Nấm da (hắc lào)

Bệnh biên trùng do Anaplasma, hay còn được gọi là bệnh Ehrlichiosis bạch cầu hạt ở người. Bệnh này được biết đến đầu tiên vào năm 1994.nEhrlichiosis là tên một loại bệnh truyền nhiễm ở chó, gia súc, cừu, dê, ngựa. Bệnh này truyền sang người thông qua

Nấm da (hắc lào) là bệnh gì?

Nấm da (hắc lào)
Nấm da. (Ảnh minh họa)

Nấm da (hoặc hắc lào) do các loại nấm khác nhau gây ra. Những loại nấm này ảnh hưởng đến những vùng khác nhau của cơ thể. Các chứng bệnh nhiễm trùng nấm này được đặt tên theo các bộ phận mà bệnh nấm xuất hiện, chẳng hạn như nấm da toàn thân (tinea corporis), nấm da đầu (tinea capitis), nấm da chân (tinea pedis, ringworm of the feet), nấm da đùi (tinea crusis), và nấm móng tay (tinea unguium).
Những đối tượng thường mắc phải bệnh nấm da:

  • Những người thường sinh hoạt ở những nơi ấm và ẩm ướt như hồ bơi và phòng thay đồ công cộng.
  • Những người thường dùng chung vật dụng cá nhân của những người khác như khăn tắm, quần áo, hoặc các vật dụng thể thao.
  • Những người hay tiếp xúc với động vật hoặc vật nuôi bị nấm da.

Những dấu hiệu và triệu chứng của nấm da

Triệu chứng thường gặp là ngứa. Đôi khi có xuất hiện tình trạng tróc vảy hoặc bong tróc ở da.
Trên cơ thể, bệnh hắc lào bắt đầu dưới dạng các mảng nổi nhẹ, có hình vòng hoặc bầu dục, có màu đỏ hoặc nâu, xuất hiện ở da và gây ngứa. Vùng da này có thể xuất hiện thành từng mảng, ngoài ra còn có các vảy có cạnh sắc cứng hoặc các chỗ phồng giộp nhỏ.
Trong thời gian mẫn đỏ và vảy da còn xuất hiện, bệnh có thể lây truyền cho những người khác. Việc cào hoặc gãi ngứa có thể gây ra tình trạng sưng, chảy nước và tạo điều kiện cho nhiễm trùng.
Bệnh nấm da thường phát triển ở chân hoặc ở thân mình. Có nhiều loại nấm da bao gồm:

  • Bệnh nấm da đùi: là bệnh nấm da thường xuất hiện ở mặt trong của đùi. Bệnh nấm da đùi thường gây ra tình trạng đau nhức và ngứa nặng, thường có kèm theo chứng phát ban đỏ, các mảng nấm có hình vòng có khả năng lan ra vùng nếp nhăn ở thân mình. Vùng da phát ban thường có xuất hiện tình trạng sưng u và màu da thì khác với màu da của những vùng xung quanh.
  • Bệnh nấm da chân: là một loại bệnh nấm da thường xuất hiện ở vùng giữa ngón chân và mặt sau bàn chân. Bệnh nấm da chân thường gây ra tình trạng ngứa, phát ban, tróc vảy, da chết, nóng rát, phồng da nhẹ, và có mùi mốc hoặc khó chịu. Lớp da khô có thể bị tróc, bóc vỡ hoặc nứt nẻ. Tình trạng ngứa thường nặng nhất ở vùng giữa các ngón chân.
  • Bệnh nấm da đầu: có các triệu chứng ban đầu là nổi mẫn đỏ và sưng tấy ở da đầu, sau đó là rụng tóc. Phần tóc bị nhiễm bệnh thường trở nên mềm yếu và dễ rụng. Có thể xuất hiện các mụn mủ được gọi là chứng nấm lông tổ ong, hoặc các vùng da bị tổn thương giống như bị phồng giộp, có chứa mủ, kích thước nhỏ. Một số người có thể bị sưng hoặc mềm da, kèm theo tình trạng chảy nước. Bệnh nấm da nặng có thể gây sốt và gây ra chứng phì đại hạch bạch huyết.
  • Bệnh nấm da đa sắc: thường không có dấu hiệu, nhưng một số người cảm thấy ngứa nhẹ và đổ mồ hôi nhiều hơn. Vùng nhiễm nấm có thể có nhiều màu sắc khác nhau và kèm theo những vết đốm nhỏ, màu trắng hồng hoặc màu nâu sậm có vảy và có các cạnh sắc cứng. Bệnh thường xảy ra ở vùng cánh tay trên, ngực, lưng, cổ và đôi khi ở mặt. Da màu sáng có thể cho thấy các vết đốm có màu nhạt hoặc nâu hồng, nhưng da màu sậm có thể cho thấy các vết đốm màu sáng hoặc đậm. Vùng da bị nhiễm bệnh thường không sạm nắng một cách bình thường.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Da liễu trên hệ thống khám từ xa Wellcare nếu bạn có những mảng da gây ngứa, đỏ, hoặc có vảy kèm theo các khối sưng u giống như phồng giộp và các tình trạng này không cải thiện tốt hơn sau 2 tuần điều trị bằng các loại thuốc trị nấm không kê toa.
Trong trường hợp mảng nấm da bị nhiễm trùng, bạn cũng cần liên lạc với bác sĩ. Các dấu hiệu phát triển của chứng nhiễm trùng do vi khuẩn bao gồm:

