Thận ứ mủ

Tắc nghẽn đường tiểu khi có hiện diện viêm đài bể thận có thể làm cho ứ đọng bạch cầu, vi trùng và những chất cặn trong hệ thống tiết niệu, dần dần có thể gây nên ứ mủ thận. Trong tình huống này, mủ trong một khối căng, bệnh nhân nhanh chóng thay đổi

Thận ứ mủ là bệnh gì?

Tắc nghẽn đường tiểu khi có hiện diện viêm đài bể thận có thể làm cho ứ đọng bạch cầu, vi trùng và những chất cặn trong hệ thống tiết niệu, dần dần có thể gây nên ứ mủ thận. Trong tình huống này, mủ trong một khối căng, bệnh nhân nhanh chóng thay đổi toàn trạng và trở nên nhiễm trùng. Vì thế nhận biết sớm tình trạng này và điều trị tình trạng nhiễm trùng cấp của thận, đặc biệt ở những bệnh nhân có tắc nghẽn, là một vấn đề quan trọng.

Nguyên nhân gây thận ứ mủ
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng của bệnh thận ứ mủ

Giống như áp-xe, mủ thận thường khiến bệnh nhân có sốt, lạnh run, đau lưng, mặc dù vài bệnh nhân sẽ không có triệu chứng. Mủ thận có thể do vi trùng từ nhiều nguồn khác nhau, như từ đường tiểu dưới ngược dòng lên hay từ đường máu. Nguy cơ mủ thận bao gồm suy giảm miễn dịch do thuốc (steroid), bệnh (tiểu đường, bệnh AIDS) và tắc nghẽn đường tiểu (sỏi, bướu, hội chứng khúc nối, thận vùng chậu, thận móng ngựa).

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể như: tiểu buốt, rắt, đau lưng, tiểu máu... cần đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội thận trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, nên có khoảng thời gian khám sức khỏe định kỳ hàng năm để có thể phát hiện sớm những yếu tố gây bệnh và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây thận ứ mủ

Nhiễm trùng đường tiết niệu trên với tắc nghẽn là nguyên nhân của mủ thận. Có thể gây áp-xe quanh thận. Những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch hay có tiền căn sử dụng kháng sinh kéo dài có thể dễ dàng bị nhiễm nấm. Những cầu nấm phát triển sẽ gây tắc nghẽn và bệnh nhân sẽ bị mủ thận. Viêm đài bể thận là tình trạng lâm sàng vừa có sỏi thận vừa có nhiễm trùng. Trong một vài trường hợp, bướu niệu mạc cũng có thể gây tắc nghẽn và gây mủ thận.

Nhiễm trùng

Như báo báo trong y văn có rất nhiều vi trùng gây mủ thận:

  • Escherichia coli;
  • Các loài Enterococcus;
  • Các loài Candida và những loại nấm khác;
  • Các loài Enterobacter;
  • Các loài Klebsiella;
  • Các loài Proteus;
  • Các loài Pseudomonas;
  • Các loài Bacteroides;
  • Các loài Staphylococcus;
  • Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA);
  • Các loài Salmonella;
  • Lao (gây nhiễm trùng và hẹp).

Tắc nghẽn

Nguyên nhân của tắc nghẽn có thể do những yếu tố sau:

  • Sỏi và sỏi san hô - chiếm 75%;
  • Do cầu nấm;
  • Do xơ hóa sau phúc mạc di căn, ví dụ bướu thận, bướu tinh hoàn, ung thư trực tràng;
  • Tắc nghẽn do ung thư tế bào chuyển tiếp của niệu mạc;
  • Ung thư biểu mô tuyến tiết nhầy của bể thận;
  • Có thai;
  • Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản;
  • Nang niệu quản tắc nghẽn;
  • Hẹp chỗ nối niệu quản bàng quang;
  • Ứ trệ mãn tính nước tiểu và thận ứ nước do hậu quản bàng quang thần kinh;
  • Hẹp niệu quản;
  • Hoại tử nhú thận;
  • Lao;
  • Thận đôi có tắc nghẽn;
  • Niệu quản lạc chỗ với nang niệu quản;
  • Bàng quang thần kinh;
  • Khác, hiếm hơn, như thoát vị lỗ bịt gây nghẹt niệu quản.

Biến chứng bệnh thận ứ mủ

Nhiễm trùng là nguyên nhân tử vong chính xung quanh phẫu thuật khi điều trị chậm trễ. 

Viêm phúc mạc toàn thể cũng có thể xảy ra nếu có vỡ thận mủ. 

