Tâm lý người lớn

  • Rối loạn trầm cảm kinh niên (dysthymia; DD) hợp nhất việc chẩn đoán dysthymia và trầm cảm mạn tính (chronic depression). Rối loạn này còn được biết dưới tên rối loạn trầm cảm chức năng cao. Các rối loạn này được đặc trưng bởi sự tồn tại dai dẳng của các triệu chứng trong ít…

  • Trong giao tiếp, có đôi khi do truyền đạt ý không rõ ràng khiến chúng ta hiểu lầm nhau. Khi sự hiểu lầm kéo dài, chúng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, dẫn đến sự rạn nứt, tan vỡ hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý.…

  • Cơn hoảng loạn (panic attack) là một giai đoạn lo âu căng thẳng dữ dội diễn ra trong thời gian ngắn, gây ra cảm giác sợ hãi mãnh liệt cho cơ thể. Trạng thái đó có thể bao gồm nhịp tim tăng nhanh, hô hấp khó khăn, chóng mặt, cơ thể run lên và bị căng cơ. Các cơn hoảng loạn xảy đến thường xuyên, không đoán trước được và thường không liên quan đến bất kỳ mối đe doạ từ bên ngoài nào. 

  • Thị dâm là một hội chứng lệch lạc tình dục, bao gồm khẩu dâm (thích đề cập, thích nói chuyện tình dục cho người khác nghe), thính dâm (thích nghe, rình mò, lén nghe người khác tán tỉnh nhau), ngoài ra còn có nhiều loại khác như ý dâm, ác dâm, khổ dâm... Người mắc chứng thị dâm là người chỉ cảm thấy thỏa mãn tình dục hoặc chỉ đạt được cực khoái khi nhìn thấy đối tượng đang khỏa thân, đang âu yếm hay làm tình... Những người này thích nhìn trộm và chỉ có thể đạt được kích thích tình dục qua hành vi nhìn trộm.

  • Hội chứng Asperger là một bệnh sinh học thần kinh, do nhà bác học Áo Hans Asperger tìm ra năm 1944. Ông mô tả nhiều người trẻ tuổi có trí thông minh và ngôn ngữ phát triển bình thường nhưng mắc phải một dạng tự kỷ, dẫn đến kém khả năng giao tiếp trong xã hội.

  • Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Thường ngày, chúng ta đều trải nghiệm stress ở nhiều khía cạnh khác nhau trong các hoạt động: ở trường, ở nhà, nơi công sở và thậm chí cả trong các hoạt động thể dục thể thao... stress luôn luôn tồn tại quanh ta

  • Rối loạn đa nhân cách (MPD) một căn bệnh từng được bác sĩ người Pháp Pierre Janet mô tả vào thế kỉ XIX. Là một dạng bệnh lý tâm thần mà biểu hiện là sự mất nhận thức về bản thân và vì thế người mắc bệnh thường đồng nhất hoá mình với người khác. Sự đồng nhất đó không vững chắc, một chấn động tinh thần cũng có thể làm biến mất và thường đồng nhất hoá tiếp với một nhân cách khác. Người mắc bệnh MPD phải chịu những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp. Họ bị hai hay nhiều nhân cách thay nhau kiểm soát và chi phối, cá biệt có những người bị giằng xé cùng một lúc bởi hai nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau.

  • Rối loạn tâm thần dạng ngắn là những triệu chứng về tâm thần đến đột ngột nhưng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, thường là dưới 1 tháng. Sau đó người bị rối loạn thường tự bình phục hoàn toàn.

  • Rối loạn sự thích ứng là một dạng bệnh thuộc về tâm lý thần kinh, cần được quan tâm theo dõi từ gia đình và có kế hoạch điều trị từ bác sĩ. Bệnh nhân cảm thấy không thể đương đầu với mọi việc. Có thể có những triệu chứng cơ thể liên quan đến stress như mất ngủ, đau đầu, đau bụng, hoặc đau ngực hồi hộp.

  • Stress cấp tính thường xảy ra khi cá nhân phải đối mặt với những tình huống tác động mạnh đến tinh thần. Đó là những tình huống gây sang chấn tâm lý rất mạnh và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Ở những cơ thể vốn đã kiệt sức và có các bệnh lý mạn tính sẽ làm cho sức khỏe càng tồi tệ hơn. Mức độ của stress cấp còn phụ thuộc vào khả năng đối phó của từng cá nhân.