  • Tăng tình trạng đau nhức, sưng, mẫn đỏ, mềm da, hoặc nóng rát;
  • Các vết đỏ lan rộng từ khu vực nhiễm bệnh;
  • Tình trạng chảy mủ;
  • Tình trạng sốt 38 độ C hoặc cao hơn mà không rõ nguyên nhân;
  • Chứng phát ban vẫn còn lan rộng sau khi điều trị.

Nguyên nhân gây nấm da

Nguyên nhân gây ra các chứng bệnh nấm da không phải là giun, mà là một số loại nấm nhỏ chỉ nhìn được dưới kính hiển vi có tên gọi chung là dermatophytes (nấm da). Các loại nấm phổ biến là malassezia furfur, trichophyton, microsporum và epidermophyton. Nấm gây ra chứng bệnh nấm da thường rất nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi và có khả năng phát triển trong môi trường nóng ấm và ẩm ướt. Những người có da đầu hoặc có thay đổi về hormone trong cơ thể làm cho hệ miễn dịch yếu đi cũng dễ bị nấm da hơn bình thường.
Tiếp xúc với người bị bệnh nấm da cũng có thể gây ra bệnh. Bệnh lây truyền qua việc:

  • Dùng chung đồ dùng với người bệnh khác.
  • Tiếp xúc với vùng bị nhiễm nấm ở người bệnh khác.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nấm da

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh nấm da, bao gồm:

  • Trẻ em nhỏ hơn 15 tuổi;
  • Sinh sống trong điều kiện môi trường ẩm ướt hoặc đông người;
  • Việc tiếp xúc gần với người hoặc động vật bị nhiễm bệnh;
  • Dùng chung quần áo, giường hoặc khăn với người bị nhiễm bệnh nấm da;
  • Tham gia vào các môn thể thao có tính tiếp xúc trực tiếp da với da;
  • Mặc quần áo chật hoặc bó sát;
  • Hệ thống miễn dịch bị suy yếu;
  • Những người có khả năng dễ bị nhiễm bệnh nhiễm trùng nấm hoặc trước đó đã từng mắc phải bệnh nhiễm trùng nấm.

Chẩn đoán nấm da

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách quả kiểm tra da. Bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu da nhỏ bị nhiễm nấm để xét nghiệm nếu việc chẩn đoán không cho kết quả rõ ràng. Những mẫu này sẽ được phân tích dưới kính hiển vi. Kết quả phân tích thường có sau vài ngày.

