Gãy xương

Gây xương là chấn thương thường gặp ở trẻ em đặc biệt là sau khi té ngã. Mọi trường hợp gãy xương đều cần chăm sóc y tế bất kể phần nào bị gãy hay chấn thương lớn/ nhỏ thế nào.

Gãy xương là gì?

Gãy xương

Gây xương là chấn thương thường gặp ở trẻ em đặc biệt là sau khi té ngã. Mọi trường hợp gãy xương đều cần chăm sóc y tế bất kể phần nào bị gãy hay chấn thương lớn/ nhỏ thế nào.

Các dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương

Con của bạn có thể bị gãy xương nếu:
  • Bạn nghe tiếng kêu “răng rắc” hoặc tiếng lạo xạo khi chấn thương
  • Có dấu hiệu bất thường vùng quanh ổ gãy: sưng, bầm, hoặc tăng nhạy cảm
  • Chỗ bị tổn thương khó cử động hoặc đau khi cử động, khi bị chạm vào, hoặc khi mang nặng

Di chuyển trẻ gãy xương là nên hay không nên?

Không di chuyển con của bạn và gọi cấp cứu 115 ngay nếu:
  • Bạn nghi ngờ có chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu, cổ hoặc lưng
  • Gãy xương hở (gãy xương xuyên qua da). Trong khi đợi trợ giúp cần:
  • Giữ trẻ nằm im
  • Không rửa vết thương hoặc ấn đẩy bất kỳ phần xương nào đang chồi ra

Cách xử lý khi bị gãy xương

  • Cởi bỏ y phục khỏi vùng bị chấn thương
  • Chườm đá được bọc trong vải
  • Giữ chi bị chấn thương ở tư thế mà bạn đã phát hiện
  • Dùng các thanh nẹp đơn giản, nếu bạn có sẵn, để cố định vùng bị gãy. Thanh nẹp giữ cố định và bảo vệ xương cho đến khi trẻ được bác sĩ khám. Để làm một thanh nẹp tạm thời, bạn có thể sử dụng một thanh gỗ nhỏ, bìa cứng, hoặc gấp những tờ báo lại và quấn nó với một băng vải đàn hồi hoặc dây
  • Đưa trẻ đến trung tâm y tế và không để con bạn ăn hoặc uống trong trường hợp trẻ cần được phẫu thuật

Biện pháp phòng tránh gãy xương

Thực tế khó có thể ngăn chặn được hết các trường hợp gãy xương, nhưng bạn có thể hạn chế tối đa nguy cơ bị gãy thương bằng cách:
  • Sử dụng các thanh chắn an toàn ở cửa phòng ngủ và cả ở trên và dưới cầu thang (cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi)
  • Bắt buộc mang mũ bảo hiểm và dụng cụ an toàn đúng quy định đối với các vận động viên trẻ và các trẻ em đi xe đạp, xe ba bánh, ván trượt, xe đẩy, hoặc các loại giầy trượt patin
  • Không sử dụng khung tập đi cho trẻ sơ sinh

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Bệnh thường xảy ra trong 15 ngày đầu của đời sống. Bệnh liên quan mật thiết đến các ngành sản khoa và nhi khoa là nơi trẻ được phát hiện bệnh trước khi được chuyển đến tay phẫu thuật viên. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế

  • 28-05-2018
    Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là tình trạng đe dọa tính mạng do viêm các phế nang trong phổi. Bệnh dẫn đến sự tích tụ dịch trong các túi khí, ngăn chặn oxy vào máu và các phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể gây ra suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
  • 28-05-2018
    Bệnh bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm virus, gây sốt, đau họng và nổi hạch. Bệnh này còn được gọi là bệnh truyền nhiễm mono hoặc “bệnh hôn” vì được lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với nước bọt người bệnh hoặc qua ho, hắt hơi,… Biến chứng nguy hiểm
  • 28-05-2018
    Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • 17-10-2018

    Nhiễm trùng do mèo cào, hay bệnh mèo cào, là bệnh nhiễm trùng do vi trùng có trong móng của mèo. Nhiễm trùng lan tới hạch bạch huyết gần với vết cào nhất. Tuyến bạch huyết là các khối mô thuộc một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể có tác dụng

  • 28-05-2018
    Đau tạo ra phản xạ rút lui còn ngứa tạo ra phản xạ gãi. Những sợi thần kinh không myelin của cảm giác ngứa và đau đều xuất phát từ da, tuy nhiên chúng chuyển thông tin về trung ương đến 2 hệ thống khác nhau đều dùng chung một bó sợi thần kinh ngoại biên