Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Nếu không được điều trị, ở người lớn bệnh sẽ gây mất khả năng làm việc, trẻ em thì bị tăng động hoặc mất tập trung, học tập kém... Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh trên kênh Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu.

Ngày nay, phần lớn các chứng rối loạn lo âu được điều trị thành công với thuốc, các liệu pháp nhận thức và hành vi, hoặc kết hợp cả 2 liệu pháp trên. Tuy nhiên, ít hơn 1/3 những người mắc rối loạn lo âu vẫn đang tìm kiếm sự giúp đỡ và rất nhiều người chưa được chẩn đoán chính xác.

Phần nhiều các chăm sóc y tế cho chứng rối loạn lo âu được thực hiện ở những môi trường không chuyên biệt về bệnh tâm thần. Người bệnh không được giải thích rõ ràng về mặt y khoa về những triệu chứng thực thể mà họ có, dẫn đến bệnh diễn tiến xấu hơn. Một tỉ lệ lớn người bệnh mắc chứng lo âu không tin rằng việc dùng thuốc cho những vấn đề về cảm xúc có hiệu quả, những người khác lại không được điều trị do không nhận được chẩn đoán phù hợp.

Lo âu là một cảm giác rất quen thuộc, vì thế chúng ta thường có xu hướng coi thường những tác động của nó lên chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nâng cao hiểu biết về sinh lý bệnh của chứng rối loạn lo âu trong cộng đồng sẽ giúp những người cần giúp đỡ nhận được liệu pháp điều trị thích hợp nhất.

Hai phương pháp điều trị chính cho chứng rối loạn lo âu là điều trị dược lý (sử dụng thuốc) và tâm lý trị liệu. Việc kết hợp cả hai phương pháp sẽ đem lại những lợi ích cộng hưởng. Đối với tình trạng lo âu ở mức độ nhẹ việc dùng thuốc hay không sẽ tùy vào bác sĩ. Tuy nhiên đối với những trường hợp mãn tính, nghiêm trọng và dẫn đến suy nhược sẽ cần được điều trị bằng thuốc chống lo âu (antianxiety drugs hay là anxiolytics). Rất nhiều thuốc chống lo âu có tác dụng an thần vì vậy trong lâm sàng cũng thường được dùng như thuốc gây ngủ (hypnotic agents).

Một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu gồm có 3 nhóm chính: Benzodiazepin, busiprone và thuốc chống trầm cảm (antidepressants).

Điều trị rối loạn lo âu bằng thuốc. (Ảnh minh họa)

Benzodiazepine (BZD)

Benzodiazepine có 4 tác dụng khác nhau bao gồm: chống lo âu, chống động kinh, giãn cơ, và an thần – gây ngủ. Biểu hiện tác dụng nào còn tùy thuộc vào liều dùng của BZD. Ở liều thấp, BZD có tác dụng chống lo âu. Ở mức liều cao hơn, BZD có tác dụng an thần – gây ngủ, giãn cơ…

Benzodiazepine đã từng được sử dụng rộng rãi với chỉ định chống lo âu, nhất là trong những case ngắn hạn. Tuy nhiên hiện nay nó không còn là lựa chọn tốn nhất cho chứng rối loạn lo âu. Những thuốc chống trầm cảm với cơ chế giảm lo âu, ví dụ như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI – Serotonin reuptake inhibitors), thường được chỉ định trong đa số các trường hợp.

Cơ chế tác dụng của BZD

Trong cuộc sống, não bộ hoạt động ở hai trạng thái: kích thích hoặc ức chế. Khi chịu đựng quá nhiều kích thích, cơ thể sẽ có những biểu hiện như lo lắng, bồn chồn, cáu gắt, mất ngủ, và rối loạn vận động (co giật)… Vì vậy trạng thái ức chế là cần thiết để có được sự điều hòa và cân bằng. GABA là chất ức chế thần kinh chính của não bộ, có vai trò trong việc giảm hoạt động của các tế bào thần kinh cũng như ức chế sự dẫn truyền thần kinh. Nói một cách đơn giản, GABA đóng vai như một cái phanh xe, để sự kích thích không đi quá giới hạn của nó. Tác động ức chế của GABA xuất hiện khi GABA gắn kết với những thụ thể GABA (GABA receptors) nằm ở màng sau synap. BZD có vài trò làm tăng hiệu lực của sự gắt kết này, dẫn đến gián tiếp tăng hiệu quả của hoạt động ức chế.

