Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn cảm xúc mạn tính, đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hay đi kèm với các giai đoạn trầm cảm. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực gặp với tỷ lệ 1,5-2,5% dân số, thường khởi phát ở

Thế nào là rối loạn cảm xúc lưỡng cực?

Triệu chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Ảnh minh họa

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn cảm xúc mạn tính, đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hay đi kèm với các giai đoạn trầm cảm.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực gặp với tỷ lệ 1,5-2,5% dân số, thường khởi phát ở tuổi trẻ (20-30 tuổi). Có khoảng 50% bị chẩn đoán nhầm là trầm cảm đơn cực. Sự chậm trễ từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi được chẩn đoán và điều trị đúng thường từ 8 đến 10 năm.

Triệu chứng của Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Giai đoạn hưng cảm

Một thời kỳ rõ rệt với khí sắc tăng, với các biểu hiện:

  • Tự đánh giá cao bản thân hay tự cao
  • Giảm nhu cầu ngủ
  • Nói nhiều hơn bình thường hay bị thôi thúc phải nói
  • Tư duy phi tán hoặc cảm thấy các ý nghĩ xuất hiện dồn dập
  • Đãng trí
  • Gia tăng hoạt động có mục đích hay kích động tâm thần vận động
  • Bị lôi cuốn quá mức vào những hoạt động mang lại thích thú song lại có nhiều khả năng để lại hậu quả đau khổ.

Các rối loạn khí sắc trên phải:

  • Đủ nặng để gây ra suy giảm rõ rệt trong hoạt động nghề nghiệp hoặc các hoạt động xã hội thường ngày hoặc các mối quan hệ với những người khác
  • Cần phải nhập viện để ngăn ngừa sự tổn hại cho bản thân hay những người khác
  • Có các biểu hiện loạn thần
  • Không do tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc một bệnh cơ thể.

Giai đoạn trầm cảm

  • Khí sắc trầm cảm hầu như suốt ngày thể hiện qua lời khai của người bệnh hay qua sự quan sát của người khác.
  • Giảm rõ sự quan tâm thích thú trong các hoạt động và gần như suốt ngày.
  • Sụt cân đáng kể khi không ăn kiêng hoặc tăng cân.
  • Mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
  • Kích động hoặc chậm chạp về tâm thần vận động.
  • Mệt mỏi hoặc mất sinh lực.
  • Cảm gác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức hay không hợp lý.
  • Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung hoặc thường do dự.
  • Suy nghĩ về cái chết, ý tưởng muốn tự tử tái diễn nhiều lần (có hoặc không có một kế hoạch cụ thể cho việc tự tử).
  • Các triệu chứng gây ra nỗi đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng, suy giảm rõ các hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
  • Các triệu chứng không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc một bệnh cơ thể.
  • Các triệu chứng không phải là sự đau buồn do tang tóc.

Điều trị hiệu quả Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Giai đoạn hưng cảm

- Đơn trị liệu: Trong trường hợp hưng cảm chỉ ở mức nhẹ đến trung bình.

Các thuốc chỉnh khí sắc: bác sĩ có thể lựa chon cho bạn một trong các thuốc sau.

  • Valproate: depakin 200-600mg/ngày hoặc
  • Carbamazepine: 200-600mg/ngày
Điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Ảnh minh họa

Các thuốc chống loạn thần: chọn một trong các thuốc sau:

  • Olanzapine: 20-30mg/ngày
  • Chlorpromazine: 200-400mg/ngày
  • Haloperidone: 10-20mg/ngày
  • Risperidone: 2-6mg/ngày
  • Amisulpride: 400-800mg/ngày.

- Đa trị liệu: Trong trường hợp hưng cảm mức độ nặng hoặc có biểu hiện loạn thần.

Có thể phối hợp thuốc chống co giật (valproate,carbamazepam) với thuốc chống loạn thần.

Giai đoạn trầm cảm

Có thể phối hợp thuốc chống co giật, thuốc chống loạn thần không điển hình với thuốc chống trầm cảm.
Điều trị cụ thể: chọn một trong các thuốc sau:

  • Lamotrigine: 200-400mg/ngày
  • Valproate: depakin 200-400mg/ngày
  • Carbamazepine: 200-400mg/ngày

Phối hợp với các thuốc chống loạn thần:

  • Quetiapine: 100-300mg/ngày hoặc
  • Olanzapine: 10-30mg/ngày.

Phối hợp với các thuốc chống trầm cảm:

  • Amitriptylin: 50-100mg/ngày
  • Sertaline: 50-100mg/ngày
  • Mirtazapine: 30-60mg/ngày.

Trong trường hợp trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát mãnh liệt hoặc không đáp ứng trị liệu, cần nhập viện điều trị nội trú và sử dụng liệu pháp sốc điện kết hợp sẽ cho kết quả tốt...

Phương pháp phòng ngừa Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Phương pháp phòng rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Ảnh minh họa

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực cần điều trị dự phòng tái cơn. Cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, công tác, nghỉ ngơi của người bệnh, đặc biệt tránh căng thẳng về cảm xúc.
Phát hiện và Gọi bác sĩ Tâm Thần Kinh để được tư vấn điều trị sớm ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên: rối loạn giấc ngủ, tăng hoạt động, tăng nhu cầu giao tiếp, tăng sức mạnh và nghị lực rõ rệt so với trạng thái thông thường. Giáo dục cho gia đình và bệnh nhân hiểu biết, quan tâm về tầm quan trọng của điều trị thuốc lâu dài rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

(Nguồn Sức khỏe đời sống, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Tràn dịch màng tinh là tình trạng bìu trở nên sưng, viêm do ứ đọng các dịch quanh tinh hoàn. Đây là nguyên nhân thường gặp gây nên sưng quanh tinh hoàn ở những người đàn ông lớn tuổi, dù nó có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào và đôi khi kèm theo chấn
  • 28-05-2018
    Hội chứng gan thận là một nhóm các triệu chứng do suy thận bắt đầu ở những người có bệnh gan tiến triển. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh xơ gan và có thể đe dọa đến tính mạng.nNhững ai thường mắc hội chứng gan thận?
  • 18-09-2018

    Rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng ở đối tượng lao động trí óc. Người bị rối loạn tiền đình do thiếu máu não có nguy cơ đột quỵ cao. Rối loạn tiền đình là bệnh lý và rất hay tái phát, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Có hai

  • 26-03-2019

    Khoảng 2-3 ngày sau sinh, vài phụ nữ bắt đầu cảm thấy lo âu, buồn bã. Họ dễ dàng nổi giận với đứa con mới sinh, chồng, và những đứa con khác. Họ còn có thể:

  • 28-05-2018
    Theo tổ chức Y tế thế giới, đẻ non là một cuộc chuyển dạ xảy từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
  • 28-05-2018
    Tinh dịch có máu, còn gọi là chứng haematospermia, có thể xảy ra đối với nam giới mọi lứa tuổi sau thời kì dậy thì. Nó thường gặp nhất ở nam giới từ 30 đến 40 và trên 50 tuổi mắc tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH). Đa số các trường hợp sẽ tự khỏi