Rối loạn tâm thần dạng ngắn

Rối loạn tâm thần dạng ngắn là những triệu chứng về tâm thần đến đột ngột nhưng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, thường là dưới 1 tháng. Sau đó người bị rối loạn thường tự bình phục hoàn toàn.

Rối loạn tâm thần dạng ngắn là gì?

Rối loạn tâm thần dạng ngắn là những triệu chứng về tâm thần đến đột ngột nhưng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, thường là dưới 1 tháng. Sau đó người bị rối loạn thường tự bình phục hoàn toàn.
Rối loạn tâm thần dạng ngắn có ba dạng cơ bản:

  • Rối loạn tâm thần dạng ngắn với căng thẳng rõ ràng (còn được gọi là loạn thần phản ứng ngắn): Đây là loại rối loạn diễn ra ngay sau khi bị chấn thương hoặc stress nặng, chẳng hạn do cái chết của người thân yêu, một vụ tai nạn, bị tấn công, hay chứng kiến và trải qua một thảm họa thiên nhiên. Nó là phản ứng thường thấy của nhiều người sau khi trải qua những chuyện quá buồn và đau khổ.
  • Rối loạn tâm thần dạng ngắn không đi kèm với những căng thẳng rõ ràng: Đây là dạng rói loạn được hình thành không do các chấn thương tâm lý hoặc căng thẳng cụ thể gây ra.
  • Rối loạn tâm thần dạng ngắn khởi phát sau sinh: Loại này chỉ xảy ra với phụ nữ trong vòng 4 tuần sau khi sinh con.
Rối loạn tâm thần dạng ngắn
Rối loạn tâm thần dạng ngắn. (Ảnh minh họa)

Triệu chứng của rối loạn tâm thần dạng ngắn

  • Ảo giác: Có thể nghe thấy tiếng nói, nhìn thấy những thứ không có ở đó, hoặc luôn có cảm giác như có một thứ gì đó đang nằm trên da ngay cả khi không có gì chạm vào cơ thể.
  • Ảo tưởng: Có những quan điểm, niềm tin sai lệch, ngụy biện ngay cả khi đang đối diện với sự thật.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Suy nghĩ vô tổ chức (loạn nghĩ);
  • Nói chuyện vô lý, khó hiểu;
  • Hành vi và ăn mặc không bình thường;
  • Các vấn đề về trí nhớ;
  • Mất phương hướng hoặc nhầm lẫn;
  • Thay đổi thói quen ăn uống, mức độ năng lượng, hoặc trọng lượng;
  • Không có khả năng quyết định mọi việc.

Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý hoặc Tâm thần học trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bệnh rối loạn tâm thần dạng ngắn.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tâm thần dạng ngắn

Các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tâm thần dạng ngắn. Nó có thể là do một liên kết di truyền, vì tình trạng này phổ biến hơn ở những người có tiền sử gia đình bị rối loạn tâm thần hoặc rối loạn cảm xúc, chẳng hạn như trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực.
Một giả thuyết khác cho thấy rằng nguyên nhân gây ra rối loạn này có thể là do kỹ năng ứng phó với cuộc sống kém như không biết cách phòng ngừa hoặc tự thoát khỏi những tình huống đáng sợ hoặc căng thẳng.
Trong hầu hết các trường hợp, rối loạn này được kích hoạt bởi những chấn thương tâm lý hoặc stress nặng. Đối với một số phụ nữ, việc sinh con có thể là một nguyên nhân.

Rối loạn tâm thần dạng ngắn có phổ biến không?

Rối loạn tâm thần dạng ngắn thường rất hiếm. Nó thường xảy ra với những người trong độ tuổi 20 hoặc 30, chiếm tỉ lệ cao hơn ở nữ giới.

Những người bị rối loạn nhân cách chống lại xã hội hoặc rối loạn nhân cách hoang tưởng dễ bị rối loạn này hơn những người khác.

- 21-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn trầm cảm kinh niên (dysthymia; DD) hợp nhất việc chẩn đoán dysthymia và trầm cảm mạn tính (chronic depression). Rối loạn này còn được biết dưới tên rối loạn trầm cảm chức năng cao. Các rối loạn này được đặc trưng bởi sự tồn tại dai dẳng của các triệu chứng trong ít…

  • Tại Pháp có khoảng 650.000 trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Các chuyên gia ước tính rằng có 1/100 trẻ sơ sinh được sinh ra bị bệnh tự kỷ và ở những trẻ trai nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với trẻ gái. Tự kỷ là căn bệnh cho đến nay vẫn chưa

  • Ai cũng biết tuổi thơ luôn là một kí ức đẹp, đối với cuộc đời của mỗi đứa trẻ lớn lên từ khi mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành (18 tuổi) là giai đọan vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Trẻ được phát triển toàn diện, có nhân cách tốt, vững vàng nếu như trẻ sống và được chăm sóc nuôi dưỡng trong môi trường gia đình có mối quan hệ tốt đẹp và có phương pháp giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

  • Rối loạn nhân cách tránh né được đặc trưng bởi cảm giác cực kì ức chế với xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và nhạy cảm với những lời chỉ trích tiêu cực và từ chối. Các triệu chứng này không chỉ đơn giản là cảm giác xấu hổ hay lúng túng trong các mối quan hệ xã hội. Rối loạn nhân cách tránh né là những vấn đề có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tương tác với những người khác và duy trì những mối quan hệ này trong cuộc sống hàng ngày. Khoảng 1% dân số có chứng bệnh này.

  • Lảng tránh cảm xúc tiêu cực có vẻ như là một ý hay, đúng không? Thật ra không phải vậy. Theo một nghiên cứu tâm lý gần đây (bởi David Barlow, Steven Hayes và những người khác), một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề tâm lý là thói quen lảng tránh cảm…

  • Thuật ngữ gaslight (nghĩa đen: “Thắp sáng đèn ga”) đến từ vở kịch Gas Light (1983) nói về hành vi bạo hành tâm lý có hệ thống của nhân vật Jack Manningham lên vợ ông là Bella Manningham.Đây là một dạng bạo hành tâm lý rất hiệu quả vì nó khiến nạn nhân tự nghi ngờ cảm xúc, bản năng và sự tỉnh táo của mình. Khi đó, kẻ bạo hành sẽ có rất nhiều quyền lực lên nạn nhân và có thể dễ dàng kiểm soát nạn nhân.