Triệu chứng của bệnh trầm cảm

Mỗi người trầm cảm theo nhiều cách khác nhau, mức độ và triệu chứng thay đổi theo cá nhân và thời gian. Bạn có thể gọi bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để khám trực tuyến, tư vấn từ xa: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/tam-ly

Mỗi người trầm cảm theo nhiều cách khác nhau. Một số người có thể có những triệu chứng điển hình, như buồn bã và tuyệt vọng. Người khác có thể có các dấu hiệu khác, như mệt mỏi hoặc cáu bẳn. Mức độ và triệu chứng thay đổi theo cá nhân và thời gian. Hãy gọi bác sĩ của chuyên khoa Tâm thần kinh https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/tam-ly nếu bạn có những triệu chứng bên dưới lâu hơn hai tuần:

- Buồn, muốn khóc, trống rỗng, tuyệt vọng

- Thay đổi thói quen ăn uống, sụt cân và không muốn ăn hoặc thèm ăn kèm tăng cân

- Thay đổi giấc ngủ, ngủ quá nhiều hoặc không đủ

- Luôn cảm thấy mệt mỏi, không có động lực làm bất cứ việc gì

- Mất hứng thú với những người và/hoặc những hoạt động đã từng mang lại niềm vui cho bạn

- Cảm thấy chai sạn

- Dễ bị kích động, hay nổi nóng

- Cảm thấy mình làm gì cũng kém

- Uống nhiều đồ uống có cồn hoặc chất gây nghiện

- Dành quá nhiều thời gian lướt net

- Khó tập trung, suy nghĩ, hoặc lên kế hoạch - cứ như đầu bị phủ sương mù

- Thờ ơ với sức khỏe thể chất và vẻ ngoài của bản thân

- Nghĩ đến việc trốn chạy, hoặc đào thoát khỏi hoàn cảnh

- Nghĩ đến cái chết hoặc tự tử, có ý tưởng về cách kết thúc đời mình

- Những triệu chứng về thể chất, điều trị liên tục nhưng không đáp ứng, như: đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau cổ và lưng mạn tính

Biên tập nội dung: Khám từ xa Wellcare

- 18-05-2020 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn nhân cách tránh né được đặc trưng bởi cảm giác cực kì ức chế với xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và nhạy cảm với những lời chỉ trích tiêu cực và từ chối. Các triệu chứng này không chỉ đơn giản là cảm giác xấu hổ hay lúng túng trong các mối quan hệ xã hội. Rối loạn nhân cách tránh né là những vấn đề có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tương tác với những người khác và duy trì những mối quan hệ này trong cuộc sống hàng ngày. Khoảng 1% dân số có chứng bệnh này.

  • Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ là khi trẻ có khó khăn trong việc truyền tải hoặc diễn đạt thông tin bằng các kỹ năng nói, viết, dùng ký hiệu hoặc cử chỉ. Đối với các bé ở độ tuổi mầm non, sự suy yếu của chức năng diễn đạt chưa được diễn tả rõ ràng bằng kỹ năng viết vì các bé chưa chính thức học viết.

  • Hầu hết người phụ nữ thường phàn nàn về vấn đề giảm hoặc thiếu hụt ham muốn và cực khoái trong chuyện “phòng the”. Ấy vậy, lại có một trường hợp hoàn toàn ngược lại, đó là trường hợp của chứng “Rối loạn liên tục kích thích bộ phận sinh dục” (Persistent Genital Arousal Disorder - PGAD) một rối loạn khiến cho người mắc phải luôn có cảm giác hưng phấn, mặc dù không hề có bất kì suy nghĩ gì về tình dục.

  • Kiểm soát hơi thở có thể làm giảm căng thẳng, tăng sự tỉnh táo và nâng cao hệ thống miễn dịch của bạn. Qua hàng thế kỷ, những người tập yoga đã sử dụng phương pháp thở pranayama để thúc đẩy sự tập trung và cảm thiện sức sống. Đức Phật quan niệm rằng quán niệm hơi thở là một con đường để đạt đến giác ngộ.

  • Nỗi sợ bị tai tiếng có thể khiến chúng ta cố gắng giải quyết vấn đề bạo hành tình dục khép kín trong nhà. Nhưng nếu chúng ta không tìm kiếm sự giúp đở từ bên ngoài, như từ những người bạn biết động viên hay các nhà trị liệu có kinh nghiệm, chúng ta sẽ vứt đi cơ hội bình phục của đứa trẻ.