Mụn sữa (baby ance)

Mụn sữa có xu hướng biến mất trong vòng 1 tháng kể từ khi xuất hiện trên da của bé. Mụn sữa có thể xuất hiện ở một số người trưởng thành sau khi bị tổn thương hoặc dùng một số thuốc. Ở nhóm tuổi lớn hơn, mụn sữa có thể

Đặc điểm của mụn sữa

  • Mụn sữa có xu hướng biến mất trong vòng 1 tháng kể từ khi xuất hiện trên da của bé.
  • Mụn sữa có thể xuất hiện ở một số người trưởng thành sau khi bị tổn thương hoặc dùng một số thuốc.
  • Ở nhóm tuổi lớn hơn, mụn sữa có thể xuất hiện tương tự với các bệnh da khác.

Mụn sữa là kết quả của một loại protein được gọi là keratin bị giữ lại trên da. Chúng là những nốt nhỏ màu trắng hoặc màu vàng ngọc trai trên bề mặt da.
Trẻ sơ sinh có thể bị tình trạng này do sự phát triển tuyến bã và thiếu sự phát tán da bình thường. Tình trạng này sẽ biến mất trong vòng một tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể kéo dài cho đến khi trẻ lên 3 tháng tuổi.
Có hai loại mụn sữa:

  • Mụn sữa nguyên phát: xảy ra ở những người có làn da bình thường và khỏe mạnh
  • Mụn sữa thứ phát: xảy ra ở những người bị một bệnh da khác

Mụn sữa ở trẻ em. (Ảnh minh họa)

Mụn sữa không chỉ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các dạng mụn sữa mà có thể ảnh hưởng đến người lớn bao gồm:

  • Mụn sữa nguyên phát: Dạng này có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Mụn sữa nguyên phát thường xuất hiện trên các vùng của cơ thể như mắt, má, trán và bộ phận sinh dục. Dạng này có thể tồn tại từ vài tuần đến vài tháng.
  • Mụn sữa vị thành niên: Xuất hiện lúc sinh hoặc sau đó, dạng mụn sữa này có liên quan chủ yếu nhất với nhiều tình trạng bệnh và di truyền. Các bệnh liên quan tới mụn sữa vị thành niên gồm hội chứng bớt tế bào đáy và hội chứng Gardner.
  • Mụn sữa mảng bám: Dạng mụn sữa này chủ yếu ảnh hưởng tới phụ nữ trung niên, mặc dù nó cũng có thể xuất hiện ở trẻ em và đối tượng người lớn khác. Mụn sữa mảng bám thường xuất hiện trên mí mắt, sau tai và các khu vực trên mặt như má và cằm. Mụn sữa mảng bám cũng có thể liên quan tới các tình trạng bệnh khác như lupus.
  • Mụn sữa từng đám: Dạng mụn này thường thấy nhất trên mặt, cánh tay và phần thân trên. Mụn sữa từng đám có thể gây ra triệu chứng ngứa.
  • Mụn sữa chấn thương: Dạng mụn sữa này có thể xuất hiện sau một chấn thương như bỏng hoặc phát ban. Mụn sữa xuất hiện trong quá trình liền da.
  • Mụn sữa do thuốc: Dạng mụn sữa này có thể xuất hiện ở một số người sau khi sử dụng những loại thuốc nhất định trên da. Những thuốc này bao gồm kem cortiosteroid, hydroquinone và 5-fluorouracil.

Triệu chứng 

Mụn sữa thường có kích thước khoảng 1 - 2 mm. Mụn sữa có thể xuất hiện ở thân trên, chân tay, dương vật và màng nhầy. Đôi khi, chúng có trong miệng một số trẻ sơ sinh và được gọi là hạt trai Epstein. Trong một số trường hợp, mụn sữa có thể xuất hiện tương tự với một số bệnh da khác bao gồm các nốt ruồi, bệnh ung thư cũng như các bệnh dưới đây:

  • Nang: các nốt đầy dịch
  • Mụn trứng cá: sẩn màu da  thấy trong trứng cá
  • U vàng mí mắt: tổn thương do tích tụ mỡ trong tế bào miễn dịch của cơ thể, đôi khi có liên quan tới cholesterol cao.
  • U tuyến mồ hôi: Khối u tuyến mồ hôi lành tính.
  • Dày sừng bã đậu: Mụn cơm thường liên quan tới lão hóa.

Các yếu tố nguy cơ 

Mụn sữa nguyên phát thường xuất hiện ở khoảng một nửa số trẻ sơ sinh. Ở phần lớn các trường hợp tình trạng này không đáng lo ngại.
Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nếu các triệu chứng nghiêm trọng khiến họ lo lắng hoặc nếu muốn xác nhận tình trạng đó là bình thường.

Chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ có thể chẩn đoán mụn sữa dựa trên khám thực thể và không cần phải thực hiện xét nghiệm.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 04-07-2018 -

Bài viết liên quan

  • 08-04-2019

    Cần ghi nhớ rằng ấu dâm là bệnh, không phải là tội. Không phải ai mắc bệnh ấu dâm cũng có hành vi tình dục với trẻ em, cũng như những người có hành vi tình dục với trẻ em cũng không chắc chắn là có bệnh ấu dâm.

  • 28-05-2018
    Viêm phổi vi khuẩn hay còn gọi là nhiễm trùng phổi. Đây là bệnh nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn thâm nhập vào phổi thông qua đường hô hấp hoặc qua đường máu. Thông thường bệnh viêm phổi vi khuẩn thường nhẹ, nhưng trong một số trường hợp
  • 28-05-2018
    Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Nhiệt độ cơ thể chúng ta không bằng nhau ở các thời điểm trong ngày, thường là cao hơn vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ vượt quá 38oC, bạn đã bị sốt.
  • 28-05-2018
    Ngất là khi bạn bị mất ý thức trong một vài giây. Ngất còn được gọi là xỉu hoặc bất tỉnh. Bạn có thể cảm thấy không khỏe và đổ mồ hôi trước khi bị ngất hoặc bị ngất mà không có dấu hiệu cảnh báo nào trước đó. Khi bị ngất, bạn ngã xuống đất. Điều này
  • 28-05-2018
    Là bệnh viêm phổi do một loại vi khuẩn có tên là tụ cầu (Staphylococcus). Tụ cầu vàng có thể xâm nhập vào nhu mô phổi qua hai đường: hít vào đường hô hấp trên hoặc lây truyền qua đường máu. Thường sau bệnh cúm hoặc ở người suy giảm miễn dịch, tụ cầu
  • 28-05-2018
    Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Hantan thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Vi rút Hantan còn viết là vi rút Hantaan (genus Hantavirus, thuộc họ Bunyaviridea) có thể gây bệnh cho người nhưng không gây bệnh cho các loài gặm nhấm. Người