Benzodiazepine có hiệu quả trong điều trị những triệu chứng lo lắng thứ phát như rối loạn hoảng sợ (panic disorder), rối loạn lo âu lan tỏa (GAD), rối loạn lo âu xã hội (SAD), rối loạn lo âu sau sang chấn (PTSD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), và những sự lo lắng quá mức liên quan đến ám ảnh, ví dụ sợ bay. Benzodiazepine cũng có tác dụng trong điều trị lo âu trong trầm cảm và tâm thần phân liệt. Thuốc này nên được chỉ định chỉ khi chứng lo âu trầm trọng và không sử dụng để điều trị stress hàng ngày.

Tác dụng phụ của BZD

Buồn ngủ và nhầm lẫn là tác dụng phụ thường gặp nhất của BZD. Mất điều hòa xảy ra ở liều cao và sẽ ngăn cản các hoạt động đòi hỏi sự phối hợp hoạt động tốt, VD như lái xe máy. Sự suy giảm nhận thức (suy giảm những ký ức dài hạn và khả năng lưu giữ kiến thức mới) có thể xảy ra khi sử dụng BZD.

BZD có thể gây nên lệ thuộc thuốc (về cả thể xác lẫn tinh thần) nếu sử dụng liều cao trong thời gian dài. Nếu ngừng sử dụng thuốc đột ngột sẽ gây nên những triệu chứng cai thuốc bao gồm nhầm lẫn, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, căng thẳng và (hiếm) động kinh.

Vì thuốc có tiềm năng gây nghiện, chỉ nên sử dụng BZD trong thời gian ngắn. Những thuốc có tác dụng kéo dài (VD: Clonazepam, Lorazepam và Diazepam) thích hợp đối với những ca bệnh đòi hỏi điều trị dài hạn. Hiệu quả chống lo âu của Benzodiazepine ít bị dung nạp (nhờn thuốc) hơn so với hiệu quả an thần. 

Chú thích: Dung nạp (là tình trạng giảm đáp ứng của thuốc) xảy ra khi sử dụng hơn 1 – 2 tuần. Dung nạp có liên quan đến sự giảm mật độ của các thụ thể GABA. Sự dung nạp chéo xảy ra giữa benzodiapine và ethanol. Đối với rối loạn hoảng sợ, Alprazolam có tác dụng cho cả điều trị ngắn và dài hạn, mặc dù có thể gây nên phản ứng cai thuốc (withdrawal reaction) trên 30% bệnh nhân.

Busiprone

Busiprone có tác dụng hữu ích trong điều trị GAD mạn tính và có hiệu quả tương đương với BZD. Tuy nhiên hiệu quả của thuốc khởi phát chậm, vì thế nó không có tác dụng khi sử dụng trong điều trị ngắn hạn hoặc các tình huống cấp cho tình trạng lo âu cấp tính (acute anxiety).

Sử dụng Buspirone ít gặp tác dụng phụ hơn, nếu có thì thông thường là đau đầu, chóng mặt, lo lắng, buồn nôn… Tác động an thần, rối loạn vận động và nhận thức rất ít xảy ra và tình trạng phụ thuộc thuốc hầu như không có.

Antidepressants – Thuốc chống trầm cảm

Cho tới thời điểm này thì sự phân biệt giữa thuốc chống lo âu và thuốc chống trầm cảm đang ngày càng hẹp lại, đặc biệt là trong những case mắc chứng tâm lý thì việc xuất hiện cùng lúc của trầm cảm và lo âu rất phổ biến.

Thuốc trầm cảm đã cho thấy hiệu quả trong việc điều trị Rối loạn lo âu từ những năm 70s, khi thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs) và thuốc ức chế Monoamine oxidase (IMAOs) đưa lại kết quả hữu ích trong điều trị chứng rối loạn hoảng sợ. Không lâu sau đó, Cloipramine, một thuốc chống trầm cảm ba vòng được đánh giá có hiệu quả trong điều trị Rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Hiện tại, thuốc ức chế hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRIs) được lựa chon là điều trị đầu tay những những guideline khuyến cáo cho tất cả 5 chứng rối loạn lo âu nguyên phát.

