Rối loạn đa nhân cách (Multi Personality Disorder - MPD)

Rối loạn đa nhân cách (MPD) một căn bệnh từng được bác sĩ người Pháp Pierre Janet mô tả vào thế kỉ XIX. Là một dạng bệnh lý tâm thần mà biểu hiện là sự mất nhận thức về bản thân và vì thế người mắc bệnh thường đồng nhất hoá mình với người khác. Sự đồng nhất đó không vững chắc, một chấn động tinh thần cũng có thể làm biến mất và thường đồng nhất hoá tiếp với một nhân cách khác. Người mắc bệnh MPD phải chịu những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp. Họ bị hai hay nhiều nhân cách thay nhau kiểm soát và chi phối, cá biệt có những người bị giằng xé cùng một lúc bởi hai nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau.

Rối loạn đa nhân cách (Multi Personality Disorder - MPD) là gì?

Rối loạn đa nhân cách (MPD) một căn bệnh từng được bác sĩ người Pháp Pierre Janet mô tả vào thế kỉ XIX. Là một dạng bệnh lý tâm thần mà biểu hiện là sự mất nhận thức về bản thân và vì thế người mắc bệnh thường đồng nhất hoá mình với người khác. Sự đồng nhất đó không vững chắc, một chấn động tinh thần cũng có thể làm biến mất và thường đồng nhất hoá tiếp với một nhân cách khác. Người mắc bệnh MPD phải chịu những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp. Họ bị hai hay nhiều nhân cách thay nhau kiểm soát và chi phối, cá biệt có những người bị giằng xé cùng một lúc bởi hai nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau. Theo một thống kê của Hội tâm thần Mỹ, có tới 1% dân số Mỹ có biểu hiện MPD và khoảng 20% bệnh nhân đang điều trị thực chất là bị MPD. Hiện khoảng 20.000 người Mỹ có biểu hiện mắc chứng này, thậm chí có bệnh nhân phải sống với 300 nhân cách.

Image result for rối loạn đa nhân cách

Rối loạn đa nhân cách. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lý như giáo sư P. Spanos, tiến sĩ H. Lief, bác sĩ tâm lý E. Luil lại cho rằng trên thực tế không có căn bệnh đa nhân cách; đó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của cả bệnh nhân và bác sĩ điều trị mà thôi.
Cuộc tranh luận về việc có người đa nhân cách hay không vẫn chưa có kết luận. Tuy nhiên, số người được chẩn đoán bị rối loạn này ở Mỹ vẫn liên tục tăng trong những năm gần đây. Các nhà chuyên môn gọi đây là bệnh tâm thần của xã hội Mỹ, vì ở châu Âu có rất ít người được coi là rối loạn đa nhân cách; còn ở các khu vực khác, căn bệnh này hầu như không được nhắc đến.

Triệu chứng của rối loạn đa nhân cách

Theo Janet, một người được coi là bị MPD nếu có 4 triệu chứng:
• Có 2 hoặc nhiều hơn trạng thái của các nhân cách thay nhau chi phối người bệnh.
• Các nhân cách phải hoàn toàn riêng biệt, tương đối ổn định về nhận thức, quan hệ gia đình, xã hội, khả năng miêu tả thế giới xung quanh.
• Khi bị một nhân cách này chi phối, người bệnh có khả năng quên các thông tin quan trọng liên quan đến các nhân cách tiềm ẩn khác, đến mức không thể xem đó là chứng quên thông thường.
• Các rối loạn đó không phải do ảnh hưởng của thuốc hay hóa chất.

Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý hoặc Tâm thần học trên Hệ thống khám từ xa Wellcare để nhận được chẩn đoán chính xác cũng như sự can thiệp phù hợp nhất do tình trạng và triệu chứng khác nhau với từng người. 

Nguyên nhân gây ra rối loạn đa nhân cách

Các nhà khoa học theo thuyết đa nhân cách cho rằng: con người ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nhiều “mầm nhân cách” khác nhau, giống như mang nhiều hạt giống. Hạt giống nào phù hợp với cơ thể, điều kiện sống và giáo dục thì sẽ phát triển trở thành nhân cách của  người đó. Khi ấy, họ “bỏ quên” các nhân cách kém hoặc không phát triển khác.
Tuy có quá trình “chọn lọc tự nhiên” như vậy nhưng những mầm nhân cách kia không bị mất đi hoàn toàn mà ẩn núp ở đâu đó trong tiềm thức. Dưới tác động của một tác nhân nào đó, các nhân cách còn lại kia sẽ trỗi dậy, kiểm soát và đưa người ta vào chứng MPD.

