12 tổn thương da thường gặp ở trẻ

Các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nếu không được điều trị sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 12 bệnh về da thường gặp ở trẻ em, cha mẹ cần hết sức lưu ý nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da để nhận biết bệnh, phòng ngừa và chữa trị kịp thời: chàm, dày sừng nang nông, mề đay, mụn sữa, hăm tã...

Làn da mỏng manh của trẻ vốn dĩ rất dễ bị tổn thương. Hãy xem hình để nhận biết tất cả các vấn đề, từ hăm tã, chàm đến chốc lở và ban đỏ nhiễm khuẩn.

 Dưới đây là 12 bệnh về da thường gặp ở trẻ em, cha mẹ cần hết sức lưu ý nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da để nhận biết bệnh và chữa trị kịp thời:

1. Chàm

Chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ, ngứa và bong vẩy. Trong đó, chàm dị ứng là loại chàm phổ biến nhất thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện ở vùng da có nếp gấp như sau đầu gối, nếp gấp khuỷu tay, cổ, xung quanh mắt hoặc vành tai. 

>>> Cách điều trị chàm da ở trẻ

2. Mề đay

Mề đay gây ra các mảng sẩn đỏ, sưng, phù nề và ngứa ngáy trên da do phản ứng dị ứng.  Bệnh khá phổ biến và thường hết sau vài ngày mà không cần điều trị. Bệnh có thể tái phát nhiều lần. Hãy đưa trẻ đi khám nếu tình trạng không cải thiện sau 2 ngày. 

>>> Nguyên nhân và cách điều trị mề đay

3. Dày sừng nang lông


Dày sừng nang lông làm cho da sần sùi như da gà do sự xuất hiện của các ban thô sần và bướu nhỏ ở lỗ chân lông. Tình trạng này khá phổ biến và có yếu tố di truyền. Nguyên nhân là do keratin, một loại protein tự nhiên của da, tích tụ quá nhiều làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Hầu như da chỉ bị kích ứng khi trở nên quá khô và ngứa hay khi trẻ cậy các nốt sần. Bệnh không cần điều trị. 

>>> Nguyên nhân và cách điều trị dày sừng nang lông

4. Bệnh tay - chân - miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng bao gồm sốt, đau họng, xuất hiện ban có bóng nước trong lòng bàn tay, bàn chân và vết loét ở miệng. Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị, cần đưa trẻ nhập viện khi có các biến chứng như: Sốt, đau họng, mệt mỏi, loét đỏ đau ở lưỡi, nướu răng và bên trong má, hồng ban không ngứa, đôi khi có bóng nước, ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và có thể ở mông, khuỷu tay, đầu gối, trẻ nhỏ thường quấy khóc, biếng ăn...

>>>Bệnh tay - chân - miệng

5. Ban đỏ nhiễm khuẩn

Ban đỏ nhiễm khuẩn là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ do virus gây ra. Sau thời gian khởi phát với các triệu chứng giống cảm cúm như sốt, đau họng, đau đầu, đau bụng, trẻ bắt đầu nổi ban đỏ ở mặt, hai má đỏ như bị tát, quanh miệng xanh xao. Ban này có thể gây ngứa và lan ra khắp cơ thể. Bệnh thường tự khỏi sau 1-3 tuần. 

>>> Nguyên nhân và cách chữa trị ban đỏ nhiễm khuẩn

6. Ban hạt kê 

Ban hạt kê là những nốt trắng đục hay vàng nhạt (khác với những nốt đỏ trong mụn sữa), xuất hiện ở mũi, cằm, trán hoặc hai má trẻ sơ sinh. Ban lành tính, thường tự khỏi sau vài tuần mà không cần điều trị. Giữ khô thoáng, tắm rửa sạch sẽ và tránh cọ sát.

7. Chốc lở

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra, với biểu hiện bọng nước nông, có mủ, dễ vỡ, đóng vảy. Các nốt mụn thường xuất hiện quanh miệng, mũi, có thể gây ngứa nhưng không đau. Trường hợp nặng có thể gây sốt và sưng hạch ở vùng bị bệnh. Chốc lở thường hết sau 2 - 3 tuần mà không cần điều trị, tuy nhiên bệnh rất dễ lây lan. Giữ vệ sinh và dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. 