Điều trị nấm da

Đối với các trường hợp nhẹ, có thể sử dụng các loại thuốc không kê toa (kem, thuốc mỡ bôi da, hoặc bột trị nấm). Tuy nhiên, người bệnh nên dùng các loại kem trị nấm kê toa được chỉ định bởi bác sĩ. Nên tiếp tục điều trị bằng các loại thuốc này trong vòng 7 ngày sau khi vùng da bị nhiễm bệnh đã được chữa khỏi.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định kê đơn kem trị nấm để thoa lên vùng da bị nhiễm bệnh hoặc các loại thuốc uống trị nấm cho các trường hợp nghiêm trọng hơn. Bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc uống (như griseofulvin hay terbinafine) cho các trường hợp nhiễm bệnh nghiêm trọng hoặc kéo dài. Khi được chỉ định dùng các loại thuốc này, bệnh nhân cần phải dùng thuốc đầy đủ trong suốt quá trình điều trị như bác sĩ đã chỉ định. Nếu không, chứng bệnh sẽ tái phát.
Trong một số trường hợp hiếm, những loại thuốc này gây biến đổi chức năng gan và bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phải xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để đảm bảo rằng gan đang hoạt động bình thường. Khi đó, bác sĩ sẽ theo dõi liều lượng thuốc trong suốt quá trình điều trị.
Tùy vào vị trí mà nấm da xuất hiện mà thời gian điểu trị có thể thay đổi. Bệnh nấm toàn thân thường tiến triển tốt hơn trong vòng 4 tuần điều trị. Bệnh nấm da đùi thường cải thiện tốt hơn sau 2 - 8 tuần điều trị và bệnh nấm da chân có thể mất nhiều thời gian điều trị hơn để cải thiện tốt hơn. Bệnh nấm da đa sắc có thời gian chữa trị kéo dài từ 1 - 2 tuần, nhưng có thể kéo dài đến 1 tháng.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế nấm da

Hắc lào tương đối dễ chữa trị cũng như phòng ngừa. Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế bệnh:

  • Thoa thuốc theo đúng như chỉ định;
  • Cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm gội hằng ngày;
  • Giữ cho vùng da bị nhiễm nấm được sạch sẽ và khô ráo;
  • Không gãi hoặc cọ xát ở những vùng bị nhiễm bệnh;
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân của người khác;
  • Tránh việc sử dụng nhà tắm ở những nơi công cộng;
  • Mặc đồ lót thoải mái (để ngăn ngừa bệnh nấm da đùi);
  • Mang vớ cotton và giày đế mềm có các lỗ nhỏ có tính thông hơi tốt để giữ chân khô ráo (để ngăn ngừa bệnh nấm da chân);
  • Mặc quần áo sạch sẽ và khô ráo. Tránh mặc vải nylon. Nên mặc đồ cotton hoặc quần áo có các chất liệu thấm hút mồ hôi nhanh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 05-07-2018
    Chấy rận, hay còn gọi là chí rận, là động vật ký sinh rất nhỏ, không cánh sống ký sinh bằng máu của bạn. Chấy rận dễ lây lan trên cơ thể hoặc quần áo và gây viêm da (đỏ, ngứa, sưng) gọi là bệnh chấy rận. Chấy rận được chia làm 3 loại bao gồm:
  • 12-07-2022

    Ung thư tuyến giáp (thyroid cancer) là một căn bệnh trong đó các tế bào ác tính hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp phát triển chậm, tiên lượng tốt nên bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao - nếu được phát hiện sớm.

  • 28-05-2018
    Mỗi người có mức độ ham muốn tình dục khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào những điều xảy ra trong cuộc sống của họ. Ham muốn tình dục thấp có thể không được xem là vấn đề đối với một số người đàn ông. Tuy nhiên, nếu một người đàn
  • 04-07-2018
    Trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã được biểu hiện với nhiều hình thái tổn thương đa dạng như nhân, sẩn, mụn mủ, cục, nang trứng cá. Bệnh có thể để lại hậu quả sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo quá phát. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở nam, nữ tuổi dậy thì cho
  • 28-05-2018
    Bệnh mất điều hòa Friedreich, hay còn gọi là thất điều, là một bệnh di truyền hiếm gặp gây nên tổn thương ở hệ thần kinh. Bệnh có thể dẫn tới tình trạng yếu cơ, các vấn đề về chuyển động (như vụng về, lúng túng), nói khó khăn hoặc bệnh tim.
  • 09-05-2022

    Bệnh tim mạch nhi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị sớm, trẻ bị bệnh tim cũng có thể có được một cuộc sống bình thường như bao trẻ khác.