Hẹp động mạch thận

Hẹp động mạch thận là sự thu hẹp của một hoặc nhiều động mạch mang máu đến thận (động mạch thận). Thận cần lượng máu đầy đủ để giúp lọc bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa. Khi các động mạch bị thu hẹp sẽ dẫn đến sự thiếu hụt lượng máu giàu oxy đến thận.

Hẹp động mạch thận là bệnh gì?

Bệnh hẹp động mạch thận
Ảnh: ePain Assist

Hẹp động mạch thận là sự thu hẹp của một hoặc nhiều động mạch mang máu đến thận (động mạch thận). Thận cần lượng máu đầy đủ để giúp lọc bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa. Khi các động mạch bị thu hẹp sẽ dẫn đến sự thiếu hụt lượng máu giàu oxy đến thận. Lưu lượng máu giảm có thể làm tăng huyết áp trong toàn bộ cơ thể (huyết áp hệ thống) và làm tổn thương nhu mô thận.
Hẹp động mạch thận có thể gây cao huyết áp thận. Nếu tất cả động mạch thận bị tắc nghẽn sẽ dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng bao gồm cả suy thận.
Bệnh nhân của hẹp động mạch thận thường là phụ nữ và người cao tuổi.

Triệu chứng và dấu hiệu của hẹp động mạch thận

Hẹp động mạch thận thường không có dấu hiệu và triệu chứng bệnh. Bạn sẽ không biết mình mắc chứng hẹp động mạch thận cho đến khi xuất hiện các triệu chứng của cao huyết áp hoặc suy thận. Vài bệnh nhân tình cờ phát hiện bị hẹp động mạch thận khi làm xét nghiệm hoặc kiểm tra thận cho một bệnh khác.
Một vài triệu chứng có thể là do hẹp động mạch thận gây ra, bao gồm:
  • Huyết áp cao đột ngột;
  • Mắc bệnh cao huyết áp trước 30 tuổi hoặc sau 55 tuổi;
  • Mức độ protein cao trong nước tiểu hoặc các dấu hiệu bất thường khác của thận;
  • Chức năng thận giảm sút trong quá trình điều trị cao huyết áp;
  • Thừa chất lỏng và sưng trong các mô của cơ thể;
  • Suy tim.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, bạn cần đi khám ngay nếu bạn:
  • Cảm thấy có triệu chứng hay bất thường kéo dài xuất hiện khi tiểu tiện;
  • Cao huyết áp trị không dứt hoặc có bất thường ở thận khi trị cao huyết áp;
  • Bị sưng phù thấy rõ.
  • Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây hẹp động mạch thận

Ở những người cao tuổi: Nguyên nhân thường là do xơ vữa động mạch. Khi bị xơ vữa động mạch, các chất béo, cholesterol và các chất khác bị tích tụ ở thành động mạch gây tắc nghẽn.
Ở những người trẻ tuổi: Nguyên nhân phổ biến của hẹp động mạch thận là chứng loạn sản sợi cơ. Loạn sản sợi cơ là chứng rối loạn khiến cơ ở thành động mạch phát triển bất thường. Động mạch ở thận khi đó sẽ có những đoạn phình và hẹp xen kẽ khiến máu khó chảy qua và tệ nhất là không thể lưu thông.

Nguy cơ mắc bệnh hẹp động mạch thận

Những yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh hẹp động mạch thận tăng bao gồm:
  • Độ tuổi: những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Mắc các bệnh lý khác như: huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường.
  • Thừa cân hoặc không tập thể dục thường xuyên
  • Hút thuốc lá: thuốc lá sẽ làm máu khó tuần hoàn, làm tăng nguy cơ mắc hẹp động mạch thận cao hơn.
  • Di truyền: có người nhà từng mắc bệnh hẹp động mạch thận.

Điều trị hẹp động mạch thận

Bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua bệnh sử hoặc kiểm tra lâm sàng, xét ngiệm máu, nước tiểu và chụp cắt lớp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) cho động mạch thận. MRA là tia X đặc biệt dùng để chụp các mạch máu.
Phương pháp điều trị hẹp động mạch thận như thế nào phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn chỉ bị hẹp nhẹ và vừa phải, bạn chỉ cần điêu trị bằng thuốc kiềm chế cao huyết áp.
Nếu bệnh nặng hơn, bạn cần phải phẫu thuật để nới rộng động mạch hoặc mở lại động mạch đã bị tắc nghẽn. Bác sĩ sẽ dùng cách nong mạch khi nguyên nhân bệnh là loạn sản sợi cơ. Thủ thuật thực hiện như sau:
  • Bác sĩ sẽ chèn và thổi một quả bóng nhỏ nơi động mạch bị tắc để mở rộng động mạch.
  • Sau đố, bác sĩ dùng lưới nhỏ hình ống, gọi là ống đỡ động mạch, để giữ cho động mạch luôn mở.
  • Thủ thuật này có thể sẽ phải lặp lại vì chứng hẹp động mạch do loạn sản cơ tái phát và bạn vẫn cần phải dùng thuốc kiềm chế cao huyết áp.

Phòng ngừa hẹp động mạch thận

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng của mình:
  • Uống thuốc theo chỉ định và tái khám đúng lịch hẹn.
  • Thay đổi lối sống như ăn uống lành mạnh, tập thể dục. Bạn có thể hỏi bác sĩ xem nên tập như thế nào để phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như tuổi tác của mình.
  • Không ăn nhiều chất béo, cholesterol trong mỡ động vật, không ăn mặn hay nhiều muối.
  • Uống nhiều nước.
  • Không được uống rượu bia.
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân.
  • Bỏ hút thuốc nếu bạn có hút thuốc lá.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    U hạt vành là bệnh ngoài da mãn tính. Đặc trưng của bệnh này là trên da sẽ xuất hiện những đốm vành đỏ hình nhẫn. Bệnh thường xuất hiện ở tay hoặc chân. U hạt vành là bệnh khá phổ biến và không cần phải điều trị vì chúng không gây ngứa, đau hoặc các
  • 28-05-2018
    Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày. Bình thường, mỗi kỳ kinh chỉ ra máu trong khoảng 7 ngày trở lại, khi thấy kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh Rong kinh là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (tăng
  • 28-05-2018
    Bệnh Alzheimer là một nguyên nhân của chứng giảm trí nhớ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, khiến người bệnh gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Alzheimer ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ và tư duy. Bệnh tiến triển chậm và thường bắt đầu với triệu
  • 28-05-2018
    Bệnh Graves (hay còn gọi là bệnh Basedow, bệnh Parry, bệnh bướu giáp độc lan tỏa hoặc bệnh cường giáp tự miễn) là một rối loạn miễn dịch dẫn đến tuyến giáp hoạt động quá tích cực. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone thyroid
  • 28-05-2018
    Túi phình mạch não là chỗ phồng hay phình ra của mạch máu não, nhìn giống như quả dâu treo trên cuống. Túi phình có thể dò hay vỡ, gây chảy máu trong não (đột quỵ xuất huyết). Hầu hết túi phình vỡ xảy ra trong khoảng giữa não và lớp mô mỏng bao quanh
  • 28-05-2018
    Axit folic là tập hợp một nhóm chất hoá học và sinh học gần nhau: axit tetrahyđro folic là thành phần chung của các coenzym folic, là dạng hoạt động của axit folic. Cấu trúc axit folic gồm 2 thành phần, axit pteroic và axit glutamic, nên axit folic còn