Mức cholesterol cao

Cholesterol là một chất béo quan trọng, được dùng vào việc bảo vệ các dây thần kinh, tạo nên màng tế bào và là nguyên liệu để sản xuất nhiều hormone trong cơ thể. Gan tạo ra phần lớn cholesterol mà cơ thể cần. Cơ thể cũng lấy cholesterol trực tiếp từ

Cholesterol là gì?

Mức cholesterol cao
Ảnh minh họa

Cholesterol là một chất béo quan trọng để bảo vệ các dây thần kinh, tạo nên màng tế bào và là nguyên liệu để sản xuất nhiều hormone trong cơ thể. Gan tạo ra phần lớn cholesterol mà cơ thể cần. Cơ thể cũng lấy cholesterol trực tiếp từ thực phẩm mà bạn ăn (như trứng, thịt và các sản phẩm từ sữa). Quá nhiều cholesterol có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Mức Cholesterol an toàn

Cholesterol toàn phần:
  • < 200 mg/dL: tốt nhất.
  • 200 đến 239 mg/dL: giới hạn cao.
  • ≥ 240 mg/dL: tăng nguy cơ bệnh tim.
Mức LDL cholesterol:
  • 100 đến 129 mg/dL: gần tối ưu.
  • 130 đến 159 mg/dL: giới hạn cao.
  • ≥160 mg/dL: nguy cơ cao về bệnh tim.
HDL cholesterol
  • ≥60 mg/dL: giảm đáng kể nguy cơ bệnh tim.
Triglycerides
  • >2,26 mmol/l: triglycerit cao

Sự khác biệt giữa Cholesterol tốt và cholesterol xấu

Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL) thường được gọi là cholesterol xấu vì nó phân phối cholesterol cho cơ thể. Lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL) thường được gọi là cholesterol tốt. Nó loại bỏ cholesterol ra khỏi dòng máu.
Điều này giải thích lý do tại sao việc có quá nhiều cholesterol LDL thì có hại cho cơ thể, và tại sao nhiều cholesterol HDL thì tốt. Ví dụ, nếu cholesterol toàn phần là cao vì LDL cao, bạn có nguy cơ bị bệnh tim hay đột quỵ. Tuy nhiên, nếu cholesterol toàn phần cao chỉ vì HDL cao, bạn sẽ không có nguy cơ cao hơn với các bệnh trên.
Triglycerides là một loại chất béo trong máu. Khi bạn ăn nhiều năng lượng hơn so với nhu cầu cơ thể, năng lượng dư thừa sẽ chuyển thành triglycerides. Khi bạn thay đổi lối sống để cải thiện các chỉ số cholesterol, bạn sẽ giảm LDL, tăng HDL và giảm mức triglycerides.

Các yếu tố nguy cơ bị bệnh tim

  • Đã có một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim)
  • Nam giới, từ 45 tuổi trở lên
  • Nữ giới, từ 55 tuổi trở lên
  • Phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh
  • Thành viên gia đình (cha mẹ hoặc anh chị em ruột) mắc bệnh tim
  • Hút thuốc lá
  • Cao huyết áp hoặc bệnh tiểu đường
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Ít vận động

Tôi nên bắt đầu kiểm tra mức cholesterol từ lúc nào?

Nam giới từ 35 tuổi trở lên nên kiểm tra mức cholesterol trong máu. Nam và nữ trên 20 tuổi có mức cholesterol cao hoặc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim cũng nên kiểm tra cholesterol. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn nên kiểm tra cholesterol bao lâu một lần.

Dùng thuốc để giảm cholesterol

Tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của bạn, nếu việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục vẫn không hạ thấp mức cholesterol của bạn, bác sĩ sẽ có thể đề nghị dùng thuốc.

Tôi có thể làm gì để cải thiện mức cholesterol ?

  • Nếu bạn có cholesterol cao, bạn cần thay đổi lối sống.
  • Bỏ/ không hút thuốc lá.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Nếu bạn đang thừa cân, việc giảm 2.3-4.5 kg có thể giúp cải thiện mức cholesterol của bạn.
  • Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và cá là những thực phẩm có ích cho tim.
  • Tránh các chất béo bão hòa (chủ yếu là mỡ động vật) và chất béo dạng trans (hay chất béo chuyển hóa, có nhiều trong khoai tây chiên, gà rán, quẩy nóng,…)
  • Hạn chế tổng lượng cholesterol ăn vào ít hơn 300 mg mỗi ngày và 200 mg nếu bạn có bệnh tim.

Tại sao mức cholesterol cao thì không tốt cho sức khỏe?

Cơ thể cần một lượng cholesterol vừa phải, nhưng quá nhiều cholesterol trong máu có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim, bao gồm nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Khi cholesterol cao, cơ thể sẽ lưu trữ các cholesterol thừa trong động mạch. Động mạch là những mạch máu mang máu từ tim đến những phần còn lại của cơ thể. Cholesterol tích tụ trong động mạch tạo thành các mảng bám. Qua thời gian, mảng bám có thể trở nên cứng và làm cho động mạch của bạn hẹp đi. Các mảng bám lớn có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Mảng bám cholesterol có thể bị vỡ ra, dẫn đến sự hình thành cục máu đông có thể làm tắc dòng chảy của máu.
Nếu động mạch cung cấp máu cho cơ tim bị tắc, bạn sẽ bị nhồi máu cơ tim.
Nếu động mạch cung cấp máu cho não bị tắc, bạn sẽ bị tai biến mạch máu não.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bàn chân bẹt là tật dị dạng do lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường, cung dọc của bàn chân bị sụp xuống, toàn bộ gan chân tiếp xúc với mặt đất.
  • 28-05-2018
    Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.
  • 28-05-2018
    Mỗi người có mức độ ham muốn tình dục khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào những điều xảy ra trong cuộc sống của họ. Ham muốn tình dục thấp có thể không được xem là vấn đề đối với một số người đàn ông. Tuy nhiên, nếu một người đàn
  • 28-05-2018
    Bệnh Babesia là bệnh nhiễm trùng do một loài ký sinh trùng rất nhỏ có tên Babesia gây ra. Bệnh lây truyền sang người qua vết cắn của một số loài bọ ve.
  • 28-05-2018
    Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim, hậu quả của thiếu máu cục bộ cơ tim. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng nhồi máu cơ tim cấp vẫn là một loại bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm
  • 17-10-2018

    Nhân tuyến giáp là sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp tạo thành một khối trong tuyến giáp. Mặc dù phần lớn các nhân tuyến giáp là lành tính (không ung thư), một tỷ lệ nhỏ các nhân này chứa tế bào ung thư. Để chẩn đoán và điều trị ung