trở nên quá nhạy cảm, dễ khóc, cáu kỉnh hoặc tương tự vậy, thì có thể người đó đang gặp vấn đề thật sự.

  • Mặc dù những nguyên nhân chính xác của tự kỷ chúng ta vẫn chưa biết, tuy nhiên hiểu biết của chúng ta về những cơ chế có thể gây ra rối loạn này ngày càng rõ ràng hơn. Những tiến bộ này là bằng chứng giúp chúng ta xem xét lại quy kết trước đây người ta cho rằng tự kỷ là do cha mẹ lạnh lùng, không yêu thương.