Điều trị rối loạn đa nhân cách 

Ban đầu, các bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp tâm lý nhưng phần nhiều không có đáp ứng tốt. Các biện pháp thư giãn, vật lý trị liệu... và cả thuốc điều trị tâm thần cũng đều không có tác dụng. Một số bác sĩ còn dùng cả thuật thôi miên để kéo người bệnh ra khỏi trạng thái hỗn loạn nhưng thất bại.
Một số bác sĩ đưa ra phương pháp trị liệu độc chiêu bằng cách cho người bệnh ngay lập tức đối thoại trực tiếp với 'phiên bản' của mình và đã đem lại kết quả tốt. Sở dĩ bệnh nhân có đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này là vì về bản chất trong mỗi con người chỉ có một nhân cách phát triển. Nhân cách này được bồi đắp, rèn luyện nên trở nên bền vững, mạnh mẽ và riêng biệt. Những mầm nhân cách khác thường yếu đuối, èo uột nên nếu bị rối loạn cũng chỉ đủ sức chi phối người bệnh trong một thời gian ngắn.

Có thể dự phòng rối loạn đa nhân cách không?

Mặc dù chưa rõ nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh, nhưng các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, nếu có một lối sống lành mạnh, có một nhân cách mạnh mẽ, biết tiếp nhận và xử lý thông tin một cách thông minh và tỉnh táo thì người ta có thể tự bảo vệ được mình trước chứng rối loạn đa nhân cách.

Theo Bác sĩ tâm lý

- 21-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • Tự kỉ là một biểu hiện của sự rối loạn tâm thần. Theo số liệu từ khoa phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết năm 2007 có tới 268% số trẻ em mắc bệnh tự kỉ và số liệu này vẫn không ngừng tăng lên, nhưng việc nhận biết triệu chứng bệnh tự kỉ ở trẻ để phát hiện sớm và chăm sóc trẻ còn chưa được quan tâm nhiều, các bà mẹ còn thiếu nhiều kiến thức về bệnh tự kỉ. Vì thế, các bà mẹ nên đọc và tìm hiểu về triệu chứng bệnh tự kỉ ở trẻ và cách điều trị.

  • Những người có ý định tự tử có thể không tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng điều đó không có nghĩa sự giúp đỡ là không cần thiết... Hầu hết những người tự tử thường không muốn chết – họ chỉ muốn ngừng nỗi đau đớn này lại thôi. Tổ chức y tế thế giới WHO ước tính hằng năm có khoảng một triệu người chết vì tự tử. Đâu là nguyên nhân khiến những người nọ tự kết liễu đời mình? Đối với những người chưa từng trải qua trầm cảm hay tuyệt vọng thì rất khó để họ hiểu được điều này. Nhưng khi một người có xu hướng muốn chết, có nghĩa là họ đang rất đau đớn đến mức chẳng thể nhìn thấy con đường nào khác.

  • Rối loạn phân liệt cảm xúc là một dạng rối loạn loạn thần mà người bệnh có các triệu chứng của tâm thần phân liệt như ảo giác hoặc hoang tưởng và cả triệu chứng của rối loạn cảm xúc như trầm cảm hoặc hưng cảm. Vì như thế cho nên nhiều bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm lần đầu thành rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt.

  • Đã bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi tại sao mình lại bị người khác ghét hoặc luôn tỏ thái độ không thích thú với bạn và những việc bạn làm? Cuộc sống rất công bằng, có người thương ta thì ắt hẳn sẽ có kẻ ghét, đó là điều không thể tránh khỏi. Đừng hỏi tại sao người ta ghét mình? Có lý do cả đấy! Dưới đây là 15 lí do vì sao bạn luôn bị người khác đố kị, hãy đọc và chiêm nghiệm.

  • Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid Personality Disorder) thuộc về nhóm thứ hai trong ba nhóm của bệnh rối loạn nhân cách có tên là nhóm lập dị. Đa số phần lập dị trong nhóm này thường liên quan đến cách một người giao tiếp, tác động đến người khác. Một số người không hề có hứng thú gì với người khác. Một số người lại cực kỳ khó chịu với những người xung quanh. Còn có một số thì lại rất đa nghi. Khi sự lập dị đạt đến mức tột cùng thì những lối sống này tạo thành ba loại rối loạn nhân cách mà rối loạn nhân cách phân liệt là một trong số đó.

  • Tài liệu thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần DSM IV đã xếp kleptomanie (ăn cắp từ góc độ rối loạn hành vi) là rối loạn kiểm soát xung năng. Đó là một rối loạn không phổ biến và thường thấy ở phụ nữ, để lại các hậu quả liên quan tới gia đình, công việc xã hội và cả pháp lý