Rò cũng có thể xảy ra kèm với viêm phúc mạc. Rò thận - đại tràng, thận - tá tràng và rò thận ra da là những thể thường gặp nhất; vì thế, nghi ngờ trong những bệnh nhân có rối loạn điện giải, tiêu chảy, nhiễm trùng niệu tái phát sau mủ thận.
Những biến chứng khác bao gồm khí sau phúc mạc, mủ thận do sỏi, rò thận phế quản, huyết khối tĩnh mạch thận, áp-xe cơ thắt lưng hay áp-xe quanh thận.
Tụ máu quanh thận, truyền máu, hay thay thông thận thường xuyên là những biến chứng của dẫn lưu thận. Nếu sau này phải cắt thận thì biến chứng nguy cơ của nhiễm trùng vết mổ sau này.

Chẩn đoán thận ứ mủ

Xét nghiệm

Thử công thức máu, sinh hóa máu với BUN và creatinine, phân tích nước tiểu, cấy làm kháng sinh đồ là những xét nghiệm đầu tiên của thận ứ mủ.
Cấy nước tiểu trên phần tắc nghẽn để chỉ hướng điều trị kháng sinh. Lấy trong lúc nội soi niệu quản hay lấy khi làm mở thận qua da. Bạch cầu hay vi trùng có thể hiện diện trong nước tiểu, tuy nhiên chúng không đặc hiệu cho bệnh thận ứ mủ.
Những dấu hiệu như là sốt, đau, bạch cầu tăng có thể không có trong 30% các trường hợp.
Protein phản ứng C (CRP) có giá trị trong chẩn đoán thận ứ mủ. Trong nghiên cứu 110 bệnh nhân có cơn đau quặn thận, CRP lớn hơn 28mg/l thì nên có chỉ định dẫn lưu với độ tin cậy cao.

Chọc hút

Chọc hút vào hệ tiết niệu dưới hướng dẫn của CT scan hay siêu âm, nhuộm gram và cấy dịch để chẩn đoán chính xác mủ thận. Nếu lâm sàng có nghi ngờ thì nên cấy tìm vi trùng lao.

Chẩn đoán hình ảnh

Làm xét nghiệm Xquang thường quy cho bệnh nhân nhiễm trùng niệu không phức tạp có thể không cần thiết đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, rất cần thiết trong mủ thận, viêm đài bể thận sinh hơi, và áp-xe thận hay quanh thận khi bệnh nhân không cải thiện với kháng sinh.

Siêu âm

Độ nhạy của siêu âm trong việc phân biệt thận ứ nước và thận mủ là 90%, và độ đặc hiệu là 97%.
Dấu hiệu trên siêu âm là có thận ứ nước và có cặn với hình ảnh siêu âm dầy trong hệ tống bài tiết của thận. Hiện diện chất cặn ngay cả chỉnh cường độ siêu âm thấp là dấu hiệu đặc hiệu trong mủ thận với độ chính xác cao.
Siêu âm thấy khí cũng có thể gặp. Khí trong thận thể hiện hình ảnh ‘bóng dơ’. Nếu có khí trong thận, điều đó chứng tỏ nhiễm trùng rất nặng do viêm đài bể thận sinh hơi.
Siêu âm cũng có những hạn chế. Chẳng hạn, không thể sử dụng siêu âm để phân biệt được thận ứ nước có ứ mủ hay không. Trong trường hợp như vậy nên xem xét việc có thể dưới siêu âm hãy chọc dò để chẩn đoán, cấy mủ làm kháng sinh đồ.

CT scan

Rất hữu ích trong chẩn đoán thận mủ. Ưu điểm của CT scan là thấy được tắc nghẽn và chức năng của thận, độ nặng của ứ nước, hay có bệnh trong ổ bụng đi kèm hay không, gồm có ung thư di căn, xơ hoá sau phúc mạc, và sỏi tiết niệu không cản quang.
CT cho thấy dãn hệ tiết niệu, dầy bể thận hay không, và có hiện diện của cặn trong bể thận.
Tiêu chuẩn chẩn đoán thận mủ trên CT scan bao gồm (1) bể thận dầy lên hơn 2mm, (2) hiện diện chất cặn trong bể thận, và (3) nhu mô và dấu hiệu xung quanh thận, như viêm mở quanh thận.

Chụp UIV

Xét nghiệm này đôi khi rất hữu ích trong chẩn đoán mủ thận. Giảm chức năng thận bị ảnh hưởng trên bệnh cảnh đang nhiễm trùng cấp tính.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

MRI được sử dụng rộng rãi trong bệnh đường tiết niệu có viêm nhiễm. Hình ảnh là thận to không đồng nhất trên T2. Phù nề quanh thận cũng có thể thấy trên T2, như trong những vùng có độ tín hiệu cao.
Một phương pháp phân biệt thận mủ từ nguyên nhân không nhiễm trùng là sử dụng MRI khuyếch tán. Trong trường hợp này thận mủ biểu hiện việc tăng tín hiệu mạnh trong hệ tiết niệu (tương đương với mủ). Trong khi ứ nước mà không mủ thì tín hiệu ít hơn.

