Rối loạn lo âu

Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ

Rối loạn lo âu là gì?

Thông thường, lo lắng là một phản ứng bình thường của chúng ta khi căng thẳng. Thực tế cho thấy lo lắng đôi khi còn có lợi. Lo lắng giúp bạn hoàn thành bài tập về nhà, học hành chăm chỉ hơn cho bài kiểm tra sắp tới. Thậm chí, nó còn 'cảnh báo' để bạn thận trọng hơn với những tình huống nguy hiểm thật sự. Trong những tình huống đó, cơ thể sẽ giải phóng các chất hóa học như Adrenaline hay Cortisol, có tác dụng điều chỉnh một số chức năng thần kinh, nhờ đó giúp cơ thể có thêm sức mạnh để “chiến đấu”.
Nhưng rối loạn lo âu liên lụy nhiều hơn các lo lắng hay sợ hãi tạm thời. Người bị chứng rối loạn lo âu thì sự lo âu không mất đi mà có thể tồi tệ hơn. Cảm giác này có thể ảnh hưởng tới những hoạt động hàng ngày, ví dụ như công việc, học tập và trong các mối quan hệ. Có nhiều loại rối loạn lo âu khác nhau, phổ biến nhất là rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ và rối loạn lo âu xã hội.

Dấu hiệu và triệu chứng

Rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa

Người bị rối loạn lo âu lan tỏa thường hay lo âu quá mức hoặc lo lắng nhiều tháng và gặp phải nhiều triệu chứng liên quan tới lo âu. Các triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa gồm có:

  • Bồn chồn hoặc cảm thấy căng thẳng, bực bội
  • Dễ bị mệt mỏi
  • Khó tập trung hoặc đầu óc trống rỗng.
  • Cáu giận
  • Căng cứng cơ
  • Khó khống chế sự lo lắng
  • Những vấn đề về giấc ngủ (khó đi vào giấc ngủ hoặc giữ được giấc ngủ hoặc không yên giấc, ngủ không ngon).

Rối loạn hoảng sợ

Người bị rối loạn hoảng sợ có những cơn hoảng sợ không mong đợi tái diễn. Nghĩa là những đợt lo sợ căng thẳng bất ngờ có thể gồm hiện tượng trống ngực, tim đập mạnh, nhịp tim tăng nhanh, ra mồ hôi, run rẩy, cảm thấy thở gấp, nghẹt thở hoặc nấc và cảm giác như tai họa sắp xảy ra.
Những triệu chứng của rối loạn hoảng sợ gồm:

  • Các cơn hoảng sợ mãnh liệt đột ngột và lặp lại
  • Cảm giác không thể kiềm chế trong khi cơn hoảng sợ
  • Lo lắng rất nhiều về các cơn kế tiếp sẽ xảy ra
  • Lo sợ hoặc tránh những nơi đã xảy ra những cơn hoảng sợ trước đây.

Rối loạn lo lắng xã hội

Người bị rối loạn lo lắng xã hội (đôi khi còn được gọi là “ám ảnh sợ xã hội”) đặc biệt hay sợ hãi trong những tình huống trình diễn trước đám đông. Họ cảm thấy xấu hổ, bị phán xét, bị chối từ hoặc sợ xúc phạm người khác.
Những triệu chứng của rối loạn lo lắng xã hội gồm có:

  • Cảm thấy rất lo lắng khi có mặt người khác và khó nói chuyện với họ.
  • Cảm thấy rất ngượng ngùng trước mặt người khác và lo sợ về cảm giác chế nhạo, xấu hổ hoặc bị chối từ hoặc lo sợ xúc phạm người khác.
  • Sợ người khác phán xét mình
  • Lo lắng nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước khi có một sự kiện nào đó có đông người
  • Tránh những nơi có người
  • Khó kết bạn và khó duy trì được tình bạn
  • Bị đỏ mặt, ra mồ hôi hoặc bị run khi có người khác
  • Cảm thấy buồn nôn hoặc bụng nhộn nhạo khi có người khác.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lýTâm thần học trên kênh khám từ xa Wellcare khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị rối lọa lo âu.

