Mề đay (Hives)

Mề đay là tình trạng da xuất hiện các mảng sẩn đỏ, sưng, phù nề và thường gây ngứa ngáy, khó chịu trên da. Chúng biểu hiện dưới nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng thường có phần da trung tâm màu nhạt và bao quanh bởi quầng đỏ. Mề đay là

Nhận biết triệu chứng mề đay ở trẻ em

Mề đay là tình trạng da xuất hiện các mảng sẩn đỏ, sưng, phù nề và thường gây ngứa ngáy, khó chịu trên da. Chúng biểu hiện dưới nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng thường có phần da trung tâm màu nhạt và bao quanh bởi quầng đỏ.

Mề đay là bệnh lý khá phổ biến. Bệnh thường kéo dài từ vài giờ tới vài ngày, tuy nhiên một số trường hợp có thể kéo dài tới hàng tháng. Đây không phải là một bệnh lây nhưng thường có xu hướng lan rộng trên da.

Mề đay ở trẻ em. (Ảnh minh họa)

Khi nào nên đưa trẻ đi cấp cứu?

Hãy gọi cấp cứu ngay nếu trẻ nổi mề đay kèm theo các triệu chứng sau:

  • Các triệu chứng trên hô hấp như khò khè, khó thở
  • Sưng mặt và lưỡi
  • Bất tỉnh
  • Khó nuốt
  • Hoa mắt, chóng mặt.

Cùng với mề đay, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ, một dạng phản ứng dị ứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu trẻ vẫn còn quá nhỏ, hãy luôn ghi nhớ rằng hệ hô hấp của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên chỉ cần một hiện tượng sưng nhẹ thôi cũng có thể khiến trẻ thấy khó thở.
Bạn cũng nên đưa trẻ đi khám nếu con bạn dưới 2 tuổi và có mề đay lan rộng trên da.

Ngoài ra, đưa trẻ đi khám nếu:

  • Mề đay xuất hiện ở nhiều vị trí trên da sau khi bị côn trùng cắn, hay do phản ứng với thuốc hay thực phẩm
  • Mề đay kèm theo các triệu chứng như sốt, hôn mê, buồn nôn, nôn mửa liên tục, đau bụng
  • Tay, chân và các khớp sưng vù.

Hãy cho bác sĩ biết nếu mề đay kéo dài trên 1 tuần. Một số trường hợp mề đay mãn tính có thể cần phải thực hiện các test trên da thử phản ứng dị ứng với thực phẩm và thuốc, xét nghiệm máu tìm nguyên nhân chính gây bệnh hay sinh thiết da.
Nếu sau khi cho trẻ uống thuốc kháng histamine (do bác sĩ kê đơn) các triệu chứng không có tiến triển hoặc nếu thuốc khiến trẻ buồn ngủ quá mức, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đổi sang một thuốc khác. Đôi khi, bác sĩ có thể kê thuốc steroid như prednisolon để điều trị nếu trẻ không đáp ứng với kháng histamine.

