Rối loạn ngưng thở khi ngủ

Rối loạn ngưng thở khi ngủ là tình trạng dừng thở hoặc thở thoi thóp trong thời gian ngắn khoảng 10 đến 30 giây. Tình trạng này thường xảy ra nhiều lần trong khi ngủ. Rối loạn ngưng thở khi ngủ có hơn 90 loại khác nhau, điển hình như ngưng thở tắc nghẽn,

Rối loạn ngưng thở khi ngủ là gì?

Bệnh Rối loạn ngưng thở khi ngủ
(Ảnh minh họa)

Rối loạn ngưng thở khi ngủ là tình trạng dừng thở hoặc thở thoi thóp trong thời gian ngắn khoảng 10 - 30 giây. Tình trạng này thường xảy ra nhiều lần trong khi ngủ.
Rối loạn ngưng thở khi ngủ có hơn 90 loại khác nhau, điển hình như ngưng thở tắc nghẽn, ngưng thở trung ương, giảm thông khí do béo phì… Trong đó, phổ biến hơn cả là ngưng thở tắc nghẽn. Ngưng thở tắc nghẽn rất có hại cho hệ tim mạch và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu chứng của rối loạn ngưng thở khi ngủ

Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn ngưng thở khi ngủ bao gồm:

  • Ngủ ngáy, đặc biệt ngáy to khi nằm ngửa;
  • Mệt mỏi và khó tập trung vào ban ngày;
  • Nhức đầu vào buổi sáng;
  • Buồn ngủ trong ngày dù ngủ đủ;
  • Trầm cảm hoặc cáu kỉnh.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội hô hấp trên hệ thống Khám từ xa Wellcaređể được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Ngoài ra, bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Thấy cổ họng đau, rát lúc thức dậy;
  • Đau đầu và mệt mỏi sau khi ngủ;
  • Tỉnh giấc do khó thở hoặc không thở được;
  • Bị mất ngủ.

Nguyên nhân gây Rối loạn ngưng thở khi ngủ 

Tình trạng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ xảy ra khi các cơ phía sau của cổ họng (bao gồm vòm miệng, lưỡi gà, amidan và lưỡi) giãn ra nhiều hơn bình thường làm chặn đường thở. Nếu không được nhận oxy lâu hơn 20 giây, não sẽ nhanh chóng đánh thức bạn để bạn thở lại bình thường. Giấc ngủ của bạn bị gián đoạn nhiều lần nên bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày.

Nguy cơ mắc bệnh Rối loạn ngưng thở khi ngủ

Bệnh nhân rối loạn ngưng thở thường ở tuổi trung niên hoặc lớn tuổi và béo phì. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn ngưng thở khi ngủ bao gồm:

  • Thừa cân, do chất béo tích tụ xung quanh dễ cản trở hô hấp;
  • Mắc các bệnh lý khác như tiểu đường hoặc cao huyết áp;
  • Di tật: cổ họng hẹp, amiđan hoặc vòm họng to làm chặn đường thở;
  • Nghẹt mũi mãn tính;
  • Di truyền: nếu bạn có người thân bị ngưng thở khi ngủ, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải rối loạn ngưng thở khi ngủ;
  • Hút thuốc, sử dụng rượu.

Chẩn đoán rối loạn ngưng thở khi ngủ

Bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử, khám phổi, tim, mũi và cổ họng của bạn để chẩn đoán chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ. Cách tốt nhất để chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn là theo dõi trực tiếp. Khi đó, bác sĩ sẽ đo hoạt động của não, nhịp thở, nồng độ oxy và nhịp tim của bạn trong một đêm.

Điều trị Rối loạn ngưng thở khi ngủ hiệu quả

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị rối loạn ngưng thở khi ngủ. Các phương pháp điều trị bác sĩ đưa ra cho bạn chỉ giúp hạn chế đường hô hấp bị hẹp lại, bao gồm:

  • Dùng mặt nạ đặc biệt vào ban đêm (máy CPAP) làm tăng áp lực để giữ cho đường thở không bị hẹp;
  • Dùng các thiết bị trợ thở;
  • Phẫu thuật để mở rộng đường thở. Bác sĩ sẽ cắt bỏ mô dư làm hẹp đường thở hoặc nới rộng hàm.

Chế độ sinh hoạt phù hợp kiểm soát bệnh Rối loạn ngưng thở khi ngủ

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng rối loạn ngưng thở khi ngủ của mình nếu lưu ý vài điều sau đây:

  • Giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phìđể đường thở không bị chèn. Giảm cân cũng có thể cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn, đồng thời làm giảm cơn buồn ngủ vào ban ngày;
  • Tập thể dục và vận động thường xuyên để tăng tuần hoàn máu;
  • Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá;
  • Tránh dùng các loại thuốc an thần và các loại thuốc khác mà không hỏi ý kiến bác sĩ;
  • Nên nằm ngủ nghiêng về một bên hoặc nằm sấp, tránh lưỡi và vòm miệng đè xuống đường thở. Bạn nên nằm nghiêng phải để không ép tim;
  • Sử dụng thuốc xịt mũi hoặc nước muối để đường mũi không bị tắc nếu bạn bị nghẹt mũi. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ loại thuốc bạn nên dùng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 05-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm đa cơ là một bệnh hiếm gặp gây viêm ở nhiều cơ. Đây là một dạng bệnh mô liên kết. Đặc điểm đáng chú ý nhất của bệnh là yếu cơ, nhất là những cơ gần thân người nhất, như cơ vùng bả vai và khớp háng.
  • 28-05-2018
    Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là một dạng thiếu hụt máu ở hệ thần kinh kéo dài dưới 24 giờ, thông thường chỉ trong khoảng vài phút. Bệnh còn được gọi là đột quỵ nhẹ. Bệnh xảy ra khi một phần của não không được cung cấp đủ lượng máu. Bạn sẽ có nguy
  • 28-05-2018
    Ung thư phế quản xảy ra khi các tế bào biểu mô phế quản tăng trưởng không kiểm soát được nữa, tế bào tăng lên thật nhanh chóng về số lượng, tuy nhiên các tế bào được sinh ra không đảm bảo chức năng bình thường như các tế bào biểu mô phế quản thông thường
  • 28-05-2018
    Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da. Hơn 100 loại HPV đã được tìm thấy trong đó khoảng 30 loại gây nhiễm trùng sinh dục ở cả nam và nữ, các loài này hiện đang lây lan nhanh
  • 17-10-2018

    Nhiễm khuẩn sau sinh (nhiễm khuẩn hậu sản) là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ. Đây là loại tai biến hay gặp nhất trong sản khoa, thường do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây nên. Hiện nay, nhờ áp dụng các phương pháp vô khuẩn và khử khuẩn trong ca sinh

  • 28-05-2018
    Lác mắt là bệnh lý của mắt mà hai mắt không nhìn thẳng được và nhìn theo các hướng khác nhau. Một mắt có thể nhìn thẳng về phía trước, trong khi mắt kia nhìn vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Sự chuyển hướng nhìn của mắt có thể cố định,