Chàm (Viêm da dị ứng)

Bác sĩ có thể giúp làm dịu và kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Sau đây là thông tin của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ về bệnh chàm và những cách thức giúp con bạn tránh “cơn ngứa”.

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh này còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ và thanh niên.

Image result for chàm

Bệnh chàm ở trẻ em. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ có thể giúp làm dịu và kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Sau đây là thông tin của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ về bệnh chàm và những cách thức giúp con bạn tránh “cơn ngứa”.

Triệu chứng bệnh chàm 

Triệu chứng của bệnh chàm ở mỗi trẻ em mỗi khác. Các triệu chứng thông thường bao gồm da khô, đỏ, ngứa và nổi ban. Các loại ban này có thể khô hoặc rỉ nước.
Chàm có thể xuất hiện ở khắp nơi hoặc chỉ ở một số khu vực trên cơ thể. Ở trẻ nhỏ, ban thường nổi trên mặt và da đầu. Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, ban thường xuất hiện ở tay và chân.

Những ai có thể bị bệnh chàm?

Chàm (Viêm da dị ứng)

65% trẻ dưới 1 tuổi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. (Ảnh minh họa)

Bệnh chàm là bệnh về da được các bác sĩ da liễu nhi điều trị phổ biến nhất. Khoảng 65% người bệnh bắt đầu có các triệu chứng bệnh ngay từ khi chưa đến 1 tuổi, và khoảng 90% trong số đó bắt đầu có triệu chứng trước 5 tuổi. Do bệnh chàm là bệnh mạn tính, các triệu chứng này có thể cứ trở đi trở lại nhiều lần. Có những lúc triệu chứng này trở nên tồi tệ (gọi là đợt bùng phát) sau khi da cải thiện tình hình tốt hơn hoặc các triệu chứng biến mất hoàn toàn (thuyên giảm).
Nhiều trẻ thường hết bệnh chàm trước tuổi lên 4. Một số trẻ sẽ hết bệnh khi bước vào độ tuổi thành niên mặc dù da vẫn khô và mẫn cảm. Một số trẻ khác có thể bị bệnh suốt đời nhưng có nhiều cách để làm dịu các triệu chứng bệnh.
Bệnh chàm thường do di truyền, xảy ra với những người mà trong gia đình có tiền sử bệnh chàm hoặc các chứng bệnh dị ứng khác như suyễn và sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng theo mùa, thường xuất hiện vào đầu xuân). Bệnh này không lây nhiễm.

Điều trị bệnh chàm

Bác sĩ có thể cho thuốc để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn cũng như để kiểm soát các triệu chứng của bệnh chàm. Bác sĩ sẽ khuyên dùng loại thuốc nào tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và khu vực bệnh xuất hiện trên cơ thể. 

Có thể dùng thuốc theo 2 cách: bôi/thoa vào da (trên bề mặt) hoặc thuốc uống. Thuốc bôi trên da thường ở dạng kem hoặc thuốc mỡ, thuốc uống ở dạng viên hoặc dung dịch.
Loại thuốc mà chỉ có bác sĩ (và một số chuyên gia sức khỏe khác) có thể đặt mua được gọi là thuốc được kê toa. Thuốc không cần kê toa là loại thuốc có thể mua mà không cần chỉ định của bác sĩ. Điều này không có nghĩa là thuốc không kê toa là có hại. Cũng như thuốc được kê toa, thuốc không kê toa có thể rất nguy hiểm cho trẻ nếu dùng không đúng cách.

Trước khi cho con uống bất cứ loại thuốc gì, phải bảo đảm rằng bạn biết rõ cách dùng/liều lượng như thế nào. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có câu hỏi hoặc thắc mắc gì về việc cho bé dùng thuốc.

Thuốc không cần toa bác sĩ dùng để điều trị bệnh chàm

Thuốc steroid bôi da (hydrocortisone dạng kem hoặc thuốc mỡ) – có thể giúp da đỡ ngứa và bớt viêm. Thuốc có hiệu quả nhất đối với bệnh chàm ở mức độ vừa.
Thuốc bôi giảm ngứa không có chất steroid – có thể nhanh chóng giúp da bớt khô, ngứa mà có rất ít phản ứng phụ. Một số thuốc loại này có chứa chất cồn và có thể gây cảm giác bỏng rát.
Thuốc uống kháng histamine - có thể giúp giảm ngứa (đặc biệt là loại thuốc gây buồn ngủ).

Thuốc có kê toa dùng để điều trị bệnh chàm

Thuốc steroid bôi da – Dùng để giảm đau, bớt đỏ và sưng và giúp hết ngứa. Có thể xảy ra các phản ứng phụ hiếm thấy như mỏng da, nứt da hoặc nổi mụn nếu sử dụng thuốc không đúng cách và sử dụng trong thời gian dài.

Thuốc bôi ức chế miễn dịch – immunomodulator dạng bôi (thuốc không có chất steroid) – Dùng để giảm viêm và trị ngứa. Đó là một dòng thuốc mới được chứng minh là có tác dụng trong 80% các nghiên cứu thực hiện đối với trẻ em trên 2 tuổi. Hiện đang có các nghiên cứu để kiểm tra độ an toàn khi sử dụng các loại thuốc đó cho các trẻ em nhỏ tuổi hơn.

