Nhiễm sán lá gan

Bệnh sán lá gan gồm bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchiasis, Opisthorchiasis) và bệnh sán lá gan lớn (Fascioliasis) thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh sán lá gan nhỏ: phân bố rộng khắp trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở

Nhiễm sán lá gan là bệnh gì?

Bệnh sán lá gan gồm bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchiasis, Opisthorchiasis) và bệnh sán lá gan lớn (Fascioliasis) thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

  • Bệnh sán lá gan nhỏ: phân bố rộng khắp trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở rất nhiều địa phương đặc biệt có nơi nhiễm cao như Ninh Bình, Nam Định, Phú Yên và Bình Định.
  • Bệnh sán lá gan lớn: Phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Nam Mỹ, châu, Iran và một số vùng của Nhật Bản. Ở Việt Nam bệnh cũng đã xuất hiện ở nhiều nơi đặc biệt là một số tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Gia Lai và TP. Đà Nẵng.

Sán lá gan là bệnh lây chủ yếu qua đường ăn uống. Tất cả mọi người đều có thể nhiễm bệnh. Sán lá gan có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm, vì vậy cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nhiễm sán lá gan
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng của bệnh nnhiễm sán lá gan

Triệu chứng bệnh sán lá gan nhỏ

Thường có triệu chứng đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa (kém ăn, bụng ậm ạch khó tiêu); đôi khi có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.

Triệu chứng bệnh sán lá gan lớn

Thường có các triệu chứng đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; tính chất đau không đặc hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng. Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa... Có thể mô tả triệu chứng bệnh qua từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn cấp (còn gọi là giai đoạn gan do ký sinh trùng đến gan). Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 6 - 12 tuần sau khi nuốt phải ấu trùng với các biểu hiện: Sốt, đau bụng vùng hạ sườn phải và gan to. Có thể kèm theo chán ăn, buồn nôn, nôn, đau cơ, ho và nổi mày đay. Đôi khi có vàng da, tràn dịch màng phổi, co giật...
  • Giai đoạn mạn tính (còn gọi là giai đoạn mật): Sau giai đoạn xâm nhập vào gan, sán xâm nhập vào đường mật trưởng thành và đẻ trứng. Tại đây sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm (có thể tới 10 năm) nếu không được phát hiện và điều trị. Bệnh nhân có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị và hạ sườn phải, có thể kèm theo ỉa chảy, buồn nôn, nôn, gan to và vàng da.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật và chuyên khoa Nhiễm trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Nguyên nhân gây nhiễm sán lá gan

Tác nhân

  • Sán lá gan nhỏ: có 3 loại Clonorchis sinensis; Opisthorchis viverrini; Opisthorchis felineus.
  • Sán lá gan lớn: có 2 loại Fasciola hepatica; Fasciola gigantica.

Hình thái

Sán lá gan lớn và nhỏ đều có hình lá, thân dẹt và kích thước khác nhau tùy loài; loài sán lá gan lớn kích thước lớn hơn rất nhiều so với sán lá gan nhỏ. Cơ thể sán đều là lưỡng giới, vừa có tinh hoàn và buồng trứng trên một cơ thể sán.

Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài

Trứng sán lá gan có vỏ mỏng nên tồn tại ở môi trường bên ngoài rất kém, nhiệt độ ánh sáng mặt trời trên 70 độ C trứng sẽ bị hỏng. Tuy nhiên, trứng sán muốn phát triển thành ấu trùng phải có môi trường nước, nếu trên cạn trứng sẽ bị hỏng và không phát triển được, khả năng tồn tại của sán lá gan trưởng thành ở ngoại cảnh cũng rất kém.

Yếu tố nguy cơ gây nhiễm sán lá gan

Bệnh sán lá gan thường do thói quen ăn uống như:

  • Ăn các món gỏi cá hoặc cá sống, tôm sống.
  • Ăn các món rau củ sống mọc dưới nước (cần nước, rau muống, cải xoong, rau ngổ, củ niễng, ngó sen...)/
  • Đây là những món ăn rất ngon miệng nhưng điều ít người biết rằng đó là con đường lan truyền rất dễ của ấu trùng sán lá gan, nếu việc xử lý và chế biến không cẩn trọng.

