Liệu pháp nhóm (Group therapy)

Group therapy (trị liệu theo nhóm) là một phương thức trị liệu tâm lý đặc biệt hiệu quả trong một số tình huống cụ thể như trầm cảm, rối loạn lo sợ...

Hình ảnh minh họa

Group therapy là gì?

Group therapy (trị liệu theo nhóm) là một phương thức trị liệu tinh thần được thực hiện bởi một hoặc nhiều nhà trị liệu tâm lý cho nhiều người cùng lúc. Phương thức này được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm trị liệu cá nhân, các bệnh viện, các phòng khám thần kinh và các tổ chức cộng đồng. Group therapy có thể được thực hiện đơn lẻ, tuy nhiên phổ biến nhất khi là một phần của phác đồ điều trị lâu dài (bao gồm nhiều lần trị liệu tinh thần và các biện pháp điều trị y khoa - có kê thuốc).

Khi nào cần đến group therapy?

Group therapy đặc biệt hiệu quả trong một số tình huống cụ thể, như trầm cảm và rối loạn tâm lý hậu chấn thương (traumatic stress - biểu hiện bằng các triệu chứng lo âu rõ rệt sau khi phải đương đầu với sự kiện gây tổn thương, và vẫn tiếp tục kéo dài sau khi sự kiện đã kết thúc). Một nghiên cứu khác được công bố bởi hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ còn chứng minh rằng, group therapy cũng hiệu quả khi áp dụng cho các tình huống khác, như: rối loạn lo sợ, rối loạn lưỡng cực, hội chứng sợ xã hội, sang chấn sau quấy rối.

Các nguyên lý áp dụng căn bản

  • Group therapy cho phép mọi người đồng thời nhận được sự hỗ trợ và khuyến khích của các thành viên có liên quan (thuộc chung một nhóm). Từng người một sẽ nhận thấy là các thành viên khác cũng đang gặp vấn đề tương tự như mình, do vậy sẽ bớt cảm thấy đơn độc hơn
  • Một số thành viên sẽ trở thành hình mẫu cho các thành viên còn lại. Bằng việc được chứng kiến người khác đối phó và vượt qua trở ngại tâm lý, các thành viên còn lại sẽ có được hy vọng lớn lao rằng bản thân mình cũng sẽ vượt qua được. Và sau đó, khi mỗi thành viên đều trở nên tốt hơn mỗi ngày, họ ngược lại cũng sẽ trở thành hình mẫu cho toàn bộ các thành viên trong nhóm. Do vậy, group therapy chính là phương pháp nuôi dưỡng cảm xúc và niềm tin rằng ai cũng sẽ vượt qua được khó khăn của mình.
  • Group therapy sẽ giúp cho nhà trị liệu nhìn thấy được quan hệ tương quan giữa các thành viên trong nhóm và cách họ tương tác với mọi người xung quanh. Điều này cực kỳ hữu ích trong việc đưa giải pháp hỗ trợ phù hợp với từng cá nhân tham gia.

Theo verywellmind.com

- 27-03-2019 -

Bài viết liên quan

  • Hoang tưởng thường gặp ở nhứng bệnh loạn thần nặng (tâm thần phân liệt, loạn thần do nghiện rượu, loạn thần cấp...) thường được đưa vào bệnh viện điều trị. Tuy nhiên, có một số không nhỏ những người bệnh có hoang tưởng vẫn có thể sống và làm việc tương đối bình thường. Nhưng họ gây ra những gánh nặng nhất định cho gia đình, xã hội, cho những người sống quanh họ.

  • Rối loạn đa nhân cách (MPD) một căn bệnh từng được bác sĩ người Pháp Pierre Janet mô tả vào thế kỉ XIX. Là một dạng bệnh lý tâm thần mà biểu hiện là sự mất nhận thức về bản thân và vì thế người mắc bệnh thường đồng nhất hoá mình với người khác. Sự đồng nhất đó không vững chắc, một chấn động tinh thần cũng có thể làm biến mất và thường đồng nhất hoá tiếp với một nhân cách khác. Người mắc bệnh MPD phải chịu những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp. Họ bị hai hay nhiều nhân cách thay nhau kiểm soát và chi phối, cá biệt có những người bị giằng xé cùng một lúc bởi hai nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau.

  • Những hành vi ban đầu thoạt có vẻ vô hại và ngây thơ (muốn người kia dành hết thời gian cho mình bởi vì quá yêu) sẽ chuyển biến thành khống chế và đàn áp một cách thái quá (ví dụ đe dọa tuyệt đối không cho người kia đi chơi hay nói chuyện với gia đình bạn bè). Tất nhiên bạo hành có nhiều cấp độ, không phải mọi mối quan hệ bạo hành đều kết thúc với việc nạn nhân bị giết hại, dù trường hợp này có xảy ra.

  • Chữa lành vết thương tâm lý cũng quan trọng như vết thương trên thân thể vậy. Đừng coi thường bất kỳ vết thương nào, vết thương tâm lý cũng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng.

  • Rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế (Disinhibited social engagement disorder - DSED) là một trong hai rối loạn gắn bó thời thơ ấu, được hình thành khi trẻ không được nuôi dưỡng và chăm sóc tình cảm từ bố mẹ vì bất kỳ lý do nào. Do những nhu cầu chưa được trọn vẹn này, mà trẻ không cảm thấy gắn kết bố mẹ nhưng lại cảm thấy thoải mái và thân thiết với những người lạ mặt.

  • Như mọi người đều biết, con người có năm giác quan, thính giác (nghe), thị giác (nhìn), xúc giác (cảm giác qua da thông qua tiếp xúc, đụng chạm), vị giác (mùi vị), khứu giác (mùi hương)... Khi kích thích các giác quan trên sẽ tạo ra tín hiệu truyền đến bộ não, từ đó quyết định ra phản ứng, suy nghĩ, hành động.