>>> Cách điều trị và phòng ngừa chốc lở ở trẻ 

8. Hăm tã

Hăm tã khá phổ biến với biểu hiện da bị kích ứng, tấy đỏ, nhiều mụn. Thay tã thường xuyên, giữ khô thoáng, tắm rửa sạch sẽ và sử dụng kem chống hăm. Bệnh có thể khỏi sau vài ngày. Hãy đưa trẻ đi khám nếu vùng da bị hăm đỏ xuất hiện mụn đỏ hoặc trắng, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm nấm. 
>>> Cách điều trị và phòng ngừa hăm tã ở trẻ

9. Hồng ban đa dạng

Hồng ban đa dạng là một loại phát ban da hiếm gặp do cơ thể phản ứng đối với thuốc, nhiễm khuẩn HPV hoặc một bệnh lý khác. Ban có ba vòng đồng tâm (xem hình) xuất hiện trong lòng bàn tay hoặc bàn chân trước khi lan ra khắp cơ thể. Trẻ có thể sốt, sưng hạch và cảm thấy khó chịu. Cần đưa trẻ đi khám nếu có tổn thương niêm mạc. 

10. Nấm da

Nấm da (lác đồng tiền) gây ra bởi các loại nấm khác nhau. Da xuất hiện các mảng nổi nhẹ, có hình vòng hoặc bầu dục, có màu đỏ hoặc nâu giống như đồng tiền và gây ngứa. Phần lớn trường hợp là nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc kem trị nấm.

>>> Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị nấm da

11. Rôm sảy

Rôm sảy là các sẩn màu đỏ, trên có mụn nước nhỏ. Triệu chứng lần lượt xuất hiện từ các mụn nước dưới da đến các sẩn đỏ sâu hơn, có thể gây bứt rứt, châm chích và ngứa nhiều. Ban thường xuất hiện những vùng cọ sát với áo quần như lưng, bụng, cổ, phần ngực trên, vùng nếp gấp da như háng, hay nách, và thường trở nên dễ chịu hơn khi da được làm mát. Nguyên nhân là do tắc nghẽn tuyến mồ hôi. Nên cho bé mặc quần áo mát mẻ, tắm và lâu mồ hôi thường xuyên, giữ vệ sinh sạch sẽ. 

>>> Nguyên nhân và cách điều trị rôm sảy ở trẻ

12. Mụn sữa 

Mụn sữa là những nốt đỏ hoặc trắng, thường xuất hiện trên trán hoặc hai bên má. Trẻ sơ sinh bị mụn sữa là do nội tiết tố mà bé nhận được khi còn là bào thai. Tình trạng này sẽ hết sau một vài tuần. Rửa mặt cho bé bằng nước sạch và bôi kem dưỡng ẩm dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh. Nếu không khỏi sau 3 tháng, hãy đưa bé đi khám.

>>> Triệu chứng và cách điều trị mụn sữa hiệu quả

Gọi video, gọi thoại khám từ xa với bác sĩ ngay tại nhà

Trước khi cho con uống hoặc bôi bất cứ loại thuốc gì, phải bảo đảm rằng bạn biết rõ cách dùng/liều lượng như thế nào. Hãy Gọi thoại/Gọi video nói chuyện với bác sĩ Nhi khoa hoặc Da liễu để được giải đáp những thắc mắc về việc cho bé dùng thuốc, đồng thời tư vấn về cách điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát: 

***  Hướng dẫn gọi bác sĩ:

(1) Chọn bác sĩ ở https://khamtuxa.vn/

(2) Chọn giờ và chọn hình thức khám (video, gọi thoại, chat)

(3) Thanh toán phí khám (chuyển khoản, thẻ ngân hàng, ví MoMo, tiền mặt tại cửa hàng tiện lợi) 

(4) Nhập mô tả, tải ảnh/video các triệu chứng trên da của bé để bác sĩ xem trước 

(5) Đúng giờ hẹn gọi bác sĩ

(6) Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn.

*** Hỗ trợ: (028) 3622 6822.

Wellcare tổng hợp

- 28-11-2018 -

Bài viết liên quan