Chẩn đoán nhiễm sán lá gan

Chẩn đoán xác định

  • Bệnh sán lá gan nhỏ: Dựa vào triệu chứng như đã mô tả và xét nghiệm tìm thấy trứng sán trong phân hoặc dịch tá tràng.
  • Bệnh sán lá gan lớn: Dựa vào triệu chứng như đã mô tả và xét nghiệm tìm thấy trứng sán trong phân hoặc xét nghiệm máu bằng kỹ thuật miễn dịch (ELISA) tìm thấy kháng thể kháng sán lá gan lớn trong huyết thanh bệnh nhân.

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh sán lá gan có thể nhầm với bệnh viêm gan siêu vi trùng, áp xe gan do các loại ký sinh trùng khác (amíp, giun đũa, toxocara...) hoặc do vi khuẩn (áp xe đường mật), ung thư gan (u gan), cơn đau dạ dày...

Điều trị nhiễm sán lá gan

Nguyên tắc điều trị

  • Điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu.
  • Điều trị hỗ trợ khi cần thiết để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân và đề phòng bội nhiễm.
  • Lưu ý những trường hợp chống chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai, những người đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần... cơ địa dị ứng với thuốc cần dùng.

Thuốc điều trị 

Điều trị sán lá gan nhỏ: thuốc lựa chọn là Praziquantel viên nén 600mg liều 75mg/kg, dùng trong 1 ngày chia 3 lần uống cách nhau từ 4 - 6 giờ sau khi ăn no. Có thể điều trị 1 - 2 ngày đối với từng trường hợp nhiễm nặng và được theo dõi điều trị tại cơ sở điều trị. 

Đối với những trường hợp nhiễm nhẹ và trung bình: điều trị Praziquantel 600mg với liều 40mg/kg/24 giờ (liều duy nhất), uống sau khi ăn no.
Điều trị sán lá gan lớn: thuốc lựa chọn là Triclabendazole 250mg, liều 10mg/kg cân nặng, uống một lần duy nhất sau khi ăn no.

Phòng ngừa nhiễm sán lá gan

Biện pháp dự phòng

  • Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ; không ăn cá chưa nấu chín như gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào; không ăn rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã, không ăn gan sống.
  • Vệ sinh phòng bệnh: ăn chín, uống chín, không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước.

Biện pháp phòng chống dịch

  • Biện pháp tổ chức: nếu có dịch xảy ra phải thành lập ngay Ban chỉ đạo các cấp khoanh vùng dập dịch.
  • Biện pháp chuyên môn: thu dung bệnh nhân tới cơ sở y tế để điều trị diệt mầm bệnh; kiểm soát trâu, bò vùng có dịch, kiểm tra nguồn bò lai nhập khẩu vào trong nước; tuyên truyền người dân không ăn gỏi cá, không ăn rau sống mọc dưới nước. Người nghi ngờ nhiễm bệnh phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh sán lá gan tại vùng có dịch.

Kiểm dịch y tế biên giới

Kiểm tra nguồn bò lai nhập khẩu vào trong nước.

Theo Sức khỏe & Đời sống

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 05-07-2018
    Chấy rận, hay còn gọi là chí rận, là động vật ký sinh rất nhỏ, không cánh sống ký sinh bằng máu của bạn. Chấy rận dễ lây lan trên cơ thể hoặc quần áo và gây viêm da (đỏ, ngứa, sưng) gọi là bệnh chấy rận. Chấy rận được chia làm 3 loại bao gồm:
  • 28-05-2018
    Rận mu có tên khoa học Pthirus pubis, là một loại côn trùng sống ký sinh, phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu. Bệnh rận mu tuy do loài rận ký
  • 20-04-2021

    Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn trao đổi chất mãn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. 

  • 28-05-2018
    Hội chứng kháng thể kháng phospholipid thuộc nhóm bệnh tự miễn. Khi mắc bệnh lý này, các kháng thể của hệ thống miễn dịch nhận định nhầm phoshpolipid (một loại chất béo có trong các tế bào) là chất có hại và tấn công, khiến cho các tế bào bị tổn thương.
  • 28-05-2018
    Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn cảm xúc mạn tính, đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hay đi kèm với các giai đoạn trầm cảm. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực gặp với tỷ lệ 1,5-2,5% dân số, thường khởi phát ở
  • 05-10-2018

    Rối loạn ngưng thở khi ngủ là tình trạng dừng thở hoặc thở thoi thóp trong thời gian ngắn khoảng 10 đến 30 giây. Tình trạng này thường xảy ra nhiều lần trong khi ngủ. Rối loạn ngưng thở khi ngủ có hơn 90 loại khác nhau, điển hình như ngưng thở tắc nghẽn,