Khác với benzodiazepines cho tác động gần như ngay lập tức, hiệu quả của các thuốc chống trầm cảm phát triển với mức độ chậm và từ từ qua khoảng vài tuần. Vì vậy, trong quá trình điều trị đại đa số các chứng rối loạn lo âu, ở những tuần lễ đầu tiên, người ta thường chỉ định kết hợp benzodiazepine liều thấp cộng với một thuốc chống trầm cảm (nhất là phối hợp SSRIs/SNRIs + low dose of benzodiazepines). Sau khoảng 4-6 tuần lễ, khi thuốc chống cảm bắt đầu cho hiệu quả chống lo âu thì ngưng dần benzodiazepine. Tác dụng phụ đáng lo ngại khi sử dụng thuốc chống trầm cảm trong điều trị rối loạn lo âu đó là sự gia tăng mức độ/cường độ lo lắng trong giai đoạn đầu dùng thuốc (TCAs, SSRIs, SNRIs…), tuy nhiên đây là một tác dụng phụ dung nạp được. Vì vậy, khi sử dụng thuốc chống trầm cảm trongg điều trị, người ta sẽ dùng liều thấp hơn bình thường ở tuần đầu để giảm thiểu đi tác dụng phụ không tốt cho người bệnh.

Những thuốc trầm cảm không gây nên tình trạng lạm dụng/phụ thuộc thuốc, nhưng nếu ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra hội chứng cai thuốc.

Lời khuyên khi sử dụng thuốc chống lo âu

Làm thế nào để đối mặt với các tác dụng phụ?

Mọi thuốc đều có mặt trái của nó, đó là những tác dụng phụ/nguy cơ đi kèm với lợi ích mang lại. Khi sử dụng thuốc điều trị chống lo âu, những tác dụng sau có thể xảy ra:

  • Chóng mặt, mất cân bằng cơ thể;
  • Thay đổi chất lượng giấc ngủ (mất ngủ, ngủ gà gật);
  • Suy giảm trí nhớ;
  • Suy giảm hoạt động tình dục;
  • Lệ thuộc thuốc;
  • Gia tăng mức độ, lo âu/buồn bã (giai đoạn đầu);
  • Thay đổi cân nặng (tăng/giảm cân);
  • Gặp vấn đề về tiêu hóa và vị giác (buồn nôn, đau bụng, khô miệng, chán ăn…)

Vậy nên khi gặp những tác dụng phụ này, bạn hãy hiểu và trực tiếp trao đổi với bác sĩ để có thể có những phương pháp điều chỉnh mức liều để giải quyết và giảm đến mức tối thiểu những điều bạn đang phải chịu đựng. Tuyệt đối không nên dừng thuốc hoặc tự ý điều chỉnh mức liều, điều này hết sức nguy hiểm vì có thể gây nên những phản ứng tiêu cực cho tình trạng bệnh lý của bạn.

Bên cạnh đó, hãy đọc cẩn thận tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, và nếu như bạn cảm thấy có điều gì không hợp lý hoặc khó hiểu, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị của bạn bởi ở những bệnh tâm lý như rối loạn lo âu hay trầm cảm, việc được giải thích rõ ràng về mặt khoa học và tâm lý là điều vô cùng cần thiết để củng cố niềm tin trong quá trình điều trị.

Pills of love. by Valentin Gaina

(Ảnh minh họa)

Lưu ý những gì khi uống thuốc

  • Làm theo những gì bác sĩ điều trị chỉ dẫn;
  • Kiểm tra lại nhãn, mức liều một cách cẩn thận để tránh sử dụng sai. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn viết những ghi chú nhỏ và dán/ghim lại hộp/vỉ thuốc (VD: 1 viên/lần x 2 lần (Sáng – Chiều);
  • Uống thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày (VD: 6h sáng);
  • Nếu bạn quên uống thuốc, đừng bao giờ uống gấp đôi liều chỉ định khi nhớ lại;
  • Nói không với chất kích thích và đồ uống có cồn.

Tại sao tôi cảm giác thuốc không có tác dụng gì? Sẽ cần uống thuốc trong bao lâu?

“Be patient. Good things take time.”