Xạ hình thận

Xạ hình thận không giúp đỡ ngay chẩn đoán thận ứ mủ. Biểu hiện là vỏ thận bắt thuốc kéo dài và chậm trong việc đào thải thuốc tương tự như trong trường hợp tắc nghẽn. Hình ảnh có thể giống như trong trường hợp viêm đài bể thận cấp, với hình ảnh khuyết thuốc có thể là một vị trí hay nhiều vị trí hay lan toả. Những khiếm khuyết này thường cải thiện nếu nhiễm trùng được điều trị.
Xạ hình thận cũng có lợi khi nghi ngờ thận không còn chức năng. Chẳng hạn trong quá trình theo dõi chúng ta giải quyết xong tắc nghẽn mà xạ hình thấy thận không còn chức năng thì có thể cắt thận.

Chụp X-quang thận quang ống mở thận qua da

Xét nghiệm này có thể làm để xác định nguyên nhân của thận mủ trong việc lên kế hoạch điều trị sau này. Vì đây là phương pháp xâm hại nên làm khi bệnh nhân hoàn toàn ổn định, đang điều trị kháng sinh và không sốt sau 1 - 2 tuần sau đặt ống mở thận qua da.

Những xét nghiệm hình ảnh khác

Khi có bất thường về giải phẫu học, như là có sỏi hay có bướu mà không thể xác định được thì chúng ta có thể làm thêm các xét nghiệm chụp hình niệu đạo bàng quang để loại trừ ngược dòng bàng quang - niệu quản, xét nghiệm niệu động học để đánh giá có khả năng bàng quang thần kinh, siêu âm thận hàng loạt để theo dõi thận ứ nước sau điều trị.

Phương pháp chăm sóc khi thận ứ mủ

Nếu bệnh nhân đã từng mắc bệnh liên quan tới thận thì khả năng tái phát là rất cao. Do đó, mỗi người cần có một chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp với riêng mình. Phải đảm bảo uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày, không ăn những thực phẩm có hàm lượng canxi cao hoặc các chất có thể gây sỏi...
Việc sinh hoạt cũng cần lưu ý, không nên nhịn tiểu mỗi khi có nhu cầu. Những người bị viêm khuẩn tiết niệu, viêm bể thận, bệnh liên quan tới thận... thì nên chữa trị kịp thời tránh để lại các biến chứng như ứ nước, ứ mủ bể thận, bí tiểu... 

Theo Sức khỏe & Đời sống

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Ung thư dương vật là ung thư hình thành trong các mô của dương vật. Ung thư dương vật đa số xuất phát từ lớp biểu mô vảy của niêm mạc quy đầu và bao quy đầu. Ung thư xuất phát từ tế bào liên kết (sacômma) của dương vật rất hiếm gặp. Ung thư dương vật
  • 28-05-2018
    Viêm giác mạc có thể do nhiều nguyên nhân gây nên; nếu không được điều trị có thể dẫn đến giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí là mù lòa. Giác mạc là lớp màng trong suốt, có hình vòm ở phía trước của mắt, bao phủ đồng tử và mống mắt. Viêm giác
  • 20-03-2019

    Nhiễm sán dây, hay nhiễm sán dải, xảy ra khi sán dây đi vào trong cơ thể và sống trong ruột. Sán dây thuộc nhóm ký sinh trùng thân dẹt sống trong nhiều loại động vật khác nhau như lợn, gia súc, cừu và cá. 

  • 28-05-2018
    Viêm loét dạ dày-tá tràng là hiện tượng viêm và mất chất của niêm mạc dạ dày-tá tràng. Viêm loét dạ dày-tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày-tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ
  • 28-05-2018
    Chuột rút là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, ngoài ý muốn, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho cử động khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường gặp ở bắp thịt của cẳng chân, bắp thịt đùi và hông, bàn tay, bàn chân và cơ
  • 28-05-2018
    Mỏi mắt xảy ra khi mắt cảm thấy mệt mỏi do hoạt động cường độ cao, chẳng hạn như lái xe trong thời gian dài, đọc sách hoặc làm việc với máy tính. Mặc dù mỏi mắt có thể gây khó chịu, phiền nhiễu, song chứng bệnh này thường là không nghiêm trọng và biến