Nguyên nhân gây mề đay

Hiện tượng mề đay diễn ra khi cơ thể giải phóng một chất trung gian hóa học có tên là histamine. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra mề đay, trong đó một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Do côn trùng đốt và cắn: Ví dụ như khi trẻ bị dị ứng với ong hay kiến lửa, sau khi bị những côn trùng này đốt da của trẻ sẽ bị nổi mề đay do phản ứng của cơ thể với những vết cắn.
  • Do thực phẩm: Trẻ có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm mà chúng ăn. Những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất bao gồm sữa, trứng, lạc, quả hạch (như hạnh nhân, óc chó và hồ đào), đậu nành, bột mỳ, cá và hải sản. Một số loại phụ gia và chất bảo quản cũng là những tác nhân gây dị ứng. Trẻ có thể xuất hiện mề đay và ban da do dị ứng với protein trong thực phẩm hay khi cơ thể phản ứng với một chất nào đó trong thực phẩm và giải phóng ra histamine. Một số trẻ dễ nổi mề đay đến mức chỉ cần tiếp xúc da với một số loại thực phẩm là cơ thể đã có phản ứng (ví dụ như đổ nước trái cây trên da).
  • Do tác nhân dị ứng: Nếu con bạn bị dị ứng với lông mèo, việc ôm ấp, vuốt ve những con vật này có thể khiến trẻ ngay lập tức bị nổi ban da. Ngoài ra, một số tác nhân dị ứng khác tồn tại trong không khí cũng dễ gây nổi mề đay như phấn hóa, mốc…
  • Do bệnh tật: Trẻ có thể xuất hiện mề đay khi đang bị mắc một căn bệnh khác như cảm lạnh hay nhiễm virus. Trường hợp này mày đay thường kéo dài trong khoảng 1 - 2 tuần rồi mới hết. Hiếm gặp hơn, trẻ có thể bị nổi mề đay khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Do nhiệt độ: Thời tiết lạnh giá đôi khi cũng gây ra mề đay. Trường hợp tương tự cũng xảy ra khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, ví dụ như khi sưởi ấm cho trẻ sau khi bị lạnh.
  • Do thuốc: Kháng sinh và một số loại thuốc khác có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em.

Điều trị bệnh mề đay

Nếu bạn cho rằng bé nhà bạn bị mề đay, ban da là do tiếp xúc với vật nuôi hay do dị ứng với phấn hoa, hãy cho trẻ đi tắm để loại bỏ sạch những tác nhân dị ứng khỏi cơ thể. Chườm lạnh và tắm bằng nước mát đôi khi có thể làm dịu những vùng da bị ngứa. Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch calamine đổ ra bông cotton và xoa lên vùng da nổi mề đay.

Tránh mặc quần áo bó sát vào những khu vực da có nổi mề đay.
Nếu căn bệnh này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên cho trẻ sử dụng thuốc kháng histamine dạng uống để giảm sưng và ngứa hay không.

Nguồn: Viện y học ứng dụng Việt Nam

- 04-07-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Đó là một nhiễm trùng xương-tủy xương thứ phát từ ổ nhiễm khuẩn đầu tiên, vi khuẩn lan theo đường máu đến khu trú ở xương và gây viêm xương. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế

  • 28-05-2018
    Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và là nơi phân được trữ trước khi được thải ra ngoài qua ống hậu môn và hậu môn. Khi trực tràng và các tuyến tạo chất nhầy trong trực tràng bị nhiễm trùng sẽ làm cho các khoang hoặc các lỗ nhỏ ở trực tràng chứa
  • 19-04-2022
    Thông liên thất (ventricular septal defect) là một khuyết tật tim bẩm sinh. Bệnh xảy ra khi trong tim bé tồn tại một lỗ thông giữa tâm thất trái và tâm thất phải.
  • 17-10-2018

    Chợt giác mạc hay còn gọi là trầy xước giác mạc hoặc biểu mô giác mạc bị chợt. Đây là vết trầy trên bề mặt giác mạc do dị vật gây ra. Giác mạc là lớp thủy dịch trong suốt nằm ngoài cùng của nhãn cầu, có vai trò như “tấm chắn” bảo vệ, đồng thời kết hợp

  • 04-10-2018

    Bệnh u xơ nang (CF) hay còn gọi là xơ nang, là bệnh di truyền kéo dài suốt đời khiến cơ thể tiết mồ hôi và dịch nhầy. Thông thường, dịch nhầy là chất dịch trơn, hơi dính giúp bôi trơn và bảo vệ các màng nhầy. Tuy nhiên, khi mắc bệnh xơ nang, dịch nhầy

  • 28-05-2018
    1- Khai thông đường hô hấp: hút đàm dãi - đặt nội khí quản - mở khí quản. Dẫn lưu xoang màng phổi khi có tràn khí hoặc tràn máu xoang màng phổi. 2- Bồi hoàn thể tích tuần hoàn: cầm máu - băng ép - truyền dịch (NaCl 0,9%, Lactated Ringer...), truyền máu.