  • Thuốc uống kháng histamine – Loại thuốc kê toa chỉ có một vài dạng, và chỉ hiệu nghiệm đối với một vài trẻ em.
  • Thuốc uống kháng sinh – có thể được bác sĩ kê toa khi có nhiễm trùng thứ phát do gãi ngứa.
  • Thuốc uống steroids – Ít khi được khuyên sử dụng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ vì thuốc có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, sau khi ngừng sử dụng những loại thuốc này, bệnh nhân còn có những cơn bùng phát mạnh hơn.

Cách ngăn chặn các đợt bùng phát bệnh chàm

Một trong những cách hữu ích nhất mà bạn có thể làm là ngăn chặn các đợt bùng phát trước khi chúng xảy ra.

  • Luôn giữ ẩm cho da của con bạn. Đó là một phần của phương pháp điều trị hàng ngày cho bé.
  • Sử dụng các loại chất dưỡng ẩm không mùi. Chất giữ ẩm dạng kem hoặc thuốc mỡ thường có tác dụng làm ẩm tốt hơn là nước xoa/sữa (lotion).
  • Sau khi tắm, dùng khăn lau nhẹ lên da và bôi chất giữ ẩm vào làn da vẫn còn ẩm ướt.
  • Bôi kem giữ ẩm ít nhất mỗi ngày một lần hoặc nhiều hơn nếu cần thiết. Nên bôi kem dưỡng ẩm lên mặt và toàn thân.

Tránh các chất gây dị ứng. Những người mẫn cảm với các loại vải thô ráp hoặc các hóa chất trong xà phòng và bột giặt nên:

  • Mặc quẩn áo vải sợi mềm ví dụ như loại 100% cotton.
  • Dùng các loại tẩy/rửa dành cho da không có mùi hương
  • Tắm nhanh, giữ nhiệt độ nước tắm ở mức nhiệt độ phòng
  • Sử dụng các loại bột giặt không có nước nhuộm màu hoặc không có mùi hương, và có chất tẩy rửa không quá mạnh.
  • Không sử dụng chất làm mềm vải khi sấy áo quần.
  • Nhắc bé không nên gãi. Gãi ngứa có thể làm vùng phát ban càng nặng hơn và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Hơn nữa, càng gãi thì chỉ càng ngứa thêm mà thôi. Cắt móng tay ngắn và nhẵn cho bé và cố gắng làm cho bé mất tập trung, quên không gãi ngứa nữa.
  • Hỏi bác sĩ xem liệu dị ứng có phải là nguyên nhân gây ra bệnh chàm của bé hay không. Đôi khi các loại dị ứng, như dị ứng thức ăn, thú nuôi, phấn hoa hoặc rận (trong chăn ga, gối nệm) là nguyên nhân gây phát ban hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Nếu bệnh chàm của bé do dị ứng gây ra, hãy tránh các nhân tố gây dị ứng đó, nếu được.
  • Hỏi bác sĩ về những nguyên nhân có thể gây ra các cơn bùng phát (ví dụ như cơ thể quá nóng, chảy mồ hôi hoặc khi bị căng thẳng).

Ghi nhớ bệnh chàm

Bệnh chàm là bệnh mạn tính nên bệnh có thể cứ trở đi trở lại nhiều lần. Bạn, con bạn và bác sĩ của bé cần phải luôn theo dõi, kiểm soát bệnh. Nếu bệnh chàm của bé không khả quan hơn, hãy nói chuyện với bác sĩ về những lo ngại của bạn.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hội chứng Klinefelter (nam XXY hoặc nam 47,XXY) là một rối loạn di truyền ở nam giới, người bệnh có một cặp nhiễm sắc thể giới tính X thay vì chỉ có một nhiễm sắc thể X. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển khác nhau – thể chất, ngôn ngữ
  • 28-05-2018
    Cứng khớp vai là vai bị cứng, đau và bị giới hạn tầm vận động. Không gian bên trong khớp vai dần nhỏ hơn. Bạn có thể mất vài tháng đến nhiều năm để cải thiện bệnh cứng khớp vai của mình.nCứng khớp vai phát triển theo các giai đoạn:
  • 28-05-2018
    Rotavirus là loại virus có thể gây viêm dạ dày ruột. Viêm dạ dày ruột là một bệnh nhiễm trùng đường ruột, thường gây ra các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy.
  • 28-05-2018
    Viêm thanh quản là tình trạng viêm phù nề, xung huyết hoặc thoái hóa niêm mạc của thanh quản, nhất là dây thanh. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, có thể có những biến chứng cần can thiệp ngoại khoa như hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh...
  • 17-10-2018

    Bệnh Meniere là một rối loạn ở tai trong gây ra những cơn chóng mặt tự phát, cảm giác xoay tròn, kèm theo sự mất thính lực dao động, ù tai , đôi lúc gây cảm giác đầy tai. Ở nhiều bệnh nhân, bệnh Meniere chỉ xảy ra ở một tai. Bệnh Meniere có thể xảy ra