Việc khám nghiệm tình trạng rối loạn lo âu thường bắt đầu bằng việc đi thăm tại một cơ sở chăm sóc ban đầu. Một số tình trạng sức khỏe, ví dụ như cường giáp hoặc đường huyết thấp cũng như việc dùng một số thuốc nhất định, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm rối loạn lo âu. Việc khám nghiệm kỹ lưỡng sức khỏe tâm thần cũng rất có ích bởi hội chứng rối loạn lo lắng thường đi đôi với những biểu hiện liên quan khác, ví dụ như trầm cảm hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Những yếu tố có nguy cơ gây rối loạn lo âu

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những yếu tố di truyền và môi trường, thường xuyên tương tác với nhau, là những yếu tố có nguy cơ gây ra chứng rối loạn lo âu. Cụ thể là những yếu tố như sau:

  • Nhút nhát hoặc ức chế hành vi thời trẻ
  • Nữ giới
  • Ít có nguồn tài chính
  • Ly hôn hoặc góa vợ/chồng
  • Gặp phải những sự kiện căng thẳng khi còn nhỏ và khi trưởng thành
  • Có người trong họ hàng bị rối loạn lo âu
  • Cha mẹ có tiền sử về rối loạn tâm thần.

Lượng cortisol trong nước bọt tăng vào buổi chiều (đặc biệt đối với người bị rối loạn sợ xã hội).

Điều trị rối loạn lo âu

Bệnh rối loạn lo âu

Chứng rối loạn lo âu thường được điều trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu, bằng thuốc, hoặc kết hợp cả hai.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu hay còn gọi là “Liệu pháp nói chuyện” có thể hữu ích với người bị rối loạn lo âu. Để liệu pháp này có hiệu quả, tâm lý trị liệu cần phải nhắm trực tiếp tới những mối lo âu cụ thể của người bệnh và được điều chỉnh phù hợp với từng người. Một dạng “tác dụng phụ” điển hình của tâm lý trị liệu là trạng thái bất ổn nhất thời liên quan tới suy nghĩ về việc phải đối mặt với những tình huống sợ hãi.

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

CBT là một loại liệu pháp tâm lý có thể giúp cho người bị rối loạn lo âu. Biện pháp này dạy cho người ta những cách suy nghĩ, cách đối xử và phản ứng khác nhau đối với những tình huống gây ra sự lo lắng và sợ hãi. CBT cũng có thể giúp người ta học và thực hành những kỹ năng xã hội, là những kỹ năng rất quan trọng trong việc điều trị rối loạn lo âu.
Có hai thành phần độc lập đặc hiệu trong CBT được dùng để điều trị rối loạn lo lắng là liệu pháp nhận thức và liệu pháp tiếp xúc.

  • Liệu pháp nhận thức tập trung vào việc xác định, đấu tranh và rồi trung hòa những ý nghĩ vô ích gây ra chứng rối loạn lo âu.
  • Liệu pháp tiếp xúc tập trung vào việc đối đầu với nỗi sợ hãi trong rối loạn lo âu nhằm giúp người ta tham gia vào những hoạt động mà họ đang muốn tránh. Liệu pháp tiếp xúc được sử dụng cùng với những bài tập thể dục thư giãn và/hoặc sự tưởng tượng. Trong một nghiên cứu, được gọi là đa phân tích bởi nó tập hợp tất cả những nghiên cứu từ trước tới nay và tính toán những số liệu thống kê về mức độ hiệu quả kết hợp cho thấy liệu pháp nhận thức có lợi thế hơn so với liệu pháp tiếp xúc trong việc điều trị chứng lo lắng xã hội.

CBT có thể thực hiện với từng cá nhân hoặc với một nhóm người có các vấn đề như nhau. Liệu pháp nhóm có hiệu quả đặc biệt đối với chứng rối loạn lo âu. Thường những người tham gia luôn được ra “bài tập về nhà” giữa hai lần trị liệu.

Những nhóm hỗ trợ và tự giúp bản thân

Một số người bị chứng rối loạn lo âu có thể gia nhập vào một nhóm hỗ trợ hoặc tự giúp bản thân và chia sẻ những vấn đề cũng như những gì đã đạt được với những người khác. Những nhóm chat trên mạng internet cũng có thể hữu ích. Nhưng bất cứ lời khuyên nào trên internet cũng phải được xem xét cẩn thận khi thực hiện. Bởi những người bạn trên internet thường là chưa bao giờ gặp nhau và bị nhầm lẫn người này với người kia. Trò chuyện với những người bạn đáng tin cậy, hoặc các chức sắc tôn giáo cũng có tác dụng hỗ trợ. Nhưng đây không phải lựa chọn thay thế cho việc chăm sóc từ một bác sĩ chuyên khoa.

Những kỹ thuật quản lý căng thẳng thần kinh

Những kỹ thuật quản lý căng thẳng thần kinh và việc duy trì sự yên tĩnh cho đầu óc (thiền) có thể giúp người bị chứng rối loạn lo âu tự bình tĩnh và tăng hiệu quả của việc điều trị. Mặc dù có bằng chứng cho thấy tập thể dục aerobic có hiệu ứng làm dịu tinh thần, nhưng chất lượng của những nghiên cứu này chưa thực sự đủ mạnh để có thể coi đây là một hình thức điều trị. Do caffeine, một số thuốc bất hợp pháp và một vài loại thuốc cảm bán tại các cửa hàng thuốc có thể làm gia tăng triệu chứng của rối loạn lo âu nên cần tránh những loại chất và thuốc này. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi muốn dùng thêm bất cứ loại thuốc nào.
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc phục hồi của một người bị rối loạn lo âu. Lý tưởng là gia đình nên hỗ trợ nhưng không nên giúp duy trì mãi các triệu chứng của người thân mình.

Thuốc

Thuốc không chữa được chứng rối loạn lo âu mà thường làm giảm nhẹ triệu chứng. Thuốc cần phải do một bác sĩ kê đơn.
Đôi khi, người ta sử dụng thuốc để điều trị rối loạn lo âu giai đoạn đầu hoặc dùng khi người bệnh không đáp ứng tốt với liệu pháp tâm lý. Trong một số nghiên cứu cho thấy đối với những bệnh nhân thông thường thì việc kết hợp giữa tâm lý trị liệu với thuốc cho kết quả tốt hơn so với chỉ áp dụng một trong hai hình thức điều trị.
Những loại thuốc thông thường nhất dùng cho điều trị rối loạn lo âu là thuốc chống trầm cảm, chống lo âu và thuốc chẹn Beta (Tham khảo mục “Thuốc cho sức khỏe thần kinh”). Cần lưu ý rằng một số loại thuốc chỉ có tác dụng nếu được uống thường xuyên và nếu ngừng uống, triệu chứng sẽ trở lại.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị trầm cảm nhưng cũng có tác dụng trong việc điều trị rối loạn lo âu. Từ khi bắt đầu uống cho tới khi có tác dụng phải mất độ vài tuần và có thể có tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn hoặc khó ngủ. Tác dụng phụ này thường không trở thành vấn đề đối với hầu hết những người sử dụng, đặc biệt nếu liều mới bắt đầu uống thấp và tăng dần sau đó.
Xin lưu ý: Mặc dù các loại thuốc chống trầm cảm an toàn và hiệu quả với nhiều người nhưng chúng có thể nguy hiểm đối với trẻ em, thanh thiếu niên. Một cảnh báo “hộp đen” – cảnh báo nghiêm trọng nhất đối với bất cứ loại thuốc kê đơn nào, được gắn nhãn vào các loại thuốc chống trầm cảm. Cảnh báo cho biết các loại thuốc trầm cảm có thể khiến người ta tự sát hoặc có ý định muốn tự sát. Vì lý do này mà bất cứ ai uống thuốc chống trầm cảm cũng cần phải được giám sát cẩn thận, đặc biệt là khi mới bắt đầu uống.

Thuốc chống lo âu

Thuốc chống rối loạn lo lắng giúp giảm triệu chứng lo âu, các cơn hoảng loạn hoặc sợ hãi và lo lắng thái quá. Các loại thuốc chống rối loạn lo lắng thông thường nhất được gọi là benzodiazepines. Benzodiazepines là lựa chọn điều trị đầu tiên cho rối loạn lo âu lan tỏa. Với chứng rối loạn sợ hãi hoặc ám ảnh sợ hãi xã hội (rối loạn lo lắng xã hội), thì benzodiazepines thường là lựa chọn thứ hai, sau các loại thuốc chống trầm cảm.

Thuốc chặn Beta

Thuốc chặn Beta, ví dụ như propranolol và atenolol, là những loại thuốc có tác dụng trong điều trị các triệu chứng của cơ thể do lo lắng, đặc biệt là đối với lo lắng xã hội. Các bác sĩ thường kê loại thuốc này để khống chế tim đập nhanh, run rẩy và đỏ mặt trong những tình huống gây ra sự lo lắng.
Để chọn được đúng loại thuốc, liều và phác đồ điều trị cần phải dựa trên nhu cầu của người bệnh cũng như tình trạng bệnh tật và phải được thực hiện với sự theo dõi của chuyên gia. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới có thể giúp bạn quyết định được liệu có đáng sử dụng loại thuốc đó sau khi cân nhắc giữa tác dụng và tác dụng phụ của thuốc. Và bác sĩ có thể dùng thử vài loại thuốc trước khi tìm ra loại thuốc phù hợp nhất cho bạn.
Bạn và bác sĩ của bạn nên trao đổi với nhau những điểm sau:

  • Các loại thuốc có tác dụng tốt như thế nào hoặc có thể có tác dụng để cải thiện triệu chứng bệnh của bạn ra sao
  • Lợi ích và tác dụng phụ của mỗi loại thuốc
  • Những mối nguy hại do tác dụng phụ nguy hiểm do tiền sử bệnh tật của bạn
  • Khả năng việc sử dụng thuốc khiến bạn phải thay đổi lối sống
  • Chi phí của mỗi loại thuốc
  • Những liệu pháp thay thế khác, thuốc, vitamin và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng và ảnh hưởng của những loại dược phẩm này đối với việc điều trị như thế nào.
  • Cách dừng các loại thuốc như thế nào. Một số loại thuốc không thể ngừng ngay lập tức mà cần phải giảm liều từ từ dưới sự giám sát của bác sĩ.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy Gọi thoại - Gọi video tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Tâm thần họcTâm lý trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bệnh rối loạn lo âu.

Biên dịch - Hiệu đính:

Nguồn: Y học cộng đồng

- 16-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Rách thực quản, hay còn gọi là rách niêm mạc tâm vị, là vết rách ở lớp mô của thực quản gọi là niêm mạc. Tình trạng thường xảy ra ở nơi giao giữa thực quản và dạ dày. Rách niêm mạc tâm vị là bệnh không lây truyền cho người khác và thường tự khỏi trong
  • 28-05-2018
    Trong ngành dinh dưỡng học, thuật ngữ ‘Suy dinh dưỡng protein - năng lượng (severe protein - energy malnutrition - PEM)’ để chỉ các thể lâm sàng điển hình từ suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) đến thể teo đét (Marasmus). Ngày nay, người ta cho rằng
  • 17-10-2018

    Bệnh viêm tuyến vú hay còn gọi là viêm tuyến sữa là tình trạng viêm nhiễm ở một hay nhiều ống dẫn sữa của vú, thường liên quan đến việc cho con bú và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và chữa trị triệt để.

  • 28-05-2018
    Khó thở là gì? Khó thở là khi bạn thở hơi ngắn hoặc thở khó khăn. Khó thở có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) hoặc tiến triển từ từ theo thời gian (mạn tính). Nguyên nhân của khó thở là do cơ thể cần nhiều hơn lượng oxy mà nó nhận được. Vì thế bạn thở
  • 28-05-2018
    Viêm sung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày viêm, các mạch máu vùng viêm dãn nở do ứ máu nhiều. Bệnh không nguy hiểm nếu như phát hiện sớm nên có các biện pháp điều trị bệnh sớm, nhất là cháu nên tới bệnh viện có chuyên