Đó là câu mà tôi rất muốn nói với tất cả những người mắc rối loạn lo âutrầm cảm ở giai đoạn đầu dùng thuốc. Trong quá trình điều trị, có những cá nhân có thể có đáp ứng rất nhanh, tuy nhiên có những người lại mất đến hàng tuần, hàng tháng để nhận ra sự thay đổi tích cực mà thuốc đem lại. Nên thông thường, để đánh giá rằng thuốc và mức liều đó không có tác dụng, người ta cần một khoảng thời gian là 8 tuần. Hơn thế nữa, ở những tuần đầu tiên khi sử dụng thuốc, thậm chí còn có sự tăng lên về triệu chứng (lo âu, buồn bã, tăng ý muốn tự sát…) cộng thêm sự phiền phức mà các tác dụng không mong muốn đưa lại, những điều này sẽ làm các bạn có nghĩ ý nghĩ “thuốc không giúp ích gì được”. Vì thế, tôi chỉ muốn nhắn nhủ với các bạn, hãy kiên nhẫn và đừng từ bỏ. Một người thầy của tôi từng nói “Điều khó khăn nhất là đi từ bước zero lên số 1”. Thời gian đầu có thể thực sự khó khăn, nhưng khi qua vượt qua được nó, mọi thứ sẽ tốt hơn.

Người nhà của những bệnh nhân có thể làm gì?

  • Đừng bao giờ chỉ trích, đánh giá và không vừa ý khi bệnh nhân không muốn uống thuốc. Đó là điều cấm kỵ nhất. Thay vào đó, hãy nói chuyện với họ và tìm ra lý do vì sao họ không muốn dùng thuốc? Có thể là tác dụng phụ, có thể họ không tin tưởng vào hiệu quả của thuốc… hãy cố gắng tìm ra nguyên do. Đối với những người mắc rối loạn lo âu hay trầm cảm sự hỗ trợ từ gia đình và sự giải thích đầy đủ việc cần thiết dùng thuốc đóng vai trò quan trọng trong điều trị. Đừng bao giờ coi nhẹ những điều đó.
  • Hãy quan sát, gần gũi và tâm sự với người bệnh để theo dõi những thay đổi dù là nhỏ nhất từ họ (tích cực hơn, tiêu cực hơn). Những điều này sẽ giúp ích trong việc tìm ra phương pháp trị liệu hợp lý nhất.
  • Giúp đỡ người bệnh trong việc sử dụng thuốc (nhắc nhở, kiểm tra liều dùng…)

Link bài viết gốc: https://beautifulmindvn.com/20...

Xem thêm: Chẩn đoán, phân loại và nguyên nhân lâm sàng gây ra rối loạn lo âu (Anxiety Disorders)

*** Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Nếu không được điều trị, ở người lớn bệnh sẽ gây mất khả năng làm việc, trẻ em thì bị tăng động hoặc mất tập trung, học tập kém. Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý và Tâm thần học trên hệ thống Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu.

- 23-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Tâm thần phân liệt là một dạng hành vi bất thường hạng nặng mà chúng ta thường hay biết và gọi bằng cái tên thông dụng hơn, “bệnh điên”. Người mắc tâm thần phân liệt có thể có nhiều triệu chứng loạn tinh thần dưới các dạng khác nhau và bị mất nhận thức với hiện tại. Họ có thể nghe thấy giọng nói vô hình nào đó mà vốn dĩ nó không có thật, nói năng khó hiểu, hoặc chẳng có logic tí nào. 

  • Rối loạn cách ứng xử mô tả các hành vi chống đối xã hội của trẻ em và trẻ vị thành niên. Mọi trẻ đều có thể thỉnh thoảng phá luật, còn trẻ có rối loạn ứng xử lặp đi lặp lại những hành vi bất thường như trộm cắp, nói dối, phá hại tài sản và tấn công người khác.

  • Hành vi xâm hại tình dục trẻ em không chỉ gây tổn thương về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

  • Rối loạn hoang tưởng là tình trạng người bệnh rất tin vào điều gì đó, nhưng thật ra niềm tin của họ là sai, hơn nữa những niềm tin này ở họ rất mãnh liệt. Rối loạn hoang tưởng không phải là một dạng bệnh tâm thần phân liệt như nhiều người thường hiểu nhầm. Thay vào đó, một người được xem là hoang tưởng khi cho rằng tình huống nào đó có thể thực sự xảy ra với họ trong thời gian ít nhất 1 tháng, và niềm tin này dường như bình thường với họ.

  • Công việc tại các lò giết mổ động vật có mối liên hệ với nhiều chứng rối loạn như rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD) và căng thẳng do tham gia vào các hành vi bạo lực (PITS).

  • Technology has transformed modern life, and now it is changing the mental health landscape, transforming the way social workers, counselors, therapists, and clinical